Da mặt bị cháy nắng đỏ rát phải làm sao là một trong những câu hỏi thường gặp hiện nay. Bởi lẽ tình trạng da này nếu không được chăm sóc kịp thời sẽ gây hại lên da. Trong bài viết này, Bác sĩ chuyên khoa Da liễu Nguyễn Thị Thảo sẽ cùng bạn khám phá 5 bí kíp làm dịu vấn đề này. Đồng thời, bạn sẽ sớm có làn da phục hồi nhanh và rạng rỡ.
Vì sao da mặt bị cháy nắng?
Da mặt bị cháy nắng đỏ rát có thể xuất phát từ nhiều lý do. Tình trạng này không chỉ đơn thuần là do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Thực chất, sự đỏ rát trên da xuất phát từ việc tiếp xúc nhiều tia UV. Đặc biệt là khi làn da không được bảo vệ sẽ rất dễ bị tổn thương. Như là không bôi kem chống nắng, không sử dụng quần áo chống nắng khi đi ngoài trời,… Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ làm một số người dễ bị cháy nắng hơn so với bình thường. Bao gồm:1
- Người có làn da trắng.
- Người đang dùng thuốc kháng sinh.
- Phụ nữ uống thuốc tránh thai.
- Thoa dầu cam quýt lên da trước khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Người thường xuyên bãi biển, vì ánh sáng mặt trời phản chiếu mạnh hơn cát và nước.
- Người đang sử dụng axit alpha hydroxy (AHA) để dưỡng da.
Khi bạn có một trong những yếu tố nguy cơ trên, hãy lưu ý cách da mặt bị cháy nắng đỏ rát phải làm sao.
Các dấu hiệu của da mặt bị cháy nắng
Các triệu chứng của cháy nắng khác nhau giữa mọi người. Cháy nắng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Tuy nhiên, những người có làn da sáng màu sẽ dễ bị hơn.
Khi tiếp xúc, da có thể trở nên: nóng rát, đau, bị mẫn cảm, ngứa, phồng rộp. Da sáng có thể chuyển sang màu đỏ. Da sẫm màu hơn có thể chuyển sang tông màu tối hơn.
Khi tình trạng đỏ da xuất hiện cho thấy da đang bị bỏng ở lớp biểu bì bên ngoài. Ban đỏ thường xuất hiện từ 2-6 giờ sau khi tiếp xúc và đạt đỉnh điểm vào 12-24 giờ. Nó tự khỏi trong 4-7 ngày, thường kèm theo vảy da và bong tróc.2
Các triệu chứng của cháy nắng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Chúng bao gồm: sốt, ớn lạnh, đau đầu, buồn nôn và ói mửa. Khi xuất hiện những biểu hiện trên, bạn cần đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Da mặt bị cháy nắng đỏ rát phải làm sao?
Trước tiên, bạn cần nhận biết đúng tình trạng cháy nắng của làn da. Phần lớn cháy nắng sẽ tự khỏi. Nguyên tắc chung khi điều trị làn da đỏ rát là cấp ẩm làn da. Đồng thời, làm giảm các triệu chứng đang có.
Dưỡng ẩm với lô hội3
Dịch gel tiết ra từ những bẹ nha đam có thể làm dịu vết cháy nắng. Hãy thử thoa một lượng vừa đủ gel lô hội cùng với kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng lên vết cháy nắng. Sự kết hợp này sẽ giúp làm dịu và dưỡng ẩm cho làn da. Đồng thời, phương pháp này không gây nhờn da của bạn. Lưu ý rằng, bạn nên tránh kem dưỡng ẩm có nguồn gốc từ dầu (chẳng hạn như Vaseline) và dưỡng thể từ bơ. Bởi lẽ cả hai đều có thể làm vết cháy nắng trở nên nóng hơn. Đồng thời, bạn nên tránh các sản phẩm có “-caine” (như benzocain) trong tên gọi. Khi điều trị cháy nắng, sử dụng chúng có thể gây kích ứng da hoặc gây phản ứng dị ứng.
Tắm nước mát hoặc tắm vòi sen3
Nếu bạn đang thắc mắc da mặt bị cháy nắng đỏ rát phải làm sao, thì tắm nước mát là giải pháp cần ưu tiên. Bạn nên thường xuyên tắm nước mát hoặc tắm vòi sen sau khi bị cháy nắng. Để hiệu quả hơn, hãy sử dụng các thành phần như bột yến mạch (khuấy trong khoảng 1 cốc) hoặc sữa (thử 1 cốc sữa bột) khi tắm. Sau đó, hãy lau khô người nhưng vẫn để lại một ít nước trên da. Cuối cùng, thoa kem dưỡng ẩm để giữ nước và ngăn ngừa khô da.
Tránh hóa chất mạnh lên da3
Trong thời gian này, bạn hạn chế sử dụng loại sữa rửa mặt, kem tắm,… lên làn da. Bạn cần tránh các loại hóa mỹ phẩm, đặc biệt có chứa axit salicylic và các sản phẩm tẩy tế bào chết khác. Bởi lẽ chúng không đủ dịu nhẹ cho làn da lúc này. Chúng có thể gây kích ứng thêm cho da của bạn. Vì thế, bạn nên ưu tiên chọn các sản phẩm có thành phần tự nhiên.
Da mặt bị cháy nắng đỏ rát phải làm sao làm dịu da với mặt nạ bột yến mạch3
Yến mạch được sử dụng như một liệu pháp làm dịu da cực kỳ hiệu quả. Để giảm cháy nắng, hãy thử ngâm mình trong bồn tắm bột yến mạch. Thêm ít nhất một cốc yến mạch xay mịn và khuấy đều bột trong bồn nước tắm. Ngâm mình từ 15 đến 20 phút giúp dưỡng ẩm cho da và giảm viêm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thử làm mặt nạ tự làm cho da mặt bị cháy nắng. Công thức pha: 1/2 cốc nước nóng và 1/3 cốc bột yến mạch. Để chúng lắng trong 2-3 phút. Trộn hai thìa sữa chua nguyên chất, hai thìa mật ong và một lòng trắng trứng. Đắp một lớp mỏng mặt nạ lên mặt và để trong 10 đến 15 phút. Nhẹ nhàng lau mặt nạ bằng khăn mềm. Mặt nạ này sẽ tẩy tế bào chết trên da của bạn. Đồng thời, cách này sẽ loại bỏ vảy bắt đầu bong ra trên da khi cháy nắng.
Ăn thực phẩm có đặc tính chống viêm3
Bổ sung thực phẩm có đặc tính chống viêm và hàm lượng nước cao, chẳng hạn như sữa chua và dưa. Dưa vàng đặc biệt là tuyệt vời cho làn da của bạn. Loại trái cây thơm ngon này rất giàu chất chống oxy hóa và cấp ẩm tốt cho làn da. Vì thế, làn da bạn sẽ trở nên rạng rỡ hơn. Ngoài việc nạp nhiều thực phẩm giàu nước, hãy uống nhiều nước, bạn nhé.
Da mặt bị cháy nắng đỏ rát phải làm sao khi nào cần gặp bác sĩ
Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị sốt kèm theo cháy nắng. Bạn sẽ cần để ý các dấu hiệu sốc, mất nước hoặc kiệt sức vì nóng. Chú ý các triệu chứng sau:4
- Cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, ngất.
- Mạch nhanh.
- Cảm giác cực kỳ khát nước.
- Không đi tiểu.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Ớn lạnh.
- Mụn nước xuất hiện nhiều trên cơ thể của bạn.
- Dấu hiệu nhiễm trùng ở mụn nước, chẳng hạn như mủ, sưng và đau.
Cách bảo vệ da mặt khỏi bị cháy nắng
Hãy nhớ rằng mặc dù các triệu chứng cháy nắng chỉ là tạm thời, nhưng tổn thương da và gen của bạn là vĩnh viễn. Các tác động lâu dài bao gồm lão hóa sớm, nếp nhăn, vết sạm nắng và ung thư da. Chỉ cần một vết cháy nắng tồi tệ cũng có thể gây ra tác động tiêu cực.4
Bảo vệ da bằng kem chống nắng, mũ, kính râm và quần áo chống nắng mỗi khi ra ngoài.4
Ngăn ngừa cháy nắng da mặt bằng cách thoa kem chống nắng phổ rộng (chống cả UVA và UVB) trước khi ra khỏi nhà. Sau đó, thoa lại thường xuyên, đặc biệt nếu bạn ra nắng suốt cả ngày.
Hy vọng bài viết của Bác sĩ Da liễu Nguyễn Thị Thảo đã giải đáp được câu hỏi Da mặt bị cháy nắng đỏ rát phải làm sao? cho độc giả. Bạn đọc nên sử dụng các biện pháp bảo vệ da (che chắn, chống nắng,…) khi phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để bảo vệ da và tránh cháy nắng nhé!