Hiện nay khá nhiều iPhone hay iPad cũ được bán trên thị trường gặp hiện tượng iCloud ẩn và không ít người dùng đã mua phải những sản phẩm này. Vậy iCloud ẩn là gì?
iCloud là gì?
Trước tiên bạn cần hiểu iCloud là gì? Apple dùng tài khoản iCloud để xác nhận quyền sở hữu của một người dùng đối với chiếc iPhone của họ. Kể từ khi hệ điều hành iOS 7 ra mắt, Apple đã tích hợp thêm chế độ Activation Lock vào tính năng Find My Phone giúp người dùng khóa iCloud từ xa để vô hiệu hóa máy khi bị đánh cắp.
Tính năng Activation Lock nhằm tăng tính bảo mật cho thiết bị iDevice
Điều này còn có nghĩa rằng nếu bị mất cắp iPhone, người dùng chỉ cần vào trang web iCloud.com để xóa sạch thiết bị của mình, sau đó toàn bộ dữ liệu trên máy sẽ bị xóa sạch và máy sẽ bị khóa lại cho đến khi nhập đúng tài khoản iCloud.
Tính năng này giúp hạn chế số lượng trộm cắp iPhone, tuy nhiên gần đây, các Hacker đã tìm ra cách bẻ khóa iCloud bằng cách tạo máy chủ giả mạo Apple để ẩn iCloud và dùng công cụ đoán mã pin để mở khóa cho máy.
iCloud ẩn là gì?
iCloud ẩn trông “có vẻ” giống và sử dụng như iCloud thông thường, vẫn có thể sử dụng bình thường, thậm chí đăng nhập tài khoản iCloud mới và nâng cấp phần mềm.
Tuy nhiên, máy dính iCloud ẩn vẫn lưu tình trạng khóa kích hoạt (không cho phép máy sao lưu đặt lại) trên máy chủ của Apple, chính vì vậy khi người dùng chọn “restore” hoặc “reset all setting” iPhone sẽ truy nhập thông tin về máy chủ Apple và thiết bị sẽ trở lại tình trạng chờ kích hoạt cho đến khi nhập đúng tài khoản iCloud cũ.
Điều này đồng nghĩa với việc chiếc iPhone ẩn iCloud sẽ không thể sử dụng và đây là thiệt thòi lớn cho người dùng không may mua trúng các sản phẩm này.
Cách tránh mua phải thiết bị dính iCloud ẩn
Khách hàng cần tránh mua các thiết bị của Apple có nguồn gốc không rõ ràng và ở những cửa hàng kém uy tín. Ngoài ra khi mua các sản phẩm iDevice, bạn cũng có thể restore máy hoặc đặt lại cài đặt ban đầu ngay tại cửa hàng.
Nếu máy vẫn có thể active bằng tài khoản của bạn và sử dụng bình thường, thiết bị đó không bị ẩn iCloud.
Người dùng mua iPhone cũ, trôi nổi sẽ gặp một số rủi ro nhất định
Một cách đơn giản hơn, Apple đã chính thức cung cấp một trang web dùng để kiểm tra máy có dính Activation Lock hay không. Cách sử dụng trang web này khá đơn giản và bất cứ ai cũng có thể kiểm tra thiết bị mình định mua dễ dàng.
Sau đó, nhập IMEI hoặc số Serial của thiết bị muốn kiểm tra vào khung trống (IMEI và số Serial của thiết bị có thể kiểm tra bằng cách vào Settings > General Setting > About hoặc Cài đặt > Cài đặt chung > Giới thiệu) và nhập đoạn mã captcha (mã chữ và số), sau đó bấm Continue để kiểm tra.
Nhập thông tin máy để kiểm tra tình trạng máy
Nếu tình trạng là Tắt nghĩa là chiếc máy chưa bị khóa iCloud và người dùng có thể hoàn toàn yên tâm đăng nhập tài khoản mới để sử dụng.
Còn nếu tình trạng là Bật, thì có nghĩa là máy đã bị khóa iCloud (Find My iPhone đang bật) và cần liên hệ chủ cũ để tắt đi.
Máy đã bị khóa kích hoạt
Máy chưa bị khóa kích hoạt
Để đảm bảo, khách hàng nên mua các thiết bị iPhone, iPad hàng chính hãng hoặc các cửa hàng lớn, uy tín để đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm mình muốn mua.