Hạch bạch huyết là gì? Vị trí, cấu tạo, chức năng trong hệ miễn dịch

Hạch bạch huyết là gì? Vị trí, cấu tạo, chức năng trong hệ miễn dịch

Hạch bạch huyết là một phần của hệ bạch huyết trong cơ thể người, đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch giúp tìm kiếm và tiêu diệt các tế bào lạ xâm nhập, giữ cơ thể khỏe mạnh khỏi các tác nhân gây hại.

hạch bạch huyết

Hạch bạch huyết là gì?

Hạch bạch huyết (hạch lympho) là khối mô nhỏ hình hạt đậu hoặc hình trứng được bao bọc bởi một lớp vỏ mô liên kết, xuất hiện cùng các mạch bạch huyết trong cơ thể. Hạch bạch huyết là một phần của hệ thống bạch huyết, đóng vai trò như trạm gác giúp phát hiện và tấn công các kháng nguyên lạ xâm nhập đồng thời cũng sản xuất kháng thể đưa vào tuần hoàn máu. Các hạch bạch huyết nông dưới da mà chúng ta có thể sờ thấy được như ở nách, cổ, bẹn. Ngoài ra còn rất nhiều hạch ở vị trí sâu trong cơ thể như ở lồng ngực hay trong ổ bụng. (1)

vị trí hạch bạch huyết
Hệ thống hạch bạch huyết xuất hiện cùng các mạch bạch huyết bên trong cơ thể.

Thông thường, có khoảng 500-600 hạch bạch huyết ở cơ thể người trưởng thành. Các hạch bạch huyết có kích thước và hình dạng khác nhau, từ vài mm cho đến 1-2cm. Mỗi hạch bạch huyết được bao phủ bởi lớp vỏ dạng sợi. Hạch bạch huyết được chia thành vỏ ngoài và miền tủy (mô hạch) ở bên trong. Vỏ bao bọc xung quanh miền tủy trừ nơi tủy trực tiếp tiếp xúc với rốn hạch.

Hạch bạch huyết như các “chốt chặn” trong cơ thể, có vai trò lọc các chất trong dịch bạch huyết (hỗn hợp chất lỏng tiết ra từ tế bào và mô).

Công việc của một hạch bạch huyết là lọc các chất trong dịch bạch huyết dẫn tới qua bạch mạch. Dịch bạch huyết chứa protein, khoáng chất, chất béo, tế bào bạch cầu (tế bào lympho), tế bào bị tổn thương, tế bào ung thư và vi khuẩn/virus (tế bào lạ). Dịch bạch huyết chảy qua mô hạch bạch huyết, bắt đầu quá trình lọc và tái tạo dịch bạch huyết cần thiết cho cơ thể. Các tế bào miễn dịch lympho trong hạch bạch huyết kết hợp với hệ miễn dịch tấn công, phá hủy và loại bỏ chất thải, đặc biệt là các tế bào lạ, vi khuẩn… để giữ cơ thể khỏe mạnh. Chất lỏng sau khi lọc được đưa trở lại hệ tuần hoàn máu.

Khi các hạch bạch huyết sưng lên báo hiệu tình trạng nhiễm trùng hoặc cảnh báo nguy cơ ung thư. Do đó khi phát hiện các nốt sần, hạch nổi lên tại các vùng cổ, nách, bẹn, bạn nên nhanh chóng thăm khám và trao đổi trực tiếp với bác sĩ.

Hạch bạch huyết nằm ở đâu?

hạch bạch huyết nằm ở đâu
Vị trí các hạch bạch huyết ở đâu trong cơ thể người? Thông thường các hạch phân bố khắp cơ thể, tập trung nhiều ở vùng cổ, nách, bẹn.

Hạch bạch huyết là một phần của mạng lưới phức tạp hệ thống bạch huyết. Các hạch bạch huyết phân bố nhiều vùng trên cơ thể, xuất hiện tại khu vực nhiều mạch máu lớn gặp nhau (hội tụ). Ở các khu vực cổ, nách, bẹn, các hạch bạch huyết nằm sát da. Vì thế khi hạch bạch huyết các vùng này sưng lên vì nhiễm trùng, có thể dễ dàng nhìn thấy hoặc sờ thấy. Ngoài ra, hạch bạch huyết cũng có trong lồng ngực hoặc ổ bụng. Riêng ở não và tủy sống không có hệ thống hạch bạch huyết. (2)

Tham Khảo Thêm:  Vội Vàng (Xuân Diệu): Nội dung, dàn ý và cảm nhận

Cấu tạo hạch bạch huyết

Phân loại theo cấu trúc giải phẫu, hạch bạch huyết được chia thành 3 khu vực: vùng vỏ, vùng cận vỏ và vùng tủy hạch.

cấu tạo hạch bạch huyết
Cấu tạo hạch bạch huyết

Bên ngoài hạch được bao bọc bởi tổ chức liên kết dạng sợi, được gọi là vỏ xơ. Trên bề mặt vỏ xơ và mạch bạch huyết nhỏ phân bố đến. Phần lõm ở bề mặt hạch gọi là rốn hạch là nơi đi vào và đi ra của mạch bạch huyết, động mạch và tĩnh mạch. (3)

Bên trong hạch được gọi là nhu mô hạch, bao gồm:

  • Mô lưới: các tế bào hình võng liên kết thành mạng lưới tế bào.
  • Hệ thống tế bào: bao gồm các lympho bào, tương bào, đại thực bào. Có 3 loại tế bào phân bố thành 3 vùng:
    • Vùng vỏ ngoài: bao quanh miền tủy, có mật độ lympho B nhiều nhất tạo các nang bạch huyết.
    • Vùng vỏ trong: bên dưới lớp vỏ ngoài, vùng chứa hầu hết các tế bào lympho T bất hoạt, các tế bào tương bào, đại thực bào…
    • Vùng tủy: gồm các các dây tủy, tế bào plasma có nhiệm vụ tiết ra kháng thể.
  • Xoang bạch huyết (nang bạch huyết): các khoang của hạch, mỗi nang có một vùng vỏ được tạo thành từ tế bào nang B, một vùng cận vỏ tế bào T, vùng đế của nang ở miền tủy có tác dụng làm sạch hệ bạch huyết khi lưu thông qua hạch.

Chức năng hạch bạch huyết

Hạch bạch huyết có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Hệ thống bạch huyết kết hợp với hệ miễn dịch cơ thể giúp sớm tìm và tiêu diệt các tế bào lạ xâm nhập, có thể gây nguy hại đến cơ thể. Các biểu hiện bất thường của hạch bạch huyết góp phần phát hiện và chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Chức năng cụ thể của các hạch bạch huyết gồm: (4)

Lọc bạch huyết

Các tế bào ngoại lai, có nguy cơ tổn hại đến cơ thể như vi sinh vật, tế bào ung thư… đều được hạch bạch huyết giữ lại và loại thải trước khi đổ vào hệ thống tuần hoàn. Cơ chế này giúp bảo vệ cơ thể, sức khỏe khỏi các cuộc tấn công của tế bào “xấu”.

Sản xuất – biệt hóa lympho bào

Khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, ngay lập tức hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể nhận biết và sinh ra các kháng thể tương ứng nhằm kết hợp đặc hiệu với các kháng nguyên lạ đó. Lympho bào T trong hạch bạch huyết được sản xuất và biệt hóa tại các nang bạch huyết, có khả năng rời vị trí và đi tìm các kháng nguyên.

Sản xuất kháng thể

Khi nhận thấy có sự xuất hiện của các kháng nguyên xâm nhập cơ thể, lympho B được kích thích phân chia, biệt hóa thành các tế bào nhớ và tương bào. Chúng di chuyển đến tủy xương, thực hiện tổng hợp kháng thể và đổ vào các xoang bạch huyết.

Các bệnh lý hạch bạch huyết thường gặp

Sưng hạch bạch huyết

Hạch bạch huyết bị sưng to là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng, chấn thương hoặc ung thư. Hiện tượng này xảy ra do các hạch bạch huyết tăng sản xuất các tế bào miễn dịch để giữ lại, lọc và loại thải các tế bào được cho là “xấu”, đồng thời lưu giữ xác các đại thực bào và tác nhân ngoại lai. Các hạch sưng lên, có thể gây nóng, đỏ và đau. Tình trạng sưng hạch bạch huyết từng vị trí giúp định hướng các vùng bị bệnh. Ví dụ khi nổi hạch tại khu vực gần tai, sau hốc tai báo hiệu bạn bị nhiễm trùng tai hoặc do nguyên nhân cảm lạnh. Một số tình huống gây hạch to hay gặp bao gồm:

  • Nhiễm virus (thủy đậu, sởi, cúm, HIV…) hoặc vi khuẩn (liên cầu, tụ cầu, lao, giang mai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục…)
  • Ung thư: Nguồn gốc có thể bắt nguồn từ chính các hạch bạch huyết (u lympho Hodgkin, u lympho không Hodgkin,…) hoặc các tế bào máu (lơ xê mi cấp, lơ xê mi kinh xâm lấn hạch). Cũng có thể ung thư di căn hạch từ một cơ quan khác trong cơ thể. Ví dụ, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tuyến giáp, ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng… có thể di căn đến các hạch bạch huyết.
Tham Khảo Thêm:  Cuối năm 1788, Quang Trung kéo quân ra Bắc để làm gì? A. Tiêu diệt chính quyền họ Lê, thống nhất giang sơn. B. Tiêu diệ... - Hoc24
chức năng hạch bạch huyết
Chức năng hạch bạch huyết giúp phát hiện và tiêu diệt các tế bào lạ, gây nên hiện tượng sưng tấy hạch.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ khi hạch sưng tấy?

Sau khi hoàn tất quá trình loại thải các tế bào lạ xuất hiện trong cơ thể, tình trạng nhiễm trùng được cải thiện, các hạch bạch huyết sẽ trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu:

  • Xuất hiện hạch không do bệnh lý rõ ràng;
  • Kích thước hạch to lên, xuất hiện kéo dài 2-4 tuần;
  • Hạch cứng hoặc không dịch chuyển khi bạn tác động;
  • Đi kèm các triệu chứng sốt, đổ mồ hôi đêm, giảm cân đột ngột…

Khi xuất hiện các nốt hạch sưng tấy, bạn có thể gặp bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng, thực hiện cận lâm sàng để tìm kiếm nguyên nhân sưng hạch.

Như vậy, có hai bệnh cảnh chính của sưng hạch bạch huyết cần lưu ý:

Viêm hạch bạch huyết

Viêm hạch bạch huyết là hiện tượng các hạch bị nhiễm trùng khi thực hiện vai trò tiêu diệt tế bào lạ. Lúc này, virus, vi khuẩn thâm nhập hệ thống bạch huyết, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Liên cầu khuẩn hoặc tụ cầu là một trong các nguyên nhân phổ biến gây viêm hạch lympho.

Một số triệu chứng viêm hạch bạch huyết phổ biến:

  • Đau, hạch tăng kích thước nhanh;
  • Tăng nhạy cảm vùng da xung quanh hạch;
  • Có thể đi kèm với viêm mô bào, hình thành ổ áp xe, xâm lấn da tạo các lỗ rò;
  • Sốt liên tục, ớn lạnh, vã mồ hôi;
  • Suy nhược cơ thể, chán ăn;
  • Ho, đau họng, chảy nước mũi;
  • Sưng phù chân do nghẽn hạch bạch huyết.

Ai cũng có khả năng mắc viêm hạch bạch huyết. Bệnh lý này thường xảy ra khi hệ miễn dịch suy giảm. Khi mắc viêm hạch, hạch bạch huyết có thể nổi rõ hoặc không, vị trí nổi hạch cũng khác biệt phụ thuộc vào nguyên nhân bệnh. Trường hợp hạch sưng không đau có thể là dấu hiệu cảnh báo u hạch. Một số người chỉ phát hiện bị viêm hạch khi thăm khám tại các bệnh viện, cơ sở y tế.

Nếu không được phát hiện và điều trị, viêm hạch bạch huyết có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Nhiễm trùng da;
  • Viêm mô tế bào;
  • Áp xe hạch, lở loét da;
  • Nhiễm trùng huyết.

Ung thư hạch bạch huyết

Ung thư hạch bạch huyết được biết đến gồm 2 loại: Ung thư hạch bạch huyết nguyên phát và ung thư hạch bạch huyết do tế bào ác tính di căn từ nơi khác đến.

Ung thư khởi phát từ các hạch bạch huyết được gọi là ung thư hạch, bao gồm u lympho Hodgkin và u lympho không Hodgkin. Ung thư tại hạch lympho do sự phân chia mất kiểm soát của tế bào bạch cầu lympho, gây rối loạn đến hoạt động các cơ quan khác trong cơ thể. Tỷ lệ mắc u lympho ở nước ta theo tuổi là 5,2/100.000 dân. Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở các nhóm tuổi 35-40 và 50-55, tuổi trung bình 50-60 tuổi.

Tham Khảo Thêm:  Nhà Nguyễn thành lập năm nào? Vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn là ai? Nhà Nguyễn và lịch sử cai trị nước ta

Đặc biệt, hiện nay tỷ lệ gặp ở người cao tuổi có xu hướng gia tăng. Bệnh thường biểu hiện tại hạch, chiếm trên 60% trường hợp. Ngoài ra, ung thư hạch còn có thể biểu hiện ngoài hạch ở vị trí, cơ quan khác nhau trong cơ thể như da, đường tiêu hóa (dạ dày, đại trực tràng…), vòm mũi họng, lưỡi, thần kinh trung ương, hốc mắt… (5)

bệnh thường gặp ở hạch bạch huyết
Ung thư hạch bạch huyết nguyên phát do sự phân chia mất kiểm soát trong các hạch lympho

Trường hợp ung thư di căn đến hạch: Nguyên nhân do các tế bào ung thư ở cơ quan nguyên phát di căn đến. Lúc này tế bào ung thư tách khỏi khu vực khối u ban đầu, lan đến khu vực khác thông qua đường máu hoặc hệ thống bạch huyết. Khi tế bào ung thư đi qua các “chốt chặn” hạch bạch huyết, các hạch kích hoạt tăng sản sinh miễn dịch nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, các tế bào ung thư có khả năng “trốn thoát” khỏi hệ thống hạch bạch huyết của cơ thể. Chúng có thể phát triển ở các cơ quan khác nhau hình thành nên các khối u thứ phát.

Các hạch lympho bình thường có kích thước rất nhỏ và thường không phát hiện được trên lâm sàng. Tuy nhiên nếu bị nhiễm trùng hoặc ung thư, các hạch tăng nhanh kích thước. Những hạch gần bề mặt cơ thể nhìn thấy, sờ nắn được. Đối với các hạch bạch huyết nằm sâu trong cơ thể, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI)… có thể phát hiện được hạch.

Tiêu chuẩn vàng chẩn đoán ung thư ở hạch bạch huyết là sinh thiết hạch. Bác sĩ có thể bóc tách toàn bộ hạch hoặc bấm một vài mảnh vùng lõi hạch bằng kim sinh thiết để làm xét nghiệm mô bệnh học. Các mảnh sinh thiết sẽ được bác sĩ giải phẫu bệnh quan sát dưới kính hiển vi để phát hiện tế bào ung thư. Kết quả mô bệnh học có thể sẽ mô tả thêm về nguồn gốc di căn, mức độ biệt hóa và xâm lấn của tế bào ung thư.

Trong quá trình phẫu thuật cắt bỏ khối u nguyên phát, bác sĩ có thể loại bỏ các hạch bạch huyết lân cận vùng chứa khối u (nạo vét hạch vùng). Khi xác định rằng tế bào ung thư đã lây lan đến hạch bạch huyết (thường ở giai đoạn III, giai đoạn IV của bệnh), nguy cơ ung thư tái phát rất cao. Thông tin này sẽ giúp bác sĩ quyết định liệu có cần điều trị thêm hóa trị, liệu pháp miễn dịch, điều trị đích hoặc xạ trị sau khi phẫu thuật hay không.

Để đặt lịch khám, tầm soát và điều trị ung thư hạch tại khoa Ung bướu BVĐK Tâm Anh, bạn có thể liên hệ:

Không phải mọi trường hợp sưng tấy, phì đại hạch bạch huyết đều là ung thư. Tuy nhiên, chúng có thể cảnh báo cơ thể bạn đang gặp những bất ổn cần được kiểm tra và theo dõi. Vì vậy khi phát hiện các nốt sưng, sần dưới da bất thường trên đường đi của hạch, kèm các triệu chứng nghi ngờ, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám để xác định nguyên nhân và tiến hành điều trị bệnh sớm.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP