I. Cách làm ngon nhất cho món giấm tỏi ớt tươi ngâm giòn không nổi váng
1. Nguyên liệu
Nhiều chị em khi thực hiện làm dấm tỏi ớt không đúng cách nên thường gặp tình trạng nổi váng, thành phẩm không được giòn.Tỏi ngâm bị xanh thật ra không gây độc cho cơ thể. Tuy nhiên, chất lượng tỏi và lợi ích với sức khỏe sẽ bị giảm đi nhiều so với tỏi ngâm đúng cách. Hôm nay, chúng mình sẽ gợi ý cách làm tỏi ngâm trắng giòn mà không bị xanh. Cùng theo dõi nhé.
Xem thêm: Cách nấu canh chua cá lóc thơm ngon
Để món giấm tỏi ớt thành phẩm đảm bảo chất lượng, bạn cần chú trọng khâu chuẩn bị nguyên liệu.
Nguyên liệu cơ bản làm giấm tỏi ớt gồm:
- Tỏi: 500 gram
- Ớt tươi: 50 gram
- Giấm gạo: 400 ml
- Gia vị: đường, muối, phèn chua
- Lọ thủy tinh có nắp đậy
Lưu ý: Bạn có thể tăng giảm lượng đường, giấm để thành phẩm có được hương vị chua ngọt theo khẩu vị. Bên cạnh đó, bạn có thể giữ nguyên tỏi ớt khi ngâm mà không cắt lát. Tuy nhiên, thời gian chờ giấm tỏi ớt chua sẽ kéo dài hơn.
2. Cách làm dấm ngâm tỏi ớt giòn ngon để được lâu không bị xanh
a) Các bước sơ chế tỏi, ớt và xử lý phèn
- Tỏi bạn thực hiện bóc vỏ, rửa sạch và cắt lát mỏng để tỏi nhanh ngấm gia vị và nhanh chua hơn. Bạn có thể để nguyên cả tép tỏi nếu muốn giấm tỏi ớt khi ăn sẽ giòn. Chuẩn bị thau nước đun sôi để nguôi, thêm 1 thìa 1 muối, ngâm tỏi qua đêm từ 8 – 10 tiếng. Bước này giúp nhanh chóng loại bỏ bớt nhựa trong tỏi, giúp tỏi được trắng hơn, không bị khú khi ngâm.
- Ớt đem bỏ cuống, rửa sạch, để ráo nước. Thực hiện cắt lát mỏng hoặc để nguyên trái ớt đem ngâm tùy sở thích.
- Cho 1 thìa phèn chua vào nồi cùng nước sạch, bắc lên bếp đun sôi. Đun tới khi phèn chua tan hết, bạn cho tỏi vào nồi chần sơ qua trong 10 – 15 giây. Vớt tỏi ra ngâm vào thau nước đá lạnh.
- Tỏi sau khi ngâm bạn để cho thật khô, phơi từ 2 – 3 tiếng cho ráo nước. Cách này giúp tỏi thành phẩm khi ngâm không bị xanh.
b) Cách làm dấm phèn chua ngâm tỏi ớt
- Thực hiện cho khoảng 400 ml nước lọc cùng 400 ml giấm gạo, 2 thìa đường, 1 thìa muối. Đun sôi hỗn hợp này cho tan hết, giấm bay bớt mùi thì tắt bếp và để nguội hỗn hợp.
- Bạn thực hiện xếp tỏi, ớt vào lọ thủy tinh có nắp đã chuẩn bị trước. Đổ hỗn hợp giấm tỏi vào sao cho ngập bề mặt lọ. Đậy nắp thật kín và đặt ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Để hỗn hợp khoảng 3 – 5 ngày là dùng được.
Xem thêm: Bí quyết nấu canh chua măng cá bớp với lá giang cho bữa cơm nhà chuẩn vị
c) Yêu cầu thành phẩm để món ăn đạt chuẩn
Giấm tỏi ớt thành phẩm cần có màu trắng đẹp, bắt mắt không bị váng xanh. Hương vị giấm chua cay giòn giòn, dậy mùi thơm tỏi rất đặc trưng. Giấm ăn kèm giúp kích thích độ ngon các món ăn hũ tiếu, phở, bún,… Phở khi ăn không thể thiếu các lát tỏi ngâm giúp dậy hương thơm, kích thích độ ngon miệng cho món ăn.
II. Cách làm dấm măng ngâm tỏi ớt để được lâu tại nhà
1. Nguyên liệu
- 1 củ măng tươi cỡ 400 – 500 gram
- 10 trái ớt sừng tươi thái lát
- 10 – 15 tép tỏi bóc vỏ, thái lát hoặc để nguyên
- 1 bình sạch có nắp đậy kín
- Giấm gạo
- Xíu muối ăn
2. Cách làm dấm ngâm măng tỏi ớt cực ngon
a) Sơ chế
- Bạn dùng dao tách hết các lớp vỏ sẫm màu bên ngoài khúc măng tươi. Sau đó, thái măng tươi thành các lát mỏng vừa ăn, cho vào thau nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Thái lát 1 trái ớt tươi cho vào thau măng ngâm cùng để tăng hiệu quả thải độc trong măng.
- Đổ toàn bộ phần măng ngâm nước muối vào nồi, bắc lên bếp, đun cho sôi. Khi nước muối sôi, hạ lửa vừa, chần măng khoảng 5 phút thì tắt bếp. Bước này giúp khử bớt vị đắng của măng.
- Rửa măng bằng nước sạch 3 – 4 lần, rồi vớt ra rổ, để ráo nước.
b) Các bước làm dấm măng tỏi ớt ngâm để được lâu
- Măng ráo nước hoàn toàn thì rải thành một lớp vừa phải vào đầy 1/5 hũ ngâm. Tiếp theo, rải bên trên một lớp tỏi và ớt thái lát. Liên tiếp xen kẽ các lớp măng tươi và tỏi ớt cho đến khi gần đầy hũ. Lưu ý rải lớp trên cùng là tỏi nhé.
- Chế giấm vào hũ cho đến khi ngập hết nguyên liệu là được. Thêm ít muối vào hũ, đậy nắp kín lại.
- Ngâm dấm măng tỏi ớt 1 – 2 ngày là có thể dùng ngay được rồi.
III. Cách làm dấm tỏi ớt xay ăn phở cực ngon
1. Nguyên liệu
- 300 gram ớt tươi (bỏ cuống, rửa sạch, thấm khăn giấy ráo nước)
- 7 tép tỏi bóc vỏ
- 6 muỗng canh giấm ăn
- 1 muỗng canh đường cát trắng
- 1/2 thìa cà phê muối ăn
- 1 hũ sạch đã được tiệt trùng, có nắp đậy
2. Cách làm giấm ngâm tỏi ớt xay
- Cho giấm ăn cùng với đường, muối vào chén nhỏ, khuấy đều cho tan.
- Cho tỏi và ớt vào cối máy xay thực phẩm, xay thật nhuyễn ra. Nếu không có máy xay, bạn có thể băm nhuyễn 2 nguyên liệu này trên thớt cũng được.
- Trút toàn bộ tỏi ớt xay vào hũ sạch đã chuẩn bị. Rót nước giấm muối đường đã pha vào hũ tỏi ớt cho ngập nguyên liệu, dùng muỗng trộn đều chúng lên, đậy nắp lại thật kín. Bạn có thể cho hũ dấm tỏi ớt xay vào bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng được lâu nhé.
IV. Cách bảo quản dấm tỏi ớt tự làm để được lâu, không bị nổi váng xanh
- Trong trường hợp không có giấm gạo, bạn có thể thay thế bằng giấm hoa quả để ngâm tỏi.
- Tuyệt đối không chần tỏi trong nước phèn chua quá lâu. Chúng khiến tỏi mềm nhũn, ăn mất đi vị giòn. Theo đó, chỉ nên chần từ 10-15 giây.
- Nếu dùng tỏi còn ướt ngâm giấm sẽ khiến tỏi bị úng nước, nước giấm khi ngâm bị nổi váng hoặc chuyển màu xanh. Vì thế, ở công đoạn phơi bạn cần kiểm tra kỹ, đảm bảo tỏi thật ráo nước trước khi ngâm. Ớt cũng cần rửa sạch, để thật ráo bước. Nếu không muốn ăn cay nhiều, bạn có thể bỏ hạt và chỉ giữ phần thịt ớt.
Xem thêm: Bí quyết nấu canh chua măng cá bớp với lá giang cho bữa cơm nhà chuẩn vị
- Nước giấm đường trước khi ngâm với tỏi bớt cần để thật nguội. Nếu không chúng làm ảnh hưởng lớn tới độ giòn của sản phẩm.
- Tỏi ớt cần ngâm ngập nước ngâm tránh tình trạng mốc hay khú. Bạn có thể để miếng gạc hoặc túi nước trên bề mặt để tỏi không bị nổi lên trên.
- Lọ thủy tinh cần đảm bảo được vệ sinh sạch và khô ráo sẽ giúp tỏi không bị úng, bảo quản được lâu. Do đó, hãy vệ sinh lọ thủy tinh thật kỹ lưỡng để đảm bảo thành phẩm giấm được chuẩn bị nhất. Tỏi ngâm giấm nấu được bảo quản ở nhiệt độ phòng, bạn nên sử dụng chúng trong 1 tuần. Nếu được bảo quản trong tủ lạnh, chúng sẽ để được lâu hơn.
V. Cách sử dụng giấm tỏi ớt tự ngâm ăn với phở, bún ngon
- Giấm tỏi ớt thường sử dụng ăn kèm hủ tiếu, bún, phở gà truyền thống, bánh canh cua hay thịt heo luộc mềm ngon, đồ nướng đều hợp. Chỉ bằng việc sử dụng vài lát giấm tỏi, món ăn ngon của bạn chắc chắn sẽ mang vị vừa miệng hơn.
- Khi ăn, bạn sử dụng thìa hay đũa sạch lấy một lượng giấm tỏi đủ dùng ra chén. Khi không sử dụng hết, bạn không nên cho tỏi thừa vào lọ ngâm lại để tránh làm hỏng cả lọ.
- Tránh dùng giấm tỏi ớt trước bữa ăn, đặc biệt là buổi sáng bởi chúng gây viêm loét dạ dày, chướng bụng do bên trong tỏi vốn nhiều axit. Để có tác dụng tốt nhất, bạn nên dùng giấm sau bữa ăn ngay sau khi cơ thể đã đủ năng lượng.
- Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan ới mắt, dạ dày, đại tràng nên tránh sử dụng tỏi ngâm giấm. Lượng axit và vị cay có trong ớt dễ khiến tình trạng đau dạ dày thêm trầm trọng hơn.
Thành phẩm: một món ăn kèm đơn giản vừa được bạn chế biến thành công rồi đấy
Với 3 cách ngâm tỏi chua ngọt với giấm đường mà chúng mình đã hướng dẫn như trên, các bạn đã có thể tự tin làm các món muối ngâm tại nhà mà không lo bị sự cố như nổi váng, hăng mùi hay món ngâm bị đổi màu xanh nữa nhé. Còn chờ gì nữa mà không thử đi nào, chắc chắn sẽ thành công bạn nhé!