Cách lấy dị vật trong mắt ra an toàn và chăm sóc sau điều trị

Cách lấy dị vật trong mắt ra an toàn và chăm sóc sau điều trị

Nếu không may bị dị vật bay vào mắt, tùy từng trường hợp, bệnh có thể gây khó chịu hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Xử lý dị vật trong mắt cần thao tác đúng cách để tránh những biến chứng không đáng có. Vậy cách lấy dị vật trong mắt ra an toàn được thực hiện ra sao? Chăm sóc sau điều trị như thế nào?

Cách lấy dị vật trong mắt

Dị vật trong mắt là gì?

Dị vật trong mắt là tình trạng mắt có vật thể lạ bên ngoài, thường thấy như: bụi, côn trùng, hạt cát,… Dị vật có thể nằm ở giác mạc, kết mạc. Những tổn thương do dị vật gây ra thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, tình trạng này có thể gây nhiễm trùng, thậm chí ảnh hưởng đến thị lực.

Do đó cần tìm cách lấy dị vật trong mắt sớm để tránh tốn thưởng và ảnh hưởng tới thị lực.

Giác mạc (cornea) là màng trong suốt, hình chỏm cầu. Giác mạc có cấu tạo gồm 5 lớp, thực hiện chức năng bảo vệ, kiểm soát và hội tụ ánh sáng đi vào mắt. Cùng với củng mạc (tròng trắng của mắt), giác mạc giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, côn trùng và các dị vật khác, đồng thời, lọc 1 số tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời. [1]

Dị vật có thể gây trầy xước giác mạc. Tuy không phải chấn thương nghiêm trọng nhưng nếu không chữa trị sớm, vết xước có thể nhiễm trùng, phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm như [2]:

  • Trầy xước giác mạc: nếu được chăm sóc đúng cách, các vết trầy xước giác mạc sẽ hồi phục trong 48 giờ. Nếu tình trạng kéo dài, có thể gây xói mòn giác mạc.
  • Vết loét: vết xước giác mạc không lành có thể dẫn đến loét, hình thành áp xe
  • Sẹo giác mạc: có thể gây suy giảm thị lực vĩnh viễn.

Các triệu chứng của dị vật trong mắt bao gồm:

  • Mắt đỏ, cộm, đau rát hoặc kích ứng.
  • Chảy nước mắt.
  • Cảm giác khó chịu khi chớp mắt.
  • Mắt mờ hoặc thị lực bị ảnh hưởng.
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng.
  • Xuất huyết dưới kết mạc.
Tham Khảo Thêm:  Apple iPhone 13 Pro Max 2021

Hướng dẫn cách lấy dị vật trong mắt ra ngay tại nhà

1. Chớp mắt nhanh

Khi bị côn trùng, bụi hoặc 1 dị vật nhỏ khác rơi vào mắt, phản xạ tự nhiên của cơ thể là chớp mắt. Hành động này giúp loại bỏ dị vật bằng cách để nước mắt làm trôi dị vật ra ngoài. Người bệnh chớp mắt nhiều, nước mắt chảy ra liên tục, cơ hội loại bỏ dị vật càng cao.

2. Kéo mí mắt trên đặt lên mí mắt dưới

Trường hợp dị vật kẹt dưới mí mắt, đầu tiên, cần nhắm mắt lại, kéo nhẹ phần da của mí mắt trên đặt lên mí mắt dưới. Đảo tròng mắt có dị vật bay vào, động tác này có thể giúp dị vật rơi ra ngoài.

3. Rửa mắt bằng dung dịch nhỏ mắt

Dung dịch nhỏ mắt có thể giúp đẩy dị vật ra ngoài. Người bệnh có thể thực hiện bằng cách ngửa đầu ra sau rồi nhỏ từng giọt vào mắt.

4. Rửa mắt bằng nước sạch

Rửa mắt bằng nước sạch có thể làm trôi dị vật ra ngoài. Bằng cách rót đầy nước vào thau nhỏ, sau đó mở mắt và lấy tay hất nhẹ nước lên mắt. Ngoài ra, có thể mở mắt và áp mặt xuống nước.

Hướng dẫn cách lấy dị vật trong mắt ra ngay tại nhà
Người bệnh có thể dùng tăm bông ẩm để lấy dị vật ra ngoài.

Cách lấy dị vật trong mắt mi trên

Vị trí phổ biến của dị vật thường ở trong mắt mi trên. Để loại bỏ dị vật trong mắt ở vị trí này, người bệnh chỉ cần chạm 1 bên mặt có mắt vướng dị vật vào thau nước sạch. Chớp mắt liên tục để đẩy dị vật ra ngoài. Trường hợp dị vật mắc kẹt, người bệnh cần kéo mí trên và đưa mắt hướng xuống để dị vật rơi ra. [3]

Cách lấy dị vật nằm ở mi mắt dưới

  • Có thể sử dụng thau nước sạch rồi chạm 1 bên mặt có mắt vướng dị vật vào. Chớp mắt liên tục để đẩy dị vật ra ngoài.

Trường hợp dị vật có nhiều mảnh nhỏ, chẳng hạn như hạt cát. Người bệnh có thể tham khảo những cách lấy dị vật trong mắt sau:

  • Sử dụng tăm bông hoặc vải ướt, sau đó chấm nhẹ để làm sạch cát ở khu vực xung quanh mắt.
  • Ngâm bên mắt có dị vật vào trong nước và nhấp nháy mắt nhiều lần để hạt cát trôi theo nước.
  • Với trẻ em, phụ huynh nên nhỏ nước muối sinh lý vào mắt thay vì ngâm mắt. Đưa mặt trẻ ngửa lên. Giữ mí mắt mở khi bạn nhỏ nước vào mắt để hạt cát trôi đi. Cách này sẽ hiệu quả hơn nếu 1 người nhỏ nước và người còn lại mở và giữ mí mắt trẻ.
Tham Khảo Thêm:  Tổng hợp các gói cước Viettel trả trước mới nhất hiện nay
Cách lấy dị vật nằm ở mi mắt dưới
Những tổn thương do dị vật gây ra thường không quá nghiêm trọng nhưng cần được theo dõi và điều trị sớm.

Lưu ý khi lấy dị vật trong mắt

Mắt là bộ phận rất nhạy cảm trên cơ thể người, vì vậy khi thực hiện lấy dị vật, người bệnh cần hết sức chú ý [4]:

  • Rửa tay với xà phòng và nước sạch trước khi thao tác lấy dị vật. Lau khô tay để tránh vi khuẩn lây lan có thể gây nhiễm trùng mắt.
  • Sử dụng gương để xác định vị trí dị vật.
  • Tháo kính áp tròng: dị vật có thể mắc vào mặt dưới của thấu kính.
  • Tránh sử dụng các vật nhọn để lấy dị vật vì có thể làm tổn thương mắt.
  • Không dụi, chà xát hoặc tạo áp lực lên mắt.
  • Cẩn thận khi thao tác lấy dị vật trên bề mặt mắt.
  • Không cố gắng loại bỏ dị vật bằng mọi cách.

Có thể giúp người khác lấy dị vật ở mắt bằng cách:

  • Rửa tay với xà phòng hoặc nước sạch trước khi lấy dị vật.
  • Cho bệnh nhân ngồi ở khu vực có ánh sáng tốt.
  • Nhẹ nhàng kiểm tra mắt để xác định vị trí dị vật. Kéo mi dưới xuống và yêu cầu người bệnh nhìn lên. Sau đó giữ mi trên rồi yêu cầu người bệnh nhìn xuống.
  • Dùng tăm bông ẩm, miếng gạc hoặc góc khăn sạch để lấy dị vật.
  • Trường hợp dị vật nằm ở góc của mắt, có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt để làm trôi chúng ra ngoài.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Những dị vật kích thước lớn có nguy cơ gây tổn thương mắt rất cao, khi đó rất cần đến sự trợ giúp từ các nhân viên y tế. Với những trường hợp sau đây, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ:

  • Các triệu chứng đau, đỏ mắt kéo dài hơn 24 giờ.
  • Không thể loại bỏ dị vật.
  • Dị vật ở sâu trong mắt.
  • Mắt mờ hoặc có những thay đổi bất thường sau khi lấy dị vật ra ngoài.
  • Dị vật là mảnh thủy tinh hoặc hóa chất.
  • Dị vật lớn, sắt hoặc nhiều mảnh nhỏ.

Với những trường hợp kể trên, bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ tiến hành kiểm tra và điều trị bằng cách:

  • Kiểm tra thị lực.
  • Gây tê bề mặt mắt.
  • Sử dụng thuốc nhuộm huỳnh quang để làm lộ dị vật.
  • Dùng kính lúp để xác định vị trí. Sau đó sử dụng tăm bông ẩm loại bỏ dị vật.
  • Có thể rửa mắt bằng nước muối vô trùng để loại bỏ bụi bẩn.
  • Trường hợp dị vật chưa được lấy thành công, bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên khoa khác.
  • Nếu dị vật gây trầy xước giác mạc, bác sĩ sẽ kê thuốc mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Với các vết trầy xước giác mạc lớn hơn, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt chứa cyclopentolate hoặc homatropine.
  • Được chỉ định giảm đau bằng acetaminophen.
  • Chụp CT hoặc các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác nhằm xác định chính xác vị trí dị vật.
Tham Khảo Thêm:  Xuất tinh vào trong có sao không: Tôi có thể mang thai không?
chẩn đoán dị vật trong mắt
ThS.BS Phạm Huy Vũ Tùng đang kiểm tra mắt cho người bệnh.

Lưu ý tình trạng mắt sau điều trị

  • Các triệu chứng đau và chảy nước mắt vẫn còn sau khi đã lấy dị vật ra ngoài.
  • Giữ miếng dán che mắt trong 24 giờ.
  • Đeo kính 1 – 2 ngày sau điều trị.
  • Mắt mờ hoặc tầm nhìn hạn chế.
  • Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Có thể dùng thuốc giảm đau như paracetamol theo hướng dẫn trên bao bì hoặc chỉ dẫn từ bác sĩ.
  • Tái khám theo chỉ định để bệnh sớm phục hồi.

Chăm sóc và phòng ngừa dị vật trong mắt

Dị vật có thể gây cộm, đau, trầy xước các bộ phận bên trong mắt, thậm chí ảnh hưởng đến thị lực nếu không được xử lý và điều trị sớm. Do đó, cần chủ động chăm sóc và phòng ngừa dị vật bằng các biện pháp sau:

  • Tuyệt đối không lấy tay dụi mắt vì có thể gây trầy xước giác mạc.
  • Đeo kính bảo hộ khi làm việc ở những nơi nhiều bụi, chẳng hạn như xưởng gỗ. Ngoài ra, có thể đeo kính khi chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời.
  • Không sử dụng nhíp hoặc đồ dùng sắc nhọn để lấy dị vật.
  • Hạn chế đứng hoặc đi gần những nơi mài, khoan hoặc cưa gỗ.

Chuyên khoa Mắt tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ các nước Âu Mỹ, cùng đội ngũ bác sĩ giỏi, y tá có chuyên môn cao sẽ giúp điều trị, chăm sóc và bảo vệ đôi mắt của bạn.

Dị vật trong mắt nếu được lấy ra đúng cách, chăm sóc sau điều trị cẩn thận sẽ nhanh khỏi. Tuy nhiên, nếu để tình trạng bệnh diễn tiến lâu ngày hoặc dị vật lấy ra không đúng cách, nguy cơ nhiễm trùng, biến chứng, thậm chí ảnh hưởng đến thị lực rất cao.

Bài viết trên đã cung cấp những cách lấy dị vật trong mắt ra an toàn, chăm sóc sau điều trị. Do đó, khi bản thân chẳng may bị dị vật bay vào mắt, nếu không thể lấy chúng ra ngoài, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được điều trị kịp thời.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP