Những điều bạn nhất định cần phải biết về chỉ số huyết áp tâm thu

Huyết áp là chỉ số giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể. Chỉ số huyết áp được chia thành huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó huyết áp tâm thu là chỉ số thường được quan tâm nhiều hơn.

1. Huyết áp tâm thu là gì?

Khi đo huyết áp với máy đo huyết áp điện tử, kết quả sẽ hiện lên 2 chỉ số:

  • Chỉ số huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu)
  • Chỉ số huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương).

Ví dụ: với số đo huyết áp là 120/80 mmHg thì 120 là số đo huyết áp tâm thu và 80 là số đo huyết áp tâm trương.

Diễn giải một cách cụ thể hơn thì huyết áp tâm thu là áp lực của máu lên thành động mạch khi tâm thất (hai ngăn dưới của tim) co bóp, đẩy máu ra phần còn lại của cơ thể. Còn huyết áp tâm trương đo lực của máu lên thành động mạch khi tim bạn giãn ra và tâm thất được phép nạp đầy máu.

2. Chỉ số huyết áp tâm thu bình thường là bao nhiêu?

Khi đo huyết áp tâm thu người ta thường sử dụng đơn vị đo huyết áp là milimet thủy ngân (mm Hg). Đối với hầu hết người lớn, huyết áp bình thường là dưới 120/80 mm Hg, tức huyết áp tâm thu bình thường là 120mm Hg.

Tham Khảo Thêm:  Hút chân không là gì? Dùng cho các loại thực phẩm nào?

Sau khi thực hiện đo huyết áp, bạn sẽ được chẩn đoán cao huyết áp nếu có huyết áp tâm thu trên 130 mmHg hoặc chỉ số tâm trương dưới 80 mmHg.

Nghiên cứu của National Heart Lung Blood Institute (Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia) đã chỉ ra rằng huyết áp tâm thu lớn hơn 120 mmHg có thể gây hại cho sức khỏe. Các chỉ số trên 180/120 mmHg là cao nguy hiểm và cần được điều trị ngay lập tức.

Dưới đây là bảng chỉ số huyết áp mà bạn có thể tham khảo để chủ động xác định được tình trạng tăng huyết áp của cơ thể.

Phân loạiChỉ số huyết áp (mmHg)

Lưu ý: Đối với trẻ em dưới 13 tuổi, kết quả đo huyết áp được so sánh với các chỉ số thông thường của trẻ em cùng tuổi, giới tính và chiều cao.

3. Cách kiểm soát chỉ số huyết áp tâm thu

Bên cạnh nguyên nhân mang tính di truyền, tức nhiều người trong gia đình cùng mắc tình trạng huyết áp không ổn định, còn có các yếu tố khác dễ dẫn đến việc chỉ số huyết áp tâm thu không ổn định như: thói quen ăn mặn (nhiều muối), hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, dư cân hoặc béo phì, ít vận động thể lực, có nhiều căng thẳng, áp lực trong cuộc sống.

Dưới đây là một số bí quyết giúp kiểm soát chỉ số huyết áp tâm thu trong mức ổn định mà bạn có thể tham khảo:

  • Giảm cân: Những người thừa cân có nguy cơ tăng huyết áp cao gấp 3 lần. Vì vậy giảm cân có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm huyết áp, cũng như kiểm soát huyết áp tâm thu
  • Chế độ ăn khoa học và hợp lý: Chế độ ăn uống cũng được xem là một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp tâm thu nói riêng và bệnh cao huyết áp nói chung. Chế độ ăn DASH (viết tắt của Dietary Approaches to Stop Hypertension – Những cách Tiếp cận Dinh dưỡng để Hạn chế Tăng huyết áp) – được thiết kế để ngăn ngừa hoặc điều trị huyết áp cao. Chế độ ăn này chú trọng ăn rau, các loại ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa ít béo, trái cây, protein nạc, quả hạch, hạt và các loại đậu.
  • Tập thể dục:Tập thể dục không chỉ giúp bạn giảm huyết áp mà còn giúp bạn kiểm soát cân nặng và giảm stress. Cố gắng duy trì các bài tập thể dục đơn giản, ít nhất 30 phút mỗi ngày để bài tập có hiệu quả.
  • Không hút thuốc: Thuốc lá có thể làm tăng huyết áp và cũng làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ.
  • Hạn chế căng thẳng: Căng thẳng/ stress có thể làm tăng huyết áp của bạn, vì vậy việc tìm cách giải tỏa căng thẳng là rất quan trọng. Bạn có thể nghỉ ngơi và làm những điều mình thích, hoặc tập thể dục, thiền, tập thở sâu, yoga và dành thời gian ở gần thiên nhiên để giảm stress.
Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn toàn tập Word 2013 (Phần 1): Các tác vụ cơ bản trong Word

Hy vọng qua chia sẻ này giúp bạn cái nhìn chính xác hơn về chỉ số huyết áp tâm thu cũng như một số cách giúp bạn kiểm soát chỉ số huyết áp một cách tốt hơn. Mong chia sẻ này sẽ có ích đến bạn, giúp bạn có một sức khỏe tốt và ổn định hơn.

SERV-NDT-26-08-2022

Nguồn tham khảo

  1. Healthline, Diastole vs. Systole: A Guide to Blood Pressure
  2. Healthline, About Isolated Systolic Hypertension (High Systolic Blood Pressure)
  3. Harvard Health Publishing, Pill-free ways to lower high blood pressure
  4. NIH, HIGH BLOOD PRESSURE – Diagnosis

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP