Hướng dẫn chơi chắn

Video dạy đánh chắn

I. BỘ BÀI

Bộ bài chắn gồm 25 quân bài dưới đây, mỗi quân bài có 4 lá giống nhau, như vậy tổng cộng là 100 lá bài.

Hình ảnh bộ bài chắn

II. CHIA BÀI, BỐC NỌC, BỐC CÁI

2 đến 4 người chơi ngồi vòng tròn trên chiếu, mỗi người được chia 19 lá bài. Những lá còn lại đặt giữa chiếu gọi là Nọc.

Cách chia: 2 người cùng chia (2 người thua ván trước nếu chơi 3 người, hoặc 2 người không chéo cánh với người ù ván trước nếu chơi 4 người). Mỗi người lấy khoảng 1 nửa bộ bài, chia rải đều, úp mặt thành 5 phần (2 người chia làm 10 phần), sẽ thừa từ 0 đến 5 quân. Khi chia xong, lấy 5 phần này bỏ vào 5 phần kia thành 5 phần chung. 5 lá thừa được đưa cho người thắng ván trước để chọn nọc

Chọn nọc, bốc cái: Người thắng ván trước bỏ 5 lá thừa vào 1 phần bài bất kỳ để làm nọc. Rồi rút ngẫu nhiên 1 quân trong nọc, lật ngửa vào 1 phần bài bất kỳ trong 4 phần còn lại – phần này gọi là bài cái, quân lật ngửa gọi là Cái

Việc bốc cái là để xác định ai được phần bài nào và ai là người đánh đầu tiên trong ván:

Từ quân cái, xác định được 1 số (chi là 1, nhị là 2, tam là 3,..). Đếm từ người bốc cái là 1, lần lượt theo chiều tay phải, người tiếp theo là 2, tiếp nữa là 3,.. đến số của quân cái là người được phần bài cái và được đánh đầu.

Chẳng hạn, nếu chơi 4 người (A,B,C,D) (B và D chéo cánh), B bốc cái được quân thất vạn. Đếm B là 1, C là 2,..lần lượt sẽ là: BCDABCD, tức đến 7 (thất) sẽ là D. Vậy D được phần bài cái. Những phần bài còn lại sẽ lần lượt được đưa cho từng người: Phần ngay bên phải phần bài cái được đưa cho A – là người ngay bên phải người được bài cái (D), phần tiếp nữa đưa cho B & phần bên trái bài cái đưa cho C (C bên trái D).

Để dễ nhớ: nhị (lục) tiến, tứ (bát) tụt, tam (thất) đối. Nghĩa là, như trong trường hợp trên B bốc được thất “đối” => người “đối” với B (là D) được cái. Tương tự, nếu B bốc được nhị văn chẳng hạn, thì nhị “tiến” => người “tiến” với B (là C) được cái.

III. CHẮN, CẠ, BA ĐẦU, QUÈ:

Chắn: Là 2 quân bài giống hệt nhau. Ví dụ: 2 quân chi chi, hoặc 2 quân nhị văn

Cạ: Là 2 quân bài giống nhau về số, khác chất. Ví dụ: 2 quân [nhị vạn, nhị văn]

Ba đầu: Là 3 quân cùng số, khác chất. Vd: Ba đầu cửu là [cửu vạn, cửu văn, cửu sách]

Què: Khi lên bài (sau khi được chia), thường sẽ phải xếp lại bài cho dễ nhìn: Chọn hết các chắn xếp trước, rồi xếp cạ, ba đầu. Những quân lẻ ra gọi là quân Què, xếp ngoài cùng (Những quân này thường được ăn vào/ đánh đi để thêm chắn/ cạ => để tròn bài => ù).

IV. ĐÁNH BÀI

Theo vòng tay phải, mỗi người khi đến lượt có thể thực hiện: Đánh, Bốc Nọc, Ăn, Dưới, Chíu, Trả Cửa, Ù

Đánh: Lấy 1 quân trong bài của mình đánh ngửa xuống chiếu bên tay phải.

Chỗ ở giữa 2 người chơi cạnh nhau gọi là Cửa. Cửa bên phải của 1 người gọi là cửa chì của người đó, cửa bên trái gọi là cửa trên, bên phải là cửa dưới. (Vậy cửa trên của 1 người cũng là cửa chì của người bên trái)

Bốc Nọc: Bốc 1 lá trong Nọc đặt ngửa vào cửa chì

Ăn: Nếu quân bài dưới chiếu hợp với 1 quân nào đó trên tay thành Chắn hoặc Cạ thì có thể Ăn: Nhặt quân dưới chiếu đặt ngửa vào lòng, rồi rút quân trên tay đặt ngửa lên trên quân vừa ăn được.

Khi 1 người vừa Bốc, thì người đó được quyền ăn quân vừa bốc đó. Nếu không ăn thì hô “Dưới”, khi đó, người bên phải được quyền Ăn. (Nếu người đó cũng không ăn thì họ có thể Bốc để Ăn quân chính họ vừa bốc (hoặc lại có thể Dưới).

Chíu: Là cách ăn đặc biệt: Mình có 3 quân bài giống hệt nhau, dưới chiếu lại có 1 quân nữa cũng giống như vậy thì có thể ăn quân dưới chiếu dù quân đó được bất kỳ ai Bốc, hoặc Đánh.

(Chú ý là, Ăn thì chỉ được ăn quân mình vừa Bốc hoặc quân người cửa trên vừa Dưới, và phải tới lượt mình thì mới được ăn. Nhưng Chíu thì có thể chíu quân do bất kỳ ai bốc hoặc đánh, và chưa cần tới lượt vẫn được chíu)

Trả Cửa: Khi 1 quân được bốc hoặc đánh vào Cửa của ai đó, dù chưa đến lượt mình, mình vẫn có thể Chíu trước khi người khác ăn (Chíu ưu tiên hơn Ăn). Sau đó mình phải Trả Cửa: Đánh 1 quân thế vào chỗ quân mình vừa Chíu để ván chơi được tiếp tục bình thường.

Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn cách nhả khói chữ O mới nhất 

Ù: Mục tiêu của trò chơi là Ù – đó là khi 19 quân của mình (gồm cả những quân Ăn được) hợp với 1 quân vừa bốc từ nọc (bất kỳ ai bốc) thành 10 bộ (Chắn hoặc Cạ), trong đó có ít nhất 6 Chắn (Chíu được tính là 2 chắn)

Chú ý mục chíu ù, bạch thủ chi bên dưới.

IV. LUẬT ĐÁNH BÀI

Khi chơi, không được vi phạm các luật sau (nếu vi phạm sẽ bị phạt như trong mục tính điểm):

0. Trái vỉ: Khi ăn cạ, phải lấy quân ăn được dưới chiếu bỏ vào lòng, rồi lấy quân ăn trên tay đặt lên trên quân ăn được. Nếu lại làm ngược lại: Đặt quân ăn được lên trên quân ăn thì là trái vỉ

(A. Ràng buộc với bài trên tay)

1. Ăn treo tranh: Ăn được thành chắn nhưng lại ăn cạ

Vd: Trên tay có cửu vạn, cửu văn, ăn cửu vạn nhưng lại hạ cửu văn xuống chiếu thành cạ [cửu văn, cửu vạn] (đáng nhẽ phải hạ chắn cửu vạn)

2. Chíu được nhưng lại ăn thường

Vd: Có 3 quân cửu vạn, bốc được cửu vạn, đáng nhẽ phải chíu thì lại chỉ hạ 1 quân cửu vạn xuống để ăn thường

3. Ăn chọn cạ: Lấy 1 quân trong cạ sẵn có để ăn cạ

Vd: Có cạ [cửu vạn, cửu văn], lấy cửu vạn ăn cửu sách

Chú ý: Trường hợp có 1 cửu vạn và 2, hoặc 4 cửu văn không gọi là “có cạ” cửa vạn, văn (Vì cửu văn nằm trong chắn rồi, cửu vạn là quân lẻ). Khi đó vẫn được lấy cửu vạn ăn cửu sách

4. Ăn cạ chuyển chờ: Lấy 1 quân chờ ù để ăn cạ

Vd: Đã có >= 5 chắn, chỉ què cửu vạn, không có ba đầu. Lấy cửu vạn ăn cửu văn

Chú ý: Nếu đang chờ ù ba đầu cửu, lại lấy cửu vạn ăn cửu văn thì là phạm lỗi treo tranh (hoặc nếu cửu văn là quân bốc từ nọc ra thì là phạm lỗi bỏ ù)

5. Có chắn cấu cạ: Lấy 1 quân trong chắn sẵn có để ăn cạ

Vd: Có chắn cửu vạn, không có cửu văn, lấy cửu vạn ăn cửu văn

(B. Ràng buộc với những quân đã bỏ không ăn)

6. Bỏ chắn ăn chắn: Trước đã bỏ không ăn chắn này, giờ lại đòi ăn

7. Bỏ chắn ăn cạ: Lấy 1 quân – mà trước đó đã bỏ ăn chắn – để ăn cạ

8. Bỏ cạ ăn cạ: Lấy 1 quân – mà trước đó đã bỏ ăn cạ – để ăn cạ.

9. Bỏ chắn đánh chắn: Bỏ không ăn 1 con sau lại đánh đúng con đó

Vd: Trước đã bỏ không ăn cửu vạn, nếu sau đó lại:

Lấy cửu vạn ăn cửu vạn => lỗi 6

Lấy cửu vạn ăn cửu văn => lỗi 7

Lấy cửu văn ăn cửu sách => lỗi 8

Đánh cửu vạn đi => lỗi 9

(Chú ý: Được lấy cửu văn/ sách để ăn chắn – tức được bỏ cạ ăn chắn)

(C. Ràng buộc với những quân đã đánh)

10. Đánh cạ ăn cạ: Đã đánh cả 1 cạ (2 quân) đi thì không được ăn bất kỳ cạ nào nữa

Vd: Nếu đã đánh cạ [cửu vạn, văn], sau lại ăn cạ [tam văn, tam sách]

11. Xé cạ ăn cạ: Đã đánh 1 quân, sau không được dùng quân hàng đó để ăn cạ

Vd: Đã đánh cửu vạn, sau lại lấy cửu văn ăn cửu sách

12. Đánh 1 quân rồi sau lại ăn đúng quân đó

13. Đánh đôi chắn đi

Vd: Đánh cửu vạn, sau lại đánh tiếp 1 quân cửu vạn nữa

(D. Ràng buộc với những quân đã ăn)

14. Ăn 1 con rồi sau lại đánh đúng con đó

15. Ăn cạ rồi lại ăn chắn cùng hàng

Vd: Đã lấy cửu văn ăn cửu vạn, sau lại ăn chắn cửu (bất kỳ cửu gì)

16. Đánh cạ khi đẵ ăn cạ

Vd: Đã đánh cả tam văn, tam sách đi (đánh cạ), sau đó lại lấy cửu vạn ăn cửu sách (ăn cạ)

17. Ăn cạ đánh con cùng hàng

Vd: Đã lấy cửu vạn, ăn cửu văn, sau lại đánh cửu sách đi

V. CƯỚC XƯỚNG

Cước:

Khi Ù, nếu bài ù có những điểm đặc biệt thì sẽ được ăn thêm tiền. Điểm đặc biệt ấy gọi là Cước, chẳng hạn bài toàn quân đen thì gọi là cước Bạch Định.

Chắn (bí tứ) có những cước sau:

1. Xuông: Bài ù không có gì đặc biệt (không có cước nào) thì gọi là ù xuông. Tùy theo quy định của làng (tập thể những người chơi gọi là làng), có thể cho phép ù xuông hay không.

2. Thông: Nếu ván trước ù và xướng đúng, hoặc ván trước treo tranh, ván sau cũng ù thì ván sau được hô cước thông (nếu hòa, xướng sai, bỏ ù, ù báo hoặc ù láo thì ván sau không được hô thông)

Tham Khảo Thêm:  Tài Liệu Học Đàn Organ Đệm Hát

3. Chì: Nếu ù quân ở cửa chì (do mình bốc, hoặc do người khác chíu rồi trả cửa, rồi mình chíu ù)

4. Phá thiên: Lên bài không có chắn nào, thế mà sau đó vẫn ù được thì gọi là ù Phá thiên.

5. Thiên Ù: Người có cái (được chia 20 quân) tròn bài, ù luôn thì gọi là thiên ù

6. Địa Ù: Ù khi chưa qua cửa chì.

Giải thích: + Có thể ù quân bốc nọc đầu tiên, cũng có thể ù khi nọc chưa được bốc phát nào (địa chíu ù)

+ Nếu đã qua lượt mình (qua cửa chì) mới ù thì không phải địa ù. Tuy nhiên có thể lên bài mình chưa chờ ù, nhưng khi chưa đến lượt mình, mình lại chíu được 1 phát rồi chờ ù. Sau đó mình ù khi vẫn chưa qua cửa chì thì vẫn là địa ù

7. Chíu: Nếu trong ván mình đã chíu 2 phát thì khi ù được hô “2 chíu”

8. Chíu Ù: Chíu mà tròn bài, ù luôn thì là chíu ù. Bình thường chỉ được phép ù quân bốc từ nọc lên. Riêng chíu ù thì có thể ù quân người khác đánh/ hoặc trả cửa

Chú ý: Nếu chíu ù luôn thì là chíu ù, không được tính con chíu đó vào để hô “có chíu”

9. Ăn bòn; 2 ăn bòn: Đã có sẵn chắn (cửu vạn chẳng hạn), tách 1 quân ra để ăn chắn, sau lại lấy quân còn lại ăn chắn tiếp (=> ăn được 2 chắn cửu vạn). Cách ăn đó gọi là ăn bòn.

Nếu trong ván mình ăn bòn 2 phát thì hô “2 bòn”

10. Ù bòn: Khi bốc được 1 quân mà mình có thể ăn bòn, nhưng lại tròn bài, ù luôn thì là ù bòn (và không được đếm vào số bòn mình ăn)

11. Thiên khai: Trên tay có 4 quân giống nhau gọi là có thiên khai (Có thể có 0,1,2,3,4, thậm chí 5 thiên khai khi ù.:D Có bác nào được cước “Thông thiên ù thập thành 5 thiên khai 4 lèo” chưa nhỉ)

12. Thập thành: Bài ù có 10 chắn

13. Bạch định: Bài ù toàn quân đen

(Trong bí tứ có 20 quân đỏ: bát vạn, bát sách, cửu vạn, cửu sách, chi chi. 80 quân còn lại là đen)

14. Tám đỏ: Bài ù có đúng 8 quân đỏ

15. Lèo: Có cả cửu vạn, bát sách, chi chi thì gọi là có lèo. (Có thể có tối đa 4 lèo)

16. Tôm: Có cả tam vạn, tam sách, thất văn thì là có tôm.

17. Bạch thủ: Nếu thiên ù bạch thủ thì là có 6 chắn, 4 cạ

Còn nếu không phải thiên ù thì phải có 5 chắn, 4 cạ, không có ba đầu (què 1 quân), và thêm cả quân ù vào là vừa tròn 6 chắn

18. Bạch thủ chi: Điều kiện như trường hợp Bạch thủ, với quân ù là chi chi

Chú ý: + Nếu là bạch thủ chi mà hô “bạch thủ” thì vẫn là hô sai

+ Ù chi chỉ được phép ù bạch thủ chi (nếu đang có > 5 chắn, lẻ quân chi mà làng bốc lên chi thì cũng không được ù)

19. Kính tứ chi: Bài ù có đúng 4 quân chi là đỏ

20. Hoa rơi cửa phật: Bài của mình dưới chiếu có >=1 quân ngũ vạn (hình ngôi chùa), chì bạch thủ nhị vạn (hình hoa đào)

Giải thích: “Bài của mình dưới chiếu có >=1 quân ngũ vạn” nghĩa là mình đã ăn chắn ngũ vạn, hoặc chíu ngũ vạn

21. Đồng tử hái hoa: Bài của dưới chiếu có bát văn (đồng tử), chì bạch thủ nhị vạn (hình hoa).

22. Cá lội sân đình: Giống hoa rơi cửa phật, thay nhị vạn bằng bát vạn. Nghĩa là, bài của mình dưới chiếu có >=1 quân ngũ vạn (đình), chì bạch thủ bát vạn (hình con cá)

23. Cá nhảy đầu thuyền: Bài của mình dưới chiếu có ngũ sách (thuyền), chì bạch thủ bát vạn (hình con cá).

24. Ngư ông bắt cá: Trên tay có chi chi (2 chi) và 2 ngũ thuyền, chì bạch thủ bát vạn (hình con cá)

Chú ý:

+ Nếu xướng cước hoa/ hoặc nhà/ cá lại xướng cả chì và/ hoặc bạch thủ thì là xướng sai. Tuy nhiên, nếu xướng chì và/ hoặc bạch thủ mà không xướng hoa/nhà/cá thì vẫn coi là xướng đúng (nhưng tất nhiên không được tính tiền cước hoa/nhà/cá)

+ Có nơi chơi thêm luật: Khi chia bài không có chắn nào thì có thể hạ xuống tính là ù xuông hoặc tiếp tục chơi, nhưng nếu ù được (ăn được 6 chắn và ù) thì được tính bằng tám đỏ lèo hoặc thập thành ==

Giải thích: Giống hoa rơi cửa phật, nhưng thay “chì bạch thủ nhị hoa đào” bằng “chì bạch thủ bát cá”.

25. Nhà lầu xe hơi hoa rơi cửa phật: Có sẵn chắn ngũ vạn (nhà lầu), chắn tứ vạn (hình cái xe), chì bạch thủ nhị vạn (hoa đào)

Tham Khảo Thêm:  Xolac TV - Cập Nhật Tỷ Lệ Kèo Bóng Đá Trực Tuyến

Giải thích: “Có sẵn” nghĩa là không phải do ăn được mà có (chia bài đã có sẵn trên tay chắn ngũ vạn, chắn tứ vạn)

Xướng:

Khi ù, mình phải đọc tên các Cước mình có. Việc đọc này gọi là Xướng. Nếu xướng thừa (sai) Cước mình không có thì sẽ bị đền tiền, xướng thiếu thì chỉ được ăn phần tiền tương ứng với những cước mình xướng.

Các cước xướng cũng cần theo 1 thứ tự logic:

+ Thông, chì hô trước,

+ Ù “kiểu gì”: Thiên ù, địa ù, chíu ù, ù bòn hô tiếp theo. Chỉ hô 1 từ “ù”, chẳng hạn nếu vừa địa ù, vùa chíu ù thì hô “địa chíu ù”,

+ Ù “có gì”: Có tôm, có lèo, có chíu, có thiên khai, có ăn bòn hô sau cùng

Tuy nhiên, thường làng không bắt lỗi hô không đúng thứ tự (khác với trong trò tổ tôm, các cụ bắt hô phải đúng thứ tự, có vần, có điệu! (có) Kinh!)

VI. TÍNH ĐIỂM

Điểm, Dịch

Mỗi cước được quy định tương ứng với số Điểm và số Dịch

Khi ù (xướng đúng), dựa vào các cước xướng sẽ tính ra số điểm tổng, nhân tổng này với số tiền cho mỗi điểm sẽ ra số tiền mỗi người thua phải mất cho người ù

Điểm tổng được tính như sau:

+ Nếu chỉ xướng 1 cước thì điểm tổng = Điểm của cước đó

+ Nếu xướng nhiều cước thì điểm tổng = Điểm của cước có điểm lớn nhất + tổng số Dịch của các cước còn lại

Cước

Điểm

Dịch

Xuông

2

0

Thông

3

1

Chì

3

1

Phá thiên

12

9

Thiên ù

3

1

Địa ù

3

1

Chíu

3

1

Chíu ù

4

1

Bòn

3

1

Ù bòn

4

1

Thiên khai

3

1

Thập thành

12

9

Tám đỏ

8

5

Lèo

5

2

Tôm

4

1

Bạch định

7

4

Bạch thủ

4

1

Bạch thủ chi

6

3

Kính tứ chi

12

9

Hoa rơi cửa phật

20

17

Đồng tử hái hoa

20

17

Cá lội sân đình

20

17

Cá nhảy đầu thuyền

20

17

Ngư ông bắt cá

30

0

Nhà lầu xe hơi hoa rơi cửa phật

30

0

VII. ĂN TIỀN, BÁO

Nghỉ ăn tiền

Khi ù, người ù phải hạ bài cho làng kiểm tra.

Nếu làng phát hiện ra người ù đã phạm lỗi một trong những lỗi sau thì người ù không được ăn tiền:

“Ăn treo tranh”, “trái vỉ”, “chíu được nhưng lại ăn thường”, “bỏ ù” (trước đó có thể ù 1 quân nào đó nhưng lại không ù, sau mới ù quân khác).

Ù láo, ù báo

Chưa ù mà đã hô ù thì là ù láo

Ù, nhưng trước đó đã phạm lỗi mà không phải là lỗi nghỉ ăn tiền ở trên thì là ù báo

Ù láo hoặc ù báo bị phạt = 8 đỏ 2 lèo. ù bạch thủ mà không hô bị đền làng

Báo

Nếu người chơi phạm một trong các lỗi loại B,C,D ở trên thì làng phát hiện ra ngay. Người đó gọi là bị báo. Khi bị báo, người này không được đánh hay ù nữa (chỉ bốc/ rồi dưới), và chờ đến khi ván kết thúc sẽ phải thay làng trả tiền cho người ù

Hy hữu:

+ người ù lại xướng sai thì (những) người báo không phải trả tiền, nhưng tiền người ù xướng sai chỉ được chia cho những người không báo

+ Có nhiều người báo trong 1 ván: Mỗi người đều mất tiền như là khi chỉ có mình nó báo. Người ù ăn cả

Xướng sai, xướng thiếu

Xướng sai (hoặc thừa) sẽ phải đền tiền cho làng: Đền cho mỗi người bằng số tiền tương ứng với cước mình xướng sai.

Xướng thiếu sẽ chỉ được ăn tiền những cước mà mình đã xướng.

Thứ tự xướng

+ Thông, chì hô trước.

+ Ù “kiểu gì”: Thiên ù, địa ù, chíu ù, ù bòn hô tiếp theo. Chỉ hô 1 từ “ù”, chẳng hạn nếu vừa địa ù, vùa chíu ù thì hô “địa chíu ù”.

+ Ù “có gì”: Có tôm, có lèo, có chíu, có thiên khai, có ăn bòn hô sau cùng.

VIII. GÀ

Nếu chơi gà thì điểm tổng được cộng thêm với số gà * số điểm cho mỗi gà (thường là 5 điểm)

Những (tổ hợp) cước sau được tính gà:

+ Ù bòn bạch thủ hoặc ù bòn bạch thủ chi.

+ Thập thành, (hoặc) kính tứ chi (tính = 8 đỏ 2 lèo).

+ Bạch định (nếu chơi gà rộng) hoặc bạch định tôm (nếu chơi gà hẹp).

+ Tám đỏ (gà rộng) hoặc tám đỏ lèo (hẹp).

+ Bạch thủ chi (có nơi không chơi cước này có gà).

+ Chì bạch thủ.

+ Chì bạch thủ chi tính gà như chì bạch thủ và bạch thủ chi.

+ Đồng tử hái hoa

+ Phá thiên

=> Nếu hô “ù bòn chì bạch thủ bạch thủ chi” thì bị trừ: 1 (ù bòn bạch thủ) + 1 (ù bòn bạch thủ chi) + 1(chì bạch thủ) + 1 (chì bạch thủ chi) + 1 (bạch thủ chi) = 5 gà!

Hi vọng với những hướng dẫn trên có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn trong luật chắn.

Trân trọng.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP