Vết thương đóng vẩy là dấu hiệu đáng mừng cho thấy vết trầy xước đang dần liền lại. Tuy nhiên, vết thương ở giai đoạn này vẫn cần dùng băng gạc để bảo vệ cũng như phải chú ý chăm sóc cẩn thận để vết thương mau lành, tránh hình thành nên các vết loét mưng mủ dẫn đến nhiễm trùng, để lại những vết sẹo lõm, sẹo lồi xấu xí. Hãy cùng chúng tôi tham khảo thêm qua bài viết dưới đây.
1. Vết thương đóng vẩy
Khi vết thương đã ngưng chảy máu thì sau khoảng 2-3 ngày, trên bề mặt sẽ hình thành nên một lớp sừng (keratin), hay còn gọi là vết thương đóng vẩy. Vậy từng tình trạng của vết thương đóng vẩy báo hiệu điều gì?
1.1. Vết thương đóng vảy bị đỏ
Vết thương đóng vẩy bị ngứa và có màu đỏ là dấu hiệu ban đầu của quá trình đóng vảy. Bởi thực chất lớp vẩy này chính là do máu đông ở bề mặt vết thương khô lại mà hình thành nên. Bên cạnh đó, đóng vảy là giai đoạn đầu của cơ chế làm liền vết thương, do vậy người có vết thương đóng vẩy phải hết sức cẩn thận trong sinh hoạt, tránh chà sát hay để xảy ra bất cứ va chạm, tác động nào vào vùng da này bởi khi vết thương không đóng vảy, hiện tượng chảy máu sẽ xảy ra. Do lớp vảy lúc này khá mỏng manh, khi bị rách thì cơ chế vết thương đóng vẩy lại hình thành lại từ đầu, dẫn đến kéo dài thời gian làm lành của vết thương.
1.2. Vết thương đóng vảy vàng
Khi lớp vẩy chuyển sang màu vàng nâu thì báo hiệu lớp sừng đã già và phần da nơi vết thương đã liền lại. Tuy nhiên, để đảm bảo bạn vẫn không nên tự ý cạy lớp sừng ra mà hãy để nó tự rơi ra. Điều này sẽ giúp vết thương có thời gian làm liền tốt hơn, da đủ khỏe lớp sừng sẽ tự bong và hạn chế tình trạng để lại sẹo xấu xí.
1.3. Vết thương đóng vảy có mủ
Nếu bạn phát hiện vết thương đóng vảy dày kèm theo có mủ hôi thì rất có thể phần mô bên trong đang bị nhiễm trùng. Lúc này, để tránh những hậu quả xấu xảy ra thì người bệnh lên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý nặn mủ bởi nếu không sát khuẩn kỹ, vết thương sẽ diễn tiến nặng và hình thành lên các lớp sẹo.
Có thể bạn quan tâm:
- 4 điều cần lưu ý khi có vết thương mưng mủ
- Vết thương lên da non bị thâm có chữa khỏi được không?
2. Vết thương đóng vẩy bao lâu?
Thông thường vết thương đóng vảy khô trong vòng 1-2 tuần và sẽ tự rời ra. Lớp vẩy này có tác dụng bảo vệ cho quá trình tái tạo da nơi vết thương, tránh để vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Do vậy, vết thương đóng vẩy là hiện tượng bình thường nên người bệnh không cần quá lo lắng. Tuyệt đối không chạm hoặc bóc lớp vảy ra quá sớm vì đó chính là nguy cơ dẫn đến để lại sẹo sau vết thương, làm chậm quá trình liền lại vết thương.
Ảnh: @Internet
3. Vết thương đóng vảy nên bôi gì?
Khi vết thương đóng vẩy cũng chính là lúc lớp da mới được hình thành. Da non xuất hiện sẽ kèm theo cảm giác sưng nhẹ và ngứa ngáy, lúc này người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc mỡ lành tính để bôi. Chúng sẽ làm dịu da hơn và giúp bạn quên đi cảm giác khó chịu.
Vậy giai đoạn này có nên sử dụng nghệ hoặc kem trị sẹo không? Câu trả lời là không. Bởi đây là giai đoạn da mới đang hình thành và không khuyến khích bôi chồng lên lớp vẩy các loại kem chống sẹo hoặc đắp nghệ lên trên vì có thể dẫn đến phản tác dụng, gây mưng mủ ngứa ngáy, nhiễm trùng.
4. Vết thương đóng vảy không nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình làm lành vết thương hạn chế mưng mủ sưng đau và để lại sẹo. Do vậy, việc chú ý các thực phẩm cần kiêng cữ là việc rất quan trọng với những bệnh nhân đang có chấn thương.
Những thực phẩm mà người đang có vết thương đóng vẩy cần kiêng đó là:
- Đồ nếp và thịt gà: Đây là những món ăn có thể làm cho vết thương sưng tấy, mưng mủ đau đớn. Do vậy, khi đã có vết thương trên da, bạn nên kiêng tuyệt đối thịt gà và đồ nếp nếu không muốn vết thương lâu lành cùng cảm giác sưng đau kéo dài.
- Rau muống và trứng. Đây là nhóm thực phẩm có thể khiến vết thương hình thành sẹo lồi xấu xí.
- Thịt bò. Nếu ăn thịt bò trong giai đoạn vết thương đóng vẩy lên da non thì rất có thể gây ra tình trạng sẹo thâm trên da.
- Rượu bia và các chất kích thích. Khi xảy ra vết thương, cơ thể cần bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình làm lành và tái tạo da sau vết thương. Do vậy, giai đoạn này nên hạn chế uống và sử dụng các chất kích thích vì đây là sản phẩm có các thành phần không lành tính và gây cản trở cho quá trình liền vết thương.
- Hải sản. Mặc dù không bắt kiêng tuyệt đối nhưng trong hải sản có tính độc và gây dị ứng nhất định nên với những người đang có vết thương thì tốt hơn hết là nên kiêng.
Bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm thông tin về tình trạng vết thương đóng vẩy cũng như các thực phẩm cần kiêng trong giai đoạn lên da non sau chấn thương. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp quý bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích liên quan đến vết thương.