10 lý do bạn không nên dùng Spotify

Spotify là một trong những cách phổ biến nhất để bạn thưởng thức âm nhạc. Spotify đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kinh ngạc kể từ khi ra mắt vào năm 2006 và đưa ngành công nghiệp âm nhạc từ việc phụ thuộc vào doanh số bán hàng và lượt tải xuống đến việc có thể được mua trong một thế giới trực tuyến. Nó đã có 400 triệu người đăng ký và trở thành một cách cực kỳ tiện lợi để bạn được thể hiện niềm đam mê âm nhạc của mình, bất kể bạn ở đâu.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà Spotify được cho là hoàn hảo. Dưới đây là 10 lý do có thể khiến bạn suy nghĩ lại trước khi mua gói Premium của Spotify.

1. Bạn không được quyền sở hữu bất cứ thứ gì

Mặc dù Spotify cung cấp tư cách thành viên miễn phí, nhưng thực tế nó chủ yếu tồn tại như một cách để dẫn mọi người đăng ký tư cách thành viên trả phí. Mặc dù bạn phải trả tiền, nhưng bạn không được sở hữu bất kỳ nội dung nào trên Spotify. Về cơ bản, bạn phải trả tiền để có quyền truy cập âm nhạc tạm thời, Spotify hoặc các nghệ sĩ có thể lấy nó đi bất cứ lúc nào và thật không may là bạn không thể làm gì được. Tương tự đối với trường hợp dịch vụ đăng ký của bạn ngừng hoạt động tạm thời hoặc vĩnh viễn, điều này hoàn toàn khác với bạn một đĩa nhựa vinyl hoặc CD mà bạn có thể cất giữ vô thời hạn.

2. Nhiều bản nhạc bị thiếu trong danh mục

10 lý do bạn không nên dùng Spotify

Spotify tuyên bố có hơn 82 triệu bản nhạc được lưu trữ trên nền tảng của mình, con số này được cho là nhiều vô tận nếu so sánh với các tảng tương tự. Con số khổng lồ trên thống kê là vậy, nhưng không có nghĩa là bạn “muốn gì có nấy” vì Spotify vẫn còn rất nhiều chỗ trống mà bạn sẽ không tìm thấy, đặc biệt là đối với những bản nhạc cũ, nhạc cổ điển và các bản phối lại.

Tham Khảo Thêm:  1 ngày gập bụng bao nhiêu cái: Lời khuyên từ HLV thể hình

Thêm vào đó, bạn có thể sẽ không tiếp cận được với những nghệ sĩ mà mình yêu thích trên Spotify, chẳng hạn như hiện tại, các nghệ sĩ như Joni Mitchell, India Arie và Neil Young đều mất tích trên Spotify. Hoặc trong quá khứ, vào năm 2014, Taylor Swift đã rút nhạc của mình khỏi Spotify trong vài năm, mặc dù sau đó cô ấy đã xuất hiện trở lại.

3. Thành viên đăng ký miễn phí sẽ gặp quảng cáo gây khó chịu

Nếu đăng ký Spotify Premium, bạn sẽ có được trải nghiệm hoàn toàn không có quảng cáo. Nhưng với các thành viên miễn phí, Spotify chạy quảng cáo giữa các bản nhạc của bạn để có lợi nhuận.

Nhiều người dùng đã cảm thấy phẫn nộ với mức độ xuất hiện thường xuyên của các quảng cáo, thường là sau vài bài hát. Ngoài ra, nhiều người còn phản ánh lại rằng âm lượng của những quảng cáo này lớn hơn cả bài hát.

4. Vẫn chưa có lossless

Vào tháng 2 năm 2021, Spotify thông báo rằng sẽ mang âm thanh chất lượng CD đến dịch vụ thông qua Spotify HiFi, tuy nhiên đó mới chỉ là những lời hứa chưa thành hiện thực bởi hiện tại, chất lượng âm thanh cao nhất mà Spotify cung cấp là 320kbit/s cho người đăng ký trả phí. Phía công ty không có lời giải thích nào rõ ràng kể từ đó, chỉ đơn giản thừa nhận vào tháng 2 năm 2022 rằng Spotify HiFi đã bị trì hoãn do các vấn đề cấp phép. Đó là một vấn đề khá đáng tiếc và gây thất vọng khi mà cả Apple Music và Amazon Music Unlimited đều cung cấp tính năng phát nhạc lossless mà không phải trả thêm phí.

5. Từng nhiều lần bị lộ lọt dữ liệu

Spotify đã không ít lần gặp sự cố lộ lọt dữ liệu và bảo mật, có thể kể đến như:

– Vào tháng 12 năm 2020, Spotify thông báo cho một số người dùng rằng thông tin cá nhân của họ (bao gồm email, mật khẩu và ngày sinh) đã bị lộ cho một số đối tác kinh doanh.

– Vào tháng 5 năm 2014, Spotify thông báo rằng nền tảng đã bị tấn công, mặc dù tuyên bố rằng chỉ có dữ liệu của một người dùng bị truy cập. Spotify sau đó đã tung ra một bản cập nhật trên Android và yêu cầu tất cả phải cập nhật.

Tham Khảo Thêm:  Tổng Hợp 20 Website Chất Lượng Tải Ebook Miễn Phí Trong Và Ngoài Nước - YBOX

– Vào tháng 3 năm 2011, một quảng cáo trên Spotify đã đưa một chương trình Windows Recovery giả mạo vào máy tính của người dùng mà họ không cần nhấp vào quảng cáo.

6. Lưu trữ những thông tin sai lệch

Vào đầu năm 2022, Spotify đã gây tranh cãi xoay quanh Joe Rogan, một podcaster trên nền tảng của họ thường xuyên phát biểu thông tin sai lệch về COVID-19. Mặc dù Spotify đã loại bỏ một số tập, số lượng còn lại vẫn còn rất nhiều. Việc xử lý các nguồn thông tin sai lệch của Spotify được đánh giá là vẫn còn yếu. Tuy rằng Spotify đã thêm cảnh báo nội dung bằng văn bản vào một số podcast, nhưng những chúng rất dễ bị bỏ qua và không đủ để hạn chế sự lan truyền trên nền tảng trực tuyến.

7. Xu hướng đẩy mạnh Podcast hơn là âm nhạc

Theo một cách nào đó, Spotify quan tâm đến podcast hơn là âm nhạc. Nếu bạn xem một podcast duy nhất trên Spotify, cho dù bạn không muốn xem các nội dung tiếp theo, những đề xuất liên quan vẫn ngay lập tức tràn ngập trang chính của bạn.

Ngoài ra, màn hình chính của Spotify hiển thị nổi bật phần podcast “Những show bạn có thể thích” mà bạn không thể xóa đi. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải cuộn chuột nhiều hơn để có thể tìm thấy âm nhạc.

8. Khoản thanh toán cho nghệ sĩ nghèo vẫn rất khiêm tốn

Mỗi khi bạn nghe một bài hát trên Spotify, khoảng 30% doanh thu thuộc về công ty phát trực tuyến, Spotify thanh toán cho chủ sở hữu bản quyền từ 0,003 đô la đến 0,005 đô la cho mỗi lượt nghe, và mức thanh toán này sẽ thay đổi tùy theo từng quốc gia.

Thông thường thì một nghệ sĩ có thể kiếm được 3.500 đô la cho mỗi một triệu lượt nghe trực tuyến, điều này cũng đồng nghĩa rằng chỉ có những nghệ sĩ nổi tiếng nhất mới kiếm bộn tiền từ nền tảng này, còn những người khác, kém nổi tiếng hơn, nghèo hơn sẽ chỉ nhận được mức lợi nhuận không đáng kể. Nó làm mất đi giá trị nghệ thuật và hầu hết họ phải chuyển sang những hình thức khác để có thêm doanh thu, chẳng hạn như các chuyến lưu diễn, bán đĩa và hàng hóa.

Tham Khảo Thêm:  Giải đáp chuẩn xác 1 năm có bao nhiêu ngày, tháng, quý, tuần, giờ, phút, giây

9. Tự ý thay đổi giao diện và xóa tính năng được yêu thích

Có một điều phải thừa nhận rõ ràng là Spotify thay đổi giao diện thường xuyên. Từ những thay đổi nhỏ chẳng hạn như tinh chỉnh các biểu tượng, đến những cải tiến khác lớn hơn như thiết kế lại tất cả các ứng dụng của mình vào năm 2021 để phù hợp với trình phát web hơn.

10 lý do bạn không nên dùng Spotify

Tuy nhiên, nhiều người lại coi đây là một bước lùi vì giờ đây Spotify không có thanh tìm kiếm liên tục và các album không được liệt kê theo thứ tự ngày phát hành trên các trang nghệ sĩ, và người dùng cũng mất nhiều thời gian hơn để thực hiện mọi việc.

Ngoài ra, Spotify cũng là nền tảng “có số có má” khi nói đến việc tự ý gỡ bỏ các tính năng hoặc thay đổi giao diện đi ngược lại những gì người dùng mong muốn. Chẳng hạn như việc cung cấp lời bài hát theo thời gian thực vào năm 2015 được nhiều người hoan nghênh, thì vào cuối năm 2021 nó lại bị loại bỏ.

10. Giới hạn số lượng bài hát bạn có thể tải xuống

Có những thời điểm Spotify chỉ cho phép bạn thêm 10.000 bài hát vào thư viện cá nhân của mình và đó thực sự là một hạn chế đối với những người yêu nhạc, gây bất tiện cho họ, sau đó Spotify đã loại bỏ giới hạn này vào năm 2020. Tuy nhiên, một hạn chế khác vẫn còn tồn tại khi bạn chỉ có thể tải xuống một số lượng bài hát nhất định để nghe ngoại tuyến. Nếu bộ sưu tập nhạc của bạn cần nhiều hơn thế và khi bạn cần phải đi công tác trong thời gian dài thì bạn sẽ cần phải hy sinh giữa các lựa chọn sở thích của mình.

Những vấn đề hạn chế nêu trên không phải duy nhất đối với Spotify, việc thiếu quyền sở hữu âm nhạc hay vấn đề trả tiền cho các nghệ sĩ vẫn là những nhức nhối của ngành công nghiệp âm nhạc nói chung. Tuy nhiên, nếu không phải quá yêu thích và trung thành với Spotify, bạn có thể cân nhắc lựa chọn một dịch vụ phát trực tuyến khác như Amazon Music hoặc Apple Music.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP