Lợi ích của việc tiêm chủng – Quy trình và một số lưu ý

Lợi ích của việc tiêm chủng - Quy trình và một số lưu ý

Tiêm chủng là một cách thức nhằm giúp con người tạo ra khả năng đáp ứng miễn dịch chống lại bệnh truyền nhiễm, thông qua vắc xin. Vắc xin sẽ kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật hoặc sự truyền nhiễm.

Với trình độ phát triển ngày càng cao của y học hiện đại, con người ý thức được sự quan trọng của việc tiêm phòng bệnh và chủ động đi tiêm chủng các loại vắc xin cần thiết đối với cơ thể. Đây là một trong những việc làm cần thiết trong quá trình chăm sóc sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Một trong những biện pháp phòng bệnh được áp dụng rộng rãi đó là tiêm chủng.

Tiêm phòng là đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật. Vắc xin giúp tăng khả năng sản sinh kháng nguyên chống lại sự hình thành, phát triển của một số bệnh. Các kháng thể này đóng vai trò vô cùng quan trọng, chúng giống như một lớp lá chắn bảo vệ sức khỏe mỗi người khỏi sự tấn công, đe dọa của vi rút gây bệnh. Nhìn chung, sau khi tiêm vắc xin, cơ thể của bạn có khả năng chống lại sự đe dọa của vi rút trong một thời gian dài. Việc tiêm chủng không bắt buộc mà dựa trên sự tự nguyện của người được tiêm.

Không thể phủ nhận rằng sự ra đời của vắc xin giúp kiểm soát tình hình bệnh tật tốt hơn, chúng ta hoàn toàn có thể phòng bệnh, ngăn ngừa quá trình lây lan của nhiều bệnh truyền nhiễm.

Tham Khảo Thêm: 

Trên thực tế, tiêm phòng vắc xin đem lại những lợi ích to lớn cho mỗi cá nhân và cả cộng đồng.

2.1. Lợi ích đối với mỗi người

Ngày nay, ngay từ khi còn nhỏ chúng ta đã được tiêm đầy đủ các loại vắc xin cần thiết. Nhờ vậy, tỷ lệ người mắc các loại bệnh như: ho gà, viêm gan B,viêm não Nhật Bản, rubella hoặc sởi, quai bị có dấu hiệu giảm mạnh. Được bảo vệ sức khỏe từ bé tới lớn, trẻ nhỏ có cơ hội phát triển toàn diện, đảm bảo sức khỏe ổn định, hạn chế nguy cơ mắc bệnh, gây ảnh hưởng tới thể chất cũng như trí não.

Không những vậy, sau khi tiến hành tiêm phòng bệnh, chúng ta thấy rõ ràng trẻ nhỏ sẽ giảm tỉ lệ đối mặt với nguy cơ bị biến chứng, dị tật hoặc tử vong. Đây là dấu hiệu cực kỳ đáng mừng.

Trẻ em ít khi phải đối mặt với biến chứng, dị tật nguy hiểm sau khi tiêm phòng vắc xin.

Nếu không may mắc bệnh, tình trạng của bạn được kiểm soát, từ đó việc điều trị trở nên dễ dàng hơn, khả năng phục hồi cao hơn. Như vậy, bạn vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí điều trị so với những người không hề tiêm phòng.

2.2. Lợi ích đối với toàn xã hội

Thực sự, việc chủ động tiêm chủng đem lại những lợi ích tuyệt vời cho cả một cộng đồng. Đầu tiên, tỷ lệ người mắc bệnh giảm đáng kể, có thể nói, chất lượng sức khỏe cộng đồng được cải thiện rõ rệt. Đồng thời, giảm khả năng lây lan bệnh trong xã hội, hạn chế nguy cơ gặp biến chứng hoặc là tử vong.

Tham Khảo Thêm:  Công thức tính độ dinh dưỡng của phân bón hay nhất – Hóa học lớp 11

Nếu như đã phòng ngừa bệnh tốt, người dân không phải tiêu tốn quá nhiều tiền bạc vào việc điều trị, chữa bệnh. Như vậy, chất lượng đời sống cũng có dấu hiệu gia tăng, không còn quá nhiều hộ nghèo, khốn đốn vì thiếu tiền điều trị bệnh.

Quy trình tiêm chủng gồm 3 phần chính.

1.Khám sàng lọc và tư vấn trước khi tiêm chủng.

2. Thực hiện tiêm chủng

3. Theo dõi sau khi chích vắc xin.

Trong đó, khám sàng lọc đóng vai trò hết sức quan trọng, bác sĩ sẽ nắm được tình trạng sức khỏe của bạn, liệu cơ thể có phù hợp với loại vắc xin đó hay không? Việc này nhằm giữ sự an toàn sức khỏe, giúp thuốc vắc xin phát huy tối đa tác dụng.

Sau khi tiêm phòng xong, chúng ta nên nán lại tại cơ sở y tế khoảng 30 phút – 60 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu như có bất cứ biểu hiện lạ nào, các tác dụng phụ nào, các bác sĩ sẽ nhanh chóng, kịp thời xử lý.

Trên thực tế, chúng ta không thể tránh khỏi một vài tác dụng phụ sau khi đi tiêm chủng.

Trong tình huống này, đầu tiên bạn hãy giữ tâm lý bình tĩnh, nhanh chóng đi tới cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng này thực sự nghiêm trọng. Chúng ta không nên tự ý xử lý, điều này có thể đe dọa tới sức khỏe và cả tính mạng của mỗi người.

Sau khi tiêm vắc xin, chúng ta có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn.

Tham Khảo Thêm:  Giải Đáp 2k11 Mấy Tuổi, Học Lớp Mấy? Giải Mã Tử Vi 2k11

Vậy sau khi tiêm phòng, bạn có nguy cơ đối mặt với tác dụng phụ như thế nào? Đa số mọi người, nhất là các em bé chỉ gặp phải những triệu chứng nhẹ và không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Đó có thể là tình trạng: sưng, đau ở quanh khu vực tiêm, sốt nhẹ, trẻ quấy khóc nhiều hơn so với bình thường.

Những vấn đề này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn( trong 72 giờ), bạn chỉ cần theo dõi, chú ý chăm sóc cẩn thận và không cần quá lo lắng.

Trong khi đó, chúng ta lưu ý 1 số triệu chứng sau tiêm chủng như: sưng, đau hoặc chỗ tiêm bị đỏ, thường sẽ có thêm triệu chứng sốt nhẹ, mệt, giảm ăn,… Đây là những triệu chứng bình thường. Tuy nhiên, nếu có triệu chứng nặng thì cần đưa đi bệnh viện để được xử lý ngay. Các triệu chứng nặng có thể kể đến như:

  • Sốc phản vệ.
  • Sốt co giật.
  • Khó thở.
  • Tím tái,…

Bài viết đã cung cấp những thông tin cực kỳ bổ ích về việc tiêm chủng đối với mọi đối tượng. Bạn nên trang bị kiến thức cơ bản trước, trong và sau khi đi tiêm phòng bệnh. Như vậy, vắc xin sẽ phát huy tới đa tác dụng, phòng bệnh tốt nhất, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho mỗi người. Có thể nói, chủ động tiêm phòng vắc xin là vô cùng cần thiết.

**Có thể bạn quan tâm:

▶ Kiểm Tra Sức Khỏe Hậu Covid -19

▶ 9 Gói Tầm Soát Sức Khỏe Gia Đình Bạn Cần Quan Tâm

Fanpage: Phòng Khám Hoàn Mỹ Sài Gòn

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP