Ăn mít có nóng không? Có bị nổi mụn không?

Đến nay vẫn có những quan điểm khác nhau khi giải đáp câu hỏi quả mít có tính nóng hay mát. Đông y cho rằng mít là trái cây có tính ấm, nhiều chuyên gia của y học hiện đại lại phủ nhận điều này. Nếu nói ăn mít không nóng thì vì sao có cảm giác bứt rứt, nóng nực khi ăn nhiều? Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn đầy đủ về vấn đề ăn mít có nóng người không.

Mít có phải là trái cây gây nóng?

Theo quan điểm của Đông y, trái cây có 4 thuộc tính: Nóng – ấm – mát – lạnh. Trong đó, trái cây nóng là khi ăn vào sẽ nhanh chóng sinh nhiệt và tạo cảm giác “bốc hỏa” bên trong cơ thể. Quả mít chín được Đông y xếp vào nhóm trái cây có tính ấm. Ăn mít sẽ tăng sinh nhiệt làm ấm cơ thể, chỉ gây nóng nếu ăn nhiều.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trái cây không có khái niệm nóng hay lạnh. Mít chín không có nhiệt độ cao khiến miệng hoặc cơ thể cảm thấy nóng khi ăn. Nhưng mít chín chứa nhiều đường, ăn vào sẽ làm tăng đường huyết và chuyển hóa thành năng lượng. Điều này khiến cơ thể có cảm giác bức bối, khó chịu.

Tham Khảo Thêm:  Cách trị lông nách ở tuổi dậy thì an toàn mà hiệu quả

Giải đáp ăn mít có nóng không?

Hiểu theo y học hiện đại, nhiều người cho rằng không có loại quả nào gây nóng, mít cũng vậy. Nhưng phân tích kỹ lưỡng thì trái cây chứa nhiều đường có thể gián tiếp gây nóng trong người. Khi chỉ số đường huyết tăng cao và chuyển hóa thành năng lượng, cơ thể sẽ tăng sinh nhiệt gây ra cảm giác nóng nực.

Mít có hàm lượng đường ở mức trung bình, GI bằng 50 – 60 trên thang điểm 100. Ăn nhiều mít có thể làm tăng đường huyết khiến người ăn thấy nóng. Ngoài ra, tăng lượng đường trong máu còn tạo điều kiện phát triển vi khuẩn gây bệnh ngoài ra. Điều này dễ khiến da bị mụn nhọt, ngứa ngáy mà mọi người vẫn hiểu nhầm là do nóng quá nên phát ban, nổi mề đay.

Ăn mít như thế nào để không bị nóng?

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 400 – 500g trái cây chín và kết hợp đa dạng các loại quả. Đối với mít chín, bạn ăn 100g mỗi ngày (khoảng 4 – 5 múi) là đủ. Người có tiền sử bệnh tiểu đường, dễ bị mọc mụn hoặc đang bị bệnh ngoài da không nên ăn nhiều mít. Khẩu phần ăn mít hoặc các loại trái cây ngọt khác không vượt quá 50% tổng khẩu phần ăn.

Sau khi ăn mít hoặc hoa quả ngọt, bạn nên uống nhiều nước hơn thông thường. Kết hợp uống trà thảo mộc giải nhiệt, rau xanh, trái cây thanh mát để trung hòa đường huyết và giảm tình trạng nóng trong người. Không nên ăn mít cùng lúc với các trái cây nhiều đường khác như nhãn, vải, sầu riêng, xoài… Nếu thấy cảm giác nóng trong người thì ngừng ăn mít.

Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn cách sử dụng mỡ trăn để triệt lông tại nhà

Ăn mít đúng cách có lợi gì cho sức khỏe?

Biết cách ăn khoa học, bạn không còn lo ngại ăn mít có nóng không. Mít chín cũng là một loại trái cây bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe nếu bạn ăn đúng cách. Duy trì thói quen ăn 4 – 5 múi mít mỗi ngày sẽ mang tới nhiều lợi ích.

Tăng khả năng hấp thụ sắt

Theo các nhà khoa học, Vitamin C giúp tăng hấp thụ sắt. Một bữa ăn được cung cấp 100g vitamin C sẽ tăng khả năng hấp thụ sắt lên 67%. Trong 100g mít chín chứa 13.7g vitamin C sẽ thúc đẩy cơ thể hấp thụ sắt, đảm bảo lưu lượng máu tuần hoàn. Ăn mít chín giúp cơ thể phòng ngừa thiếu sắt, thiếu máu.

Cải thiện hệ miễn dịch

Vitamin C cũng có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch. Vitamin C tăng cường chức năng của tế bào, đặc biệt là tế bào miễn dịch lympho T. Vitamin C thúc đẩy sản sinh interferon có khả năng ức chế sự tổng hợp của virus mới, chống lại tác nhân gây bệnh. Vì vậy ăn mít sẽ giúp cơ thể nâng cao miễn dịch.

Hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn

Trong 100g mít chứa 2.5g chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Chất xơ giúp cho nhu động ruột co bóp dễ dàng, làm mềm phân và đẩy phân ra ngoài. Ăn 100g mít mỗi ngày sẽ thúc đẩy đi đại tiện, ngăn ngừa táo bón. Chất xơ cũng làm thức ăn để nuôi các vi khuẩn có lợi, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Tham Khảo Thêm:  Vi kim tảo biển là gì? Vi kim tảo biển có tác dụng gì với làn da?

Bổ sung năng lượng cho cơ thể

Không còn phân vân ăn mít có nóng không, bạn chỉ cần ăn 4 – 5 múi mít sẽ nạp thêm năng lượng cho cơ thể mà không sợ nóng. Trong 100g mít chứa 96 calo, 24g bột đường, 1.5g protein và các khoáng chất khác. Năng lượng giữ cho cơ thể khỏe mạnh, duy trì hoạt động trong ngày và tăng cường đề kháng.

Phòng ngừa tế bào gây ung thư

Theo nghiên cứu khoa học, mít chứa các chất chống oxy hóa: Lignans, isoflavones, saponins. Chúng có tác dụng ngăn chặn và loại bỏ tế bào gây ung thư nhờ khả năng ức chế sự hình thành, phát triển của gốc tự do. Các chất chống oxy hóa cũng làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào, ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do gây ra.

Cung cấp canxi tốt cho xương khớp

Thống kê trong 100g mít chín chứa 34mg canxi, 37mg magie, 21mg photpho. Canxi có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xương. Magie và photpho tham gia vào tổng hợp, hấp thụ canxi. Thường xuyên ăn mít giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ tăng chiều cao ở người trẻ và ngăn ngừa loãng xương ở người trưởng thành.

Bài viết đã phân tích và giải đáp chi tiết cho câu hỏi ăn mít có nóng không. Ăn một vài múi mít mỗi ngày không lo bị nóng. Nếu lo ngại ăn nhiều gây nóng trong người, bạn tăng cường uống nước lọc hoặc có thể uống trà thảo mộc để giải nhiệt. Mong rằng những giải đáp ăn mít có nóng ko sẽ giúp bạn biết cách ăn mít mà không bị nóng.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Vinmec, Vnexpress

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP