Bánh mì từ lâu đã là món ăn sáng tiện lợi và dinh dưỡng của người Việt. Công thức và nguyên liệu làm bánh mì có khó không? Bạn hãy đọc bài viết dưới đây của Vaobep365 để biết được cách làm bánh mì tại nhà giòn thơm chuẩn nhất năm 2022 nhé!
Bánh mì Việt Nam khác hẳn với những món bánh mì khác trên thế giới. Bởi bánh mì của người Việt có vỏ mỏng, giòn, bên trong ruột mềm, xốp. Có nhiều công thức khác nhau thêm các phụ gia để bánh mì nở và xốp mềm. Nhưng bánh mì truyền thống thì chỉ có 4 nguyên liêu cơ bản là bột mì, đường, men và muối. Các tỉ lệ nguyên liệu sẽ khác với những món bánh mì của nước khác. Dưới đây sẽ là công thức cụ thể để bạn có thể tham khảo.
Nguyên liệu
- 400g bột mì đa dụng
- 6,5g men nâu
- 7g đường
- 3g muối
- 180 – 200ml nước ấm
- 25g dầu ăn
>>Gợi ý: Nguyên liệu làm tàu hũ trân châu đường đen đơn giản tại nhà
Hướng dẫn cách làm bánh mì
Bước 1: Trộn bột
- Cho tất cả các nguyên liệu trên vào một bát tô to và nhào bột thật kĩ.
- Khi bột đã tạo thành một khối đàn hồi, có thể kéo được mà không dính tay là được
Bước 2: Ủ bột
- Phết một lớp bột mỏng vào bát tô và đặt bột vào
- Phủ khăn ấm lên bát tô rồi đem ủ bột ở nơi có độ ấm trong khoảng 40 – 45 phút
Bước 3: Tạo hình
- Chia bột thành 5 – 6 phần nhỏ rồi cán bột theo chiều dài rồi cuộn bột lại
- Vuốt hai bên đầu bột nhỏ sao cho hơn phần thân
- Xếp bánh mì đã tạo hình lên khay nướng
- Ủ bánh trong 20 phút để bánh tiếp tục nở
- Xịt nước lên bột rồi dùng dao rạch một đường thằng hoặc chéo lên bề mặt bột
Bước 4: Nướng bánh
- Làm nóng lò nướng trước 10 phút ở nhiệt độ 185 độ C
- Đặt khay bánh mì vào bên trong nướng khoảng 20 – 25 phút
Bước 5: Hoàn thành và thưởng thức
- Lấy bánh mì ra khỏi lò nướng và thưởng thức
Dinh dưỡng
190 kcal
Cách làm bánh mì tại nhà chi tiết
Bước 1: Trộn bột
Đâu tiên bạn bỏ 400g bột vào một cái tô to và bớt lại khoảng 20g bột để làm bột áo bên ngoài khi nhào. Sau đó bạn bỏ các nguyên liệu còn lại như men, đường, muối vào tô nhưng để riêng mỗi loại một góc rồi tiến hành trộn đều tất cả.
Tạo một khoảng trống ở giữa tô bột và cho 180ml nước vào. Dùng thìa gỗ trộn đều hỗn hợp lên. Bạn trộn đến khi nào bột mịn và không còn lớp bột khô nữa thì dừng lại. Bạn lấy màng bọc nilong và bọc tô lại để bột nghỉ khoảng 20 – 25 phút
Sau khi để bột nghỉ đủ thời gian, bạn lấy 20g bột áo ra xoa đều lên tay và tiếp tục nhồi bột. Cách nhồi bột thì bạn chỉ cần dàn bột ra xa rồi lại gập lại cứ như vậy khoảng 10 phút. Nếu cảm thấy bột bị khô thì bạn cho thêm một chút nước vào và nhào tiếp. Bạn cứ nhồi bột đến khi nào bột có thể kéo được màng, dai và mịn, sờ tay vào không bị dính là đã đạt.
Bước 2: Ủ bột
Tiếp theo bạn phết một lớp dầu ăn lên tô rồi đặt bột vào ủ cho không bị dính. Phủ khăn ấm hoặc màng bọc thực phẩm lên miệng tô. Bạn đặt bột ở nơi có nhiệt độ ấm trong khoảng 40 – 45 phút. Nơi ấm nhất trong bếp của bạn là gần lò sưởi hoặc nóc tủ lạnh. Nếu bôt được ủ đúng nhiệt độ thì sẽ nở gấp đôi so với ban đầu, nhiệt độ chuẩn nhất để bột nở sẽ là từ 30 – 35 độ C.
Bước 3: Làm bánh mì tại nhà – Tạo hình bánh
Sau khi thấy bột nở gấp đôi hình dáng bột ban đầu thì bạn tiến hành tạo hình cho bánh mì. Bạn nên sử dụng dụng cụ để vét bột ra tránh dùng tay làm hỏng các bọt khí.
Bạn phủ một lớp bột áo lên mặt phẳng và tiến hành chia bánh thành các phần bằng nhau khoảng 5 – 6 phần. Sau đó lại dùng màng bọc thực phẩm bọc những phần còn lại để tránh làm khô bột.
Đặt phần bột lên mặt phẳng và dàn thành hình elip hoặc hình chữ nhật. Bạn gấp hai góc của hình chữ nhật hành một hình tam giác rồi cuộn lại cho đến đầu bên kia. Vừa cuộn vừa đẩy miếng bột để bột căng và mịn hơn. Cuối cùng là dùng tay vê hai đầu bột để chúng thon lại là ra được hình dáng của chiếc bánh mì.
Đặt phần bột đã được tạo hình lên khay của lò nướng. Sau đó lại tiếp tục ủ bánh thêm 20 phút nữa. Tiếp theo bạn xịt một chút nước lên bề mặt bánh để bánh không bị khô. Bạn rạch một đường theo chiều dài bánh và xịt nhiều nước ở chỗ này. Lưu ý độ sâu của đường rạch này là khoảng 3 – 5 mm.
Bước 4: Cách làm bánh mì – nướng bánh
Trước tiên bạn làm nóng lò nướng trước 10 phút ở nhiệt độ 185 độ C. Sau đó bạn cho khay bánh mì vào lò nướng và nướng trong khoảng 20 – 25 phút. Nếu lò nướng của bạn nhiệt không đều thì có thể xoay khay bánh sau 10 phút. Sau khi hết thời gian nướng bánh bạn hãy để bánh trong lò thêm 3 – 4 phút để bánh được giòn hơn.
Bước 5: Hoàn thành và thưởng thức
Sau 3 – 4 phút bạn lấy bánh ra khỏi khay và thưởng thức thôi. Thành quả sẽ là những chiếc bánh mì vàng đều bên ngoài. Lớp vỏ giòn rụm và bên trong ruột mềm, xốp thơm ngon. Khi bóp nhẹ bạn sẽ nghe được những tiếng kêu tanh tách. Bánh mì nóng chấm sữa sẽ là món ăn vừa dinh dưỡng vừa ngon cho những người bận rộn.
Đặc biệt bánh mì ăn kèm với pate, trứng, chà bông, xúc xích,…đã trở nên quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Cùng với đó là món ăn kèm dân dã không thể thiếu đó chính là dưa gót. Theo thời gian cách làm bánh mì ngày càng được biến tấu đa dạng hơn thành nhiều kiểu khác nhau như bánh mì chảo, bánh mì chấm với sốt vang, bánh mì que.
>>Xem thêm: Nguyên liệu làm chè sương sáo thanh mát, giải nhiệt
Lưu ý khi làm bánh mì tại nhà
Men bánh mì sẽ khác các loại bột nở, baking soda nên không thể thay thế. Nếu bạn dùng men khô thì cần dùng nước ấm để kích men tạo thành bột nở.
Bước ủ bột rất quan trọng bởi bột bánh mì cần phải nở thì mới ngon và chuẩn vị
Lượng nước bạn nhào bột sẽ được gia giảm tùy theo loại bột mà bạn chọn. Nếu cảm thấy bột khô thì có thể cho thêm nước. Hoặc ngược lại nếu bột bị nhão thì cho thêm bột mì vào.
Nếu bạn sử dụng bột bánh mì thì cần lưu ý là bột hút nước ít hơn bột mì đa dụng do đó nên cho lượng nước vừa phải tránh bị nhão.
Bí quyết để có được cách làm bánh mì thơm hơn chính là thay thế nước ấm bằng sữa tươi không đường đun ấm lên. Khi bạn dùng sữa tươi có đường thì đồng nghĩa với việc lượng đường cho vào bánh cũng phải giảm đi.
Nguồn gốc của bánh mì Việt Nam
Nhiều người cho rằng bánh mì bắt nguồn từ bánh mì Baguette của Pháp. Bánh mì du nhập vào Việt Nam đầu tiên vào thế kỷ 19 tại Sài Gòn.
Nguyên liệu làm bánh mì đầu tiên khá đơn giản chỉ có bột mì, men nở, muối và nước. Bánh mì thời đó sẽ được đựng trong những giỏ cần xé lớn được đan bằng mây có vỏ bao bố lót để giữ được độ nóng. Cách làm bánh mì của người Việt có sự khác biệt hơn đó là sử dụng nhiều nước, nhiều men nở để làm ra những chiếc bánh có vỏ mỏng, giòn.
Địa điểm bán bánh mì nổi tiếng đầu tiên của người Việt chính là cửa hàng Hòa Mã. Chủ cửa hàng bánh mì Hòa Mã là người Hà Nội di dân vào Sài Gòn. Ở Sài Gòn vợ chồng bà mở một tiệm bánh mì thịt nguội theo kiểu Pháp. Nhận thấy phần đông khác không có thời gian ngồi ăn thư thái nên bà đã sáng tạo ra món bánh mì kẹp thịt.
Một thời gian sau nhiều tiệm bánh mì kẹp nhân bắt đầu xuất hiện tại Sài Gòn. Thêm nữa là sự xuất hiện của những gánh bánh mì rong len lỏi khắp các con ngõ. Và từ đó các loại nhân bắt đầu đa dạng hơn như chà bông, pate, xá xíu,…
Như vậy có thể thấy ban đầu bánh mì du nhập vào Việt Nam chỉ để phục vụ cho giới thượng lưu. Thế nhưng bằng sự sáng tạo của người Việt nó đã trở nên tiện lợi và là món ăn “quốc dân” của Việt Nam suốt nhiều năm qua.
Bánh mì Việt Nam vươn ra thế giới
Những năm trở lại đây, bánh mì bắt đầu “nổi đình nổi đám” trong giới ẩm thực quốc tế. Đều tiên là sự kiện vua đầu bếp Anthony Bourdain khen bánh mì Phượng là “loại bánh mì ngon nhất thế giới”. Vì thế mà có nhiều người nước ngoài đã chọn Hội An là điểm du lịch để ăn thử món bánh mì này. Đến năm 2011 thì lần đầu tiên từ điển Oxford công nhận “bánh mì” (bánh mì /ˈbɑːn miː/ là một danh từ riêng. Như vậy đã khẳng định được chủ quyền minh chứng rằng bánh mì là món ăn của Việt Nam.
Năm 2012 từ khóa bánh mì bắt đầu bùng nổ trên mạng xã hội. Theo một số tờ báo đã gọi bánh mì là “ món sandwich ngon nhất thế giới” và bánh mì cũng lot top 11 món ăn đường phố ngon nhất thế giới”.
Bánh mì vẫn đang giữ vững được vị trí của mình chinh phục được các thực khách khó tính trên thế giới. Với những thành tích đạt được chúng ta có thể tự hào nói rằng món bánh mì Việt Nam thật sự là món ăn ngon, được nhiều người thế giới công nhận.
Một số câu hỏi thường gặp
Cách làm bánh mì giòn thơm bằng nồi chiên không dầu?
Trả lời:
Đầu tiên để bánh không bị nứt bạn dùng dao khứa ba đường thẳng đều hoặc chéo lên bề mặt bánh. Cùng với đó là làm ẩm vỏ bánh mì trước để đảm bảo vỏ bánh mỏng và kết cấu của bánh không bị phá vỡ. Do đó bạn lấy một chút nước xịt lên mặt bột bánh.
Bạn nướng bánh khoảng 10 phút ở nhiệt độ 150 – 170 độ C. Sau đó lấy bánh ra và tiếp tục xịt nước lên bề măt bánh để làm ẩm vỏ bánh. Nướng tiếp bánh ở nhiệt độ khoảng 150 độ C trong vòng 15 phút. Khi thấy bề mặt của bánh mì đã vàng đều, có mùi thơm thì lấy bánh ra và có thể thưởng thức ngay.
Lời kết
Như vậy cách làm bánh mì tại nhà khá đơn giản phải không nào? Bạn hãy nhanh tay vào bếp trổ tài để có được món ăn sáng thơm ngon cho cả gia đình thưởng thức thôi nào!
Xem thêm
- Cách làm bánh gạo Hàn Quốc dẻo mềm chuẩn vị
- Cách làm bánh cheesecake không cần lò nướng – chuẩn vị 2021
- Cách làm bánh cuốn thơm ngon – chuẩn vị như ngoài hàng
- Hướng dẫn cách làm kem chuối “siêu ngon” và đơn giản