Trong cuộc sống, chúng ta sử dụng rất nhiều loại đường khác nhau, mỗi loại lại có vai trò riêng của mình và có những loại là thiết yếu. Trong đó, không thể không kể đến đường sucrose. Vậy sucrose là gì? Tính chất và quy trình sản xuất đường sucrose như thế nào? Nó có vai trò và ứng dụng gì? Có nên sử dụng nhiều loại đường này không? Hãy cùng VietChem giải đáp các thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây.
Sucrose là đường gì?
Sucrose hay Saccharose, là một disacarit được tạo thành từ một là glucose và fructose, hai loại đường này liên kết với nhau bởi liên kết 1,2 glucoside.
Sucrose là loại đường chủ yếu được tách ra từ cây mía đường hay củ cải đường, sau đó tiến hành làm tinh khiết và kết tinh, đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, có thể tìm thấy nó trong một số loại thực vật tự nhiên khác như thốt nốt, mật ong, trong một số loại trái cây.
Các tên gọi khác của sucrose: sucroza, saccarôzơ, đường kính, đường thốt nốt, đường mía, đường ăn, đường phèn, đường cát, sucrose pure,…
Đường sucrose là gì?
Cấu tạo phân tử Sucrose
Sucrose có công thức phân tử là C12H22O11
Cấu tạo phân tử của sucrose
Lịch sử, nguồn gốc của sucrose
1. Lịch sử phát hiện Sucrose
Từ khoảng năm 350 (triều đại Gupta), người Ấn Độ đã khám phá ra cách tạo nên tinh thể đường
Trong cuộc cách mạng nông nghiệp Hồi giáo, từ kỹ thuật sản xuất đường của Ấn Độ, các công ty Ả Rập đã điều chỉnh và biến nó trở thành một ngành công nghiệp lớn.
Từ nhừng năm 1390 – 1520: nền kinh tế về đường đã phát triển đến Andalusia, Algarve, đảo Canary, Madeira và Acores.
Trong suốt thế kỷ 18, đường là mặt hàng cực kỳ phổ biến và đã trải qua nhiều cuộc bùng nổ kinh tế trên thị trường với nhiều ứng dụng khác nhau.
Đến cuối thế kỷ 18, việc sản xuất được đã được cơ giới hóa nhiều hơn và cũng được thử nghiệm tách ra từ các nguyên liệu khác, trong đó tiêu biểu là từ củ cải đường.
2. Nguồn gốc
Sucrose có nguồn gốc hình thành từ trong thực vật. Có thể tìm thấy trong mía đường, củ cải đường, mật ong, thốt nốt và trong một số loại trái cây.
Sucrose có nhiều trong mía đường, củ cải đường,…
3. Tại Việt Nam
Cách sản xuất đường truyền thống của Việt Nam được bắt đầu từ mía chặt từ ruộng về và đặt một bộ “che” gồm hai khúc gỗ với thâm gỗ lồi lõm ăn khớp nhau, được đặt trên hai trục song song để ghiền cán mía. Một đầu của hai trục được giữ cố định còn đầu kia có thể xoay tròn, được đặt vào ách cho trâu kéo theo vòng tròn giúp bộ che lăn, ép mía.
Nước mía chảy vào chậu, sau đó chuyển ra lò đường nơi nước mía sẽ được đun trong một chảo lứn. Nước mía đun và lọc khoảng hai ba lượt khi đặc thì đổ vào cái “muống” hình phễu. Ở lỗ tháo có một cái “nuồi” được bện bằng rơm. Nước mía sau khi được rót vào muống, nuồi sẽ được tháo ra cho mật chảy ra. Phần còn lại trong muống là đường kết tinh.
⏩⏩⏩ Mật Rỉ Đường là gì? Giá rỉ mật đường tại HN, HCM & Cần Thơ
Tính chất lý hóa của sucrose
1. Tính chất vật lý
Tính chất
Đặc điểm
Ngoại quan, mùi vị
Chất bột kết tinh màu trắng, không có mùi và có vị ngọt dễ chịu
Độ hòa tan trong nước
Dễ hòa tan trong nước (211,5g/100ml nước ở 20 độ C)
Độ nhớt
Độ nhớt của dung dịch đường sẽ tăng khi nồng độ tăng và giảm khi nhiệt độ tăng
Khối lượng mol
342.29648 g/mol
Khối lượng riêng
1,4587 g/cm3
Điểm sôi
186 oC
2. Tính chất hóa học của đường saccharose
Sucrose có tính chất của ancol đa chức và phản ứng thủy phân của disanccarit nhưng không có tính khử
– Phản ứng với Cu(OH)2
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
– Phản ứng thủy phân
C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6
Quy trình sản xuất đường sucrose
Quy trình sản xuất Sucrose được tóm tắt trong sơ đồ như sau:
Quy trình sản xuất đường sucrose
Các loại đường Sucrose
Sucrose bao gồm các loại đường:
- Đường thô hay đường chưa kết tinh: có dạng hạt rắn hoặc thô, màu nâu. Đây là sản phẩm còn lại sau khi chất lỏng từ mía đã bay hơi.
- Đường tinh thể: đường cát có màu trắng
- Đường nâu: được tạo ra từ tinh thể đường và có trong siro mật gỉ đường
- Đường bột: loại đường thường dùng trong làm bánh kẹo, là kết quả sau khi nghiền mịn đường Sucrose
- Đường turbinado: loại đường không tinh chế từ cây mía
Đường sucrose bao gồm đường tinh thể, đường nâu, đường thô,…
Vai trò, ứng dụng của Sucrose
1. Đối với con người
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể:
+ Cung cấp năng lượng 3.94 kilocalo/1 gam
+ Cung cấp năng lượng rất tốt cho tế bào, giúp cho cơ và não bộ có thể phục hồi nhanh chóng khi cảm thấy mệt mỏi, stress hay đói bụng.
- Có vai trò quan trọng cho não bộ
+ Là chất cần thiết cho não bộ hoạt động, kích thích tuyến tụy sản sinh ra insulin, giúp não bộ có thể nhận biết cũng như kiểm soát được lượng thức ăn dung nạp, tránh béo phì.
- Tạo nguồn năng lượng dự trữ cho cơ thể
+ Giúp gia tăng glucose huyết, Nguồn năng lượng này sẽ được dùng khi cơ thể cần một lượng đường glucose lớn ngay lập tức.
- Đối với sự phát triển trẻ nhỏ
+ Sau sáu tháng tuổi, trẻ cần được bổ sung thêm calo chuyển hóa từ sucrose có trong các thực phẩm khác như ngũ cốc, trái cây,… Tuy nhiên, cần bổ sung một lượng hợp lý, khoa học.
- Đối với phụ nữ mang thai
+ Giúp phụ nữ mang thai tăng năng lượng và duy trì sức khỏe cho thai kỳ. Chú ý bổ sung một lượng hợp lý đặc biệt với người bị tiểu đường.
Đường sucrose cung cấp năng lượng, giảm căng thẳng, stress
2. Trong công nghiệp thực phẩm
Là loại đường nguyên liệc đặc biệt quan trong trong ngành công nghiệp thực phẩm như chất phụ gia tạo ngọt, là nguyên liệu đường chính trong sản xuất bánh, kẹo, mứt,…
3. Trong lĩnh vực Y tế
Dùng làm thuốc để điều trị, kiểm soát, phòng chống và cải thiện một số bẹnh, hội chứng như bỏng rát lưỡi, ho hay làm đường giảm cân,…
4. Trong lĩnh vực khoa học – công nghệ
Ứng dụng trong công nghệ sản xuất isomaltulose
Không nên sử dung đường sucrose quá nhiều
– Nên biết rằng Sucrose không phải là một nguyên liệu chính trong bổ sung năng lượng cho khẩu phần ăn của chúng ta mà chỉ được dùng để bổ sung nhằm kích thích việc ăn ngon. Vì vậy, cần sử dụng hợp lý, không được lạm dụng quá nhiều nó.
– Đối với trẻ em, khi sử dụng quá nhiều Sucrose có thể phá hủy men răng, gây ra hiện tượng sâu răng
– Nếu thường xuyên tiêu thụ các sản phẩm có chứa đường fructose như bánh kẹo hay nước ngọt có thể dẫn đến béo phì. Nó không chỉ làm cơ thể bị dư năng lượng mà còn gây mất khả năng kiểm soát, kiềm chế cơn đói khiến bạn ăn nhiều hơn.
– Sucrose sau khi vào cơ thể sẽ bị phân hủy thành glucose. Việc tiêu hóa nhanh Sucrose gây gia tăng glucose huyết, dẫn đến các chứng bệnh giảm glucose huyết hay đái tháo đường.
– Tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường khi sử dụng quá nhiều đường
– Các loại đường phụ gia thường được tìm thấy trong nước ngọt có ga hay một số loại đồ uống khác có thể khiến cho nồng độ axit uric trong máu tăng cao, gây tình trạng dư thừa và lắng tụ lại các khớp dẫn đến phản ứng viêm và tạo ra các cơn đau nhức khớp dữ dội trong bệnh gout.
❎❎❎ Phèn chua là gì? Phèn chua có công dụng gì, mua ở đâu?
Có nên dùng đường sucrose cho người tiểu đường?
– Đối với những người bình thường thì việc sử dụng đường cần hợp lý, khoa học. Còn với người bệnh tiểu đường thì điều này càng được lưu ý tính toán kỹ lưỡng hơn.
– Cần lưu ý sử dụng sucrose đúng cách để tránh gây nguy hại đến người mắc bệnh tiểu đường:
– Nên sử dụng sucrose ở dưới dạng tự nhiên trong các loại rau, củ, qủa
– Chú ý đến liều lượng và giờ giấc theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng sucrose
Ngoài ra, bên cạnh việc dùng đường sucrose cẩn thận người bệnh cũng cần chú ý đến việc chăm sóc cơ thể tốt hơn.
Mua hóa chất sucrose ở đâu giá tốt?
Nếu bạn đang có nhu cầu mua hóa chất sucrose thì hãy liên hệ ngay công ty VietChem để có những sản phẩm chất lượng với giá thành tốt trên thị trường. Trải qua hơn 20 năm trong lĩnh vực cung ứng hóa chất, dụng cụ và thiết bị thí nghiệm, VietChem luôn mang đến cho quý khách các sản phẩm chất lượng với nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng cùng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. Để biết thêm chi tiết về sản phẩm hóa chất sucrose, quý khách hàng có thể gọi trực tiếp đến sô hotline hoặc truy cập vào website hoachat.com.vn.
Trên đây là những thông tin về sucrose là gì, tính chất cũng như ứng dụng của nó. Hy vọng đã giúp bạn có thêm tài liệu để tìm hiểu kỹ hơn khi nghiên cứu về vấn đề này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về sucrose, bạn đọc có thể để lại bình luận ngay dưới bài viết, VietChem sẽ nhanh chóng hỗ trợ giải đáp sớm nhất.