Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm 2a là

Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm 2a, chính là nhóm kim loại kiềm thổ trong bảng tuần hoàn hóa học. Cũng như đưa ra các dạng câu hỏi bài tập liên quan. Giúp bạn đọc củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng giải bài tập. Mời các bạn tham khảo.

Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là

A. R2O.

B. RO2.

C. RO.

D. R2O3

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Công thức chung của các oxit kim loại nhóm IIA là RO

Đáp án C

Sự biến đổi tuần hoàn một số tính chất của các nguyên tố

1. Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim

  • Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng: Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần.
  • Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng: Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm dần.
Tham Khảo Thêm:  Công thức tính công

2. Sự biến đổi một số đại lượng vật lý

  • Sự biến đổi bán kính nguyên tử khi điện tích hạt nhân tăng:

+ Trong cùng chu kỳ : bán kính giảm.

+ Trong cùng nhóm A: bán kính tăng.

  • Sự biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tố nhóm A: Khi điện tích hạt nhân tăng:

+ Trong cùng chu kỳ năng lượng ion hóa tăng.

+ Trong cùng nhóm, năng lượng ion hóa giảm.

3. Sự biến đổi độ âm điện

Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:

+ Trong cùng chu kỳ, độ âm điện tăng.

+ Trong cùng nhóm, độ âm điện giảm.

4. Sự biến đổi hóa trị của các nguyên tố

Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng, hóa trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 7, hóa trị đối với hidro giảm từ 4 đến 1.

Hóa trị đối với hidro= số thứ tự nhóm -hóa trị đối với oxi

Công thức phân tử ứng với các nhóm nguyên tố (R: là nguyên tố)

R2On: n là số thứ tự của nhóm.

RH8-n: n là số thứ tự của nhóm.

NhómIAIIAIIIAIVAVAVIAVIIAOxitR2OROR2O3RO2R2O5RO3R2O7HiđruaRH4RH3RH2RH

5. Sự biến đổi tính axit – bazo của oxit và hidroxit tương ứng

a. Trong cùng chu kỳ , khi điện tích hạt nhân tăng: tính bazo giảm, tính axit tăng.

b. Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng: tính bazo tăng, tính axit giảm.

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1: Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là

Tham Khảo Thêm:  Phân biệt tính từ trạng từ trong tiếng Anh: Cách dùng & Bài tập thực hành

A. các nguyên tố s.

B. các nguyên tố p.

C. các nguyên tố s và nguyên tố p.

D. các nguyên tố d.

Câu 2: Dãy kim loại xếp theo tính kim loại tăng dần là:

A. Al, Mg, Ca, Rb, K

B. Mg, Ca, Al, K, Rb

C. Al, Mg, Ca, K, Rb

D. Ca, Mg, Al, Rb, K

Câu 3. Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tang dần tính kim loại?

A. Li, Be, Na, K

B. Al, Na, K, Ca

C. Mg, K, Rb, Cs

D. Mg, Na, Rb, Sr

Câu 4. Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là

A. R2O.

B. RO2.

C. RO.

D. R2O3

Câu 5. Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là

A. Ca, Ba

B. Sr, K

C. Na,Ba

D. Be, Al

Câu 6. Các nguyên tố của nhóm IIA trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung nào về cấu hình electron nguyên tử, mà quyết định tính chất hóa học của nhóm?

A. Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử.

B. Số electron lớp K = 2.

C. Số lớp electron như nhau.

D. Số electron lớp ngoài cùng bằng 2.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 10, Giải bài tập Sinh học lớp 10, Giải Vở BT Sinh Học 10, Giải bài tập Sinh học 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.

Tham Khảo Thêm:  Thông tin tuyển dụng xuất khẩu lao động Nhật Bản

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP