Cầu gì cao nhất? Top những cây cầu cao nhất trên thế giới?

Cầu gì cao nhất? Top những cây cầu cao nhất trên thế giới?
Video cầu gì cao nhất?

Nhưu đã biết trên thế giới có rất nhiều các công trình vĩ đại mang tầm cỡ quốc gia, trong đó có những cây cầu dài và cao kỉ lục thế giới với chi phí xây dựng rất khủng. Vậy hãy cùng chúng tôi khám phá về tops những cây cầu cao nhất trên thế giới để biết cây cầu nào có chiều cao nhất thế giới nhé.

Cầu gì cao nhất? Top những cây cầu cao nhất trên thế giới?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Cầu gì cao nhất?

Cây cầu cao nhất thế giới là Cầu Duge (cầu Bắc Bàn Giang) – Trung Quốc: Cầu Bắc Bàn Giang là cây cầu cao nhất thế giới được ghi nhận vào năm 2021. Nó cao 565 mét so với mực nước biển và bắt qua sông Beipan. Cây cầu nối Quý Châu với Vân Nam và được hoàn thành vào năm 2016.

Cầu Bắc Bàn Giang còn được gọi là Cầu Ni Châu Hà là cây cầu dây văng dài 1.341 m gần Lục Bàn Thủy ở Trung Quốc. Tính đến năm 2016, đây là cây cầu cao nhất trên thế giới với độ cao 564 mét so với Sông Bắc Bàn, qua mặt cầu Tứ Độ, hoàn thành năm 2009 cao khoảng 495m. Cầu được thông xe vào ngày 29 tháng 12 năm 2016.

Cầu nằm ở ranh giới giữa 2 tỉnh Vân Nam và Quý Châu, và nằm trên thung lũng Sông Bắc Bàn. Cây cầu là một phần của tuyến đường cao tốc Hàng Châu-Thụy Lệ (G56) kết nối Khúc Tĩnh và Lục Bàn Thủy với nhau. Thời gian đi lại giữa 2 thành phố này sẽ được rút ngắn bởi việc xây dựng con đường này từ năm đến dưới hai giờ.

Công trình xây dựng bắt đầu vào năm 2012 với việc xây các trụ cầu. Trụ chính phía đông cao tới 269 m, phía Tây 247 m. Đường xe chạy được hỗ trợ bởi cáp dây văng và có độ cao 565 mét trên sông. Cầu có chiều dài tổng cộng là 1.341 m, nhịp chính ở giữa dài 720 m. Kinh phí tổng cộng là 1 tỉ nhân dân tệ (tương đương 150 triệu USD).

Còn ở Việt Nam trong số 10 cây cầu giữ kỷ lục nhất Việt Nam, cầu Pá Uôn vinh dự được xướng danh bởi công trình xếp vào cấp đặc biệt do kết cấu trụ cao nhất, bắc qua dòng sông Đà, có tổng vốn đầu tư gần 740 tỷ đồng và được ví như dải lụa trắng vắt ngang dòng nước biếc nối đôi bờ nâng bước du khách bộ hành trên lòng hồ thủy điện Sơn La với sức chứa khổng lồ hàng tỷ mét khối nước. Sau đặc sản táo mèo thuộc “Tốp 50 trái cây đặc sản nổi tiếng Việt Nam” được công nhận tháng 8 năm 2012, Sơn La có thêm cầu Pá Uôn chính thức được ghi danh vào sách kỷ lục Việt Nam “Cầu Pá Uôn – Cây cầu có trụ cao nhất Việt Nam” tại Quyết định số 1607/KLVN/2014 ngày 22/11/214 của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam.

Tham Khảo Thêm:  Toner là gì? Tìm hiểu tác dụng và cách sử dụng Toner hiệu quả

Cầu Pá Uôn nằm trên địa phận xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai bắc qua dòng Đà giang hùng vĩ, tại Km 250+143,59m, Quốc lộ 279, cầu được khởi công xây dựng tháng 5 năm 2007 và thông xe vào tháng 9-2010. Cầu có quy mô vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, với tổng chiều dài 1.418m, trong đó phần cầu chính dài 918m; đường dẫn 2 đầu cầu dài 500m. Chiều rộng toàn cầu là 9m, phần xe chạy rộng 8m. Cầu gồm 2 mố và 11 trụ, trong đó trụ chính của cầu cao tới 98,6m. Chiều cao toàn cầu tính từ cao độ đáy sông lên đến cao độ mặt cầu là 103,8m. Do địa điểm xây cầu nằm trong vùng động đất cấp 8-9 nên kết cấu thân trụ cầu Pá Uôn đã được tính toán kĩ chịu được động đất mạnh cấp 9. Đây là cây cầu do đội ngũ cán bộ, kỹ thuật, công nhân của ngành cầu đường Việt Nam tự thiết kế và thi công.

Hiện nay, cầu Pá Uôn không chỉ tạo huyết mạch giao thông thuận lợi cho các tỉnh vùng Tây Bắc mà còn là điểm nhấn cảnh quan, là điểm đến của các tour du lịch, thu hút sự chú ý của người dân cùng du khách trong và ngoài nước, tạo đà phát triển ngành du lịch cho Sơn La nói riêng và cho cả vùng núi Tây Bắc nói chung. Hàng năm, mỗi dịp xuân về nơi đây diễn ra lễ hội đua thuyền, lễ hội gội đầu. Đây là lễ hội có nguồn gốc từ xa xưa của đồng bào dân tộc Thái, huyện Quỳnh Nhai, lễ hội làm sống lại những ký ức của người dân sống bên dòng sông Đà năm xưa.

2. Top những cây cầu cao nhất trên thế giới?

1. Cây cầu có chiều cao lớn nhất thế giới: Millau Viaduct (Pháp) tiêu tốn 17 năm xây dựng, với mục đích giải quyết tình trạng kẹt xe trên tuyến đường từ Millau qua miền nam nước Pháp đến các điểm du lịch ở Tây Ban Nha. Điểm cao nhất của cầu lên đến 343 m, khiến đây là cây cầu có chiều cao lớn nhất thế giới, hơn cả nhiều cao ốc như tòa nhà Chrysler ở New York, Mỹ.

Millau là cầu dây văng bắc qua thung lũng Tarn. Trước khi cây cầu hoàn thành, du khách phải lái xe xuống thung lũng. Giao thông trong khu vực bị tắc nghẽn nghiêm trọng và việc xây dựng cầu cạn Millau giúp làm giảm áp lực lên các tuyến đường cao tốc địa phương. Cầu là một phần của tuyến đường ôtô A75 đến A71, được xây dựng bằng bê tông và thép.

Tham Khảo Thêm:  Các hình thức báo hỏng mạng VNPT, chăm sóc khách hàng 24/7

Cây cầu nằm ở độ cao lớn nhất thế giới: Cầu Duge hay còn gọi là cầu Beipanjiang (Trung Quốc) có bốn làn, nối tỉnh Quý Châu với Vân Nam. Với phần thân nằm ở độ cao 565 m so với mặt đất, đây là cây cầu nằm ở độ cao lớn nhất thế giới. Nguyên nhân cho điều này là các núi xung quanh chứa đầy đá vôi, vốn giòn và không vững chắc. Để tránh các hang động và vết nứt, kỹ sư thiết kế cầu phải nâng dần độ cao, cho đến vị trí hiện tại.

2. Cầu Bình Đường (Pingtang)

Cầu Bình Đường cao 332 m là cây cầu cao nhất của Trung Quốc. Nằm ở tỉnh Quý Châu, cầu dây văng bắc qua hẻm núi lớn và là một phần chính của đường cao tốc Bình Đường – La Điếm. Tháp chính của công trình là trụ cầu bê tông cao nhất thế giới.

Chính quyền địa phương đã chi khoảng 215 triệu USD để xây dựng cầu nhằm làm giảm thời gian đi lại giữa Bình Đường (Quý Châu) và La Điếm (Thượng Hải). Cây cầu được khánh thành năm 2020 và du khách có thể lái xe qua 2 điểm này trong khoảng một giờ. Trước khi cây cầu được xây dựng, chuyến đi mất 2 tiếng rưỡi.

3. Cầu qua sông Dương Tử (Hutong Yangtze River)

Cầu qua sông Dương Tử được xây dựng để chống chọi với thiên tai và tai nạn, có chiều cao 325 m. Cây cầu vững chắc, nối Tô Châu với Nam Thông, có thể chịu được va chạm từ tàu chở hàng, bão to và động đất mạnh.

Phần trên của cầu bao gồm một đường cao tốc 6 làn xe và phần dưới có 4 đường ray. Cây cầu được hoàn thành vào năm 2020 với các tháp cao 330 m. Nó là phần quan trọng của tuyến đường sắt Nam Thông Thượng Hải khai trương vào tháng 7 vừa qua.

4. Cầu Yavuz Sultan Selim

Cây cầu 4,5 tỷ TRY (550 triệu USD) Yavuz Sultan Selim khai trương vào năm 2016, được đặt theo tên của Selim I, hoàng đế Ottoman thứ 9. Nằm ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), cây cầu đường bộ và đường sắt bắc qua eo biển Bosphorus, eo biển nằm giữa 2 lục địa Á – Âu.

Cây cầu cao 322 m được thiết kế với 8 làn xe và 2 tuyến đường sắt. Là công trình đầu tiên trên thế giới sử dụng hệ thống cáp lai kết hợp giữa cầu dây văng và cầu treo nên Yavuz Sultan Selim được coi là kỳ tích kỹ thuật ấn tượng.

Tham Khảo Thêm:  Số 38 có ý nghĩa gì? Những may mắn từ "Ông địa nhỏ"

5. Cầu Russky

Cây cầu Russky cao 321 m được chính phủ Nga xây dựng để thúc đẩy dự án Cộng đồng Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương năm 2012 với chi phí 1,1 tỷ USD.

Không chỉ là một trong những cây cầu cao nhất thế giới, Russky còn thuộc top dài nhất. Cầu có biệt danh là “cây cầu hư không” vì nối thành phố Vladivostok với đảo Russky dân cư thưa thớt. Chỉ có khoảng 5.000 người sống trên đảo Russky, vì vậy, hiện tại cây cầu hầu như không được sử dụng.

6. Cầu Stonecutters – Hồng Kông, Trung Quốc

Với tổng số vốn xây dựng lên tới 354 triệu đô la, cầu Stonecutters là một trong những cây cầu có thời gian xây dựng lâu nhất (khoảng 5 năm).

Ngoài ra, không chỉ là một trong những cây cầu cao nhất thế giới, Stonecutters còn nổi tiếng thế giới bởi boong chính được làm bằng thép ở nhịp chính. Hai tòa tháp được bọc bằng thép để chống gỉ mòn và bê tông trong các nhịp phụ

7. Cầu Yi Sun-sin – Hàn Quốc

Cầu treo Yi Sun-sin là cây cầu kết nối thành phố cảng Gwangyang và thành phố Yeosu (tỉnh Nam Jeolla) với tổng chiều dài 2,269m.

Cây cầu này được xây dựng nhằm kỷ niệm một vị Độ đốc hải quân dưới triều đại Joseon – tướng quân Yi Sun-shin. Ngoài ra, cây cầu này còn có thể chịu được động đất cấp 8 độ richter, chịu đựng được sức gió 90m/giây và chịu sức nặng 40 nghìn tấn.

8. Cầu Jingyue – Trung Quốc

Một cây cầu khác bắc qua sông Dương Tử nằm trong danh sách những cây cầu cao nhất thế giới là cầu Jingyue, Trung Quốc. Cây cầu này có chiều cao 265m và được hoàn thành công việc xây dựng từ năm 2010.

9. Cầu Storebaelt – Đan Mạch

Cầu Storebaelt, hay còn được gọi là cầu Eo Biển Lớn. Đây là cây cầu thuộc một đoạn đường xe lửa dài 8,204m, là cầu nối quan trọng giữa đảo Zealand và đảo Fyn của Đan Mạch. Đồng thời, việc xây dựng cây cầu này cũng rút ngắn thời gian di chuyển giữa 2 đảo xuống chỉ còn 15 phút.

10. Cầu cao tốc Zhongxian Huyu – Trung Quốc

Cầu cao tốc Zhongxian Huyu cũng là một trong những cây cầu được bắc qua sông Dương Tử với chiều cao 247.5m. Cây cầu này được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2010.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP