Hoàn cảnh ra đời bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các bạn học sinh lớp 12 sẽ hiểu rõ hơn về nội dung tư tưởng, ý nghĩa của tác phẩm cũng như thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích đầy sâu sắc này.
Hoàn cảnh sáng tác Đất nước rất quan trọng bởi trong bất cứ đề văn liên quan đến phân tích, cảm nhận Đất nước thì ở phần mở bài chúng ta phải nêu được hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Vì thế dưới đây là nội dung chi tiết Hoàn cảnh ra đời bài thơ Đất nước mời các bạn cùng đón đọc. Bên cạnh đó các em xem thêm: phân tích bài thơ Đất nước, phân tích 9 câu đầu Đất nước.
1. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm
- Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943, quê Thừa Thiên – Huế, tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ văn (Đại học Sư phạm Hà Nội). Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng.
- Năm 1955 ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Sau khi tốt nghiệp khoa văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, ông về Nam hoạt động trong phong trào sinh viên, học sinh thành phố Huế; xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ,… cho đến 1975.
- Sau ngày thống nhất đất nước, ông tiếp tục hoạt động chính trị và văn nghệ ở Thừa Thiên – Huế. Ông tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III….
- Ông thuộc thế hệ nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ những năm chống Mĩ,
- Thơ Nguyễn Khoa Điềm thu hút, hấp dẫn người đọc bởi sự đan kết cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của một thanh niên tri thức tự ý thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của mình trong cuộc chiến đấu vì đất nước và nhân dân.
2. Hoàn cảnh ra đời bài thơ Đất nước
Bài thơ “Đất nước” nằm phần đầu của chương năm trường ca “Mặt đường khát vọng”.
“Mặt đường khát vọng” được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971 và in lần đầu năm 1974. Đó là những năm tháng nhân dân miền Nam kiên cường chống đế quốc Mĩ và tay sai. “Mặt đường khát vọng” là một trong những bản trường ca lớn của thơ ca chống Mĩ viết về đất nước, nhân dân. Tác phẩm viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ vùng tạm chiến miền Nam, nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về đất nước, hướng về nhân dân, ý thức được với xứ mệnh của thế hệ mình đứng dậy xuống đường đấu tranh hòa nhập với cuộc chiến đấu của dân tộc.
Trường ca “Mặt đường khát vọng” gồm nhiều chương, mỗi chương có một chủ đề riêng: “Lời chào”, “Báo động”, “Giặc Mĩ”, “Tuổi trẻ không yêu”, “Đất nước”, “Xuống đường”. Đoạn trích “Đất nước” nằm phần đầu của chương V, là một trong những đoạn thơ hay nhà thơ viết về tư tưởng: Đất nước của nhân dân, của ca dao thần thoại.
Hình thức đoạn thơ cũng như cả bài thơ là hình thức tự do phóng túng, thoải mái tạo lên lối tư duy hiện đại và tính triết luận của tác phẩm trả lời cho các câu hỏi.
“Đất nước có tự bao giờ?”Đất nước là gì?Ai đã làm nên đất nước?
Kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc và suy tưởng. Giữa yếu tố chính luận và màu sắc trữ tình. Giọng điệu thủ thỉ tâm tình như là trò truyện của anh với em tạo nên âm vang ngân nga sâu lắng thiết tha và trang trọng về đất nước nhân dân. Tác phẩm sử dụng phong phú sáng tạo các yếu tố văn hóa dân tộc, phong phú tập quán, huyền thoại, huyền sử, ca dao, tục ngữ tạo nên một thế giới nghệ thuật riêng. Đất nước thật bình dị gần gũi mà vô cùng thiêng liêng, sâu xa, bay bổng, lãng mạn và lấp lánh sắc màu ca dao, cổ tích.
“Đất nước” góp phần thổi lên khí thế hào hùng tham gia kháng chiến của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam nói riêng, thế hệ thanh niên Việt Nam nói chung hòa nhịp vào cuộc chiến đấu hào hùng sôi nổi của toàn dân tộc.
3. Hoàn cảnh sáng tác Đất nước
Bài thơ Đất nước được ra đời bắt nguồn từ cảm hứng bất tận là tình yêu quê hương đất nước, tự hào về những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc.
– Hoàn cảnh sáng tác Đất nước: Đoạn trích nằm ở phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng. Tác phẩm đồ sộ này được ông viết ở chiến khu Trị Thiên năm 1971 trong những năm tháng chiến tranh chống Mĩ đầy ác liệt, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trực tiếp cầm súng chiến đấu trên chiến trường. “Mặt đường khát vọng” với ý nghĩa thức tỉnh tuổi trẻ, bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước, nhân dân, ý thức về trách nhiệm của bản thân cần hòa cùng cuộc chiến đấu của dân tộc, tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng nhân dân.
– Nội dung khái quát đoạn trích: Tác phẩm là cách khám phá đất nước trên các bình diện khác nhau của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, đặc biệt làm nổi bật lên tư tưởng đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại.
4. Hoàn cảnh sáng tác bài Đất nước
Tác phẩm viết trong khoảng thời gian từ 1948 đến 1955. Bài thơ là sự tổng hợp của những sáng tác Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948), Đêm mít tinh (1949) và Đất nước (1955). Đây là thời gian ông trải nghiệm, trưởng thành cùng Đất Nước trong kháng chiến chống Pháp lần 2.
Đêm 19.12.1946, thực hiện quyết định của Trung ương Đảng, tiếng súng giết giặc của Hà Nội và các thành phố có quân Pháp chiếm đóng đã nhất loạt phát nổ, mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. Cuộc chiến đấu 57 ngày đêm ở Thủ đô và Liên khu 1 đã thắng lợi (tiêu diệt và bắt sống hơn 2.000 tên địch, phá huỷ 22 xe tăng và xe thiết giáp, 31 xe vận tải, bắn rơi 1 máy bay và bắn hỏng 7 chiếc khác, bắn chìm 2 ca nô); đêm 17.2.1947, trước sự bất ngờ của địch, Trung đoàn Thủ đô tiến hành cuộc rút quân bí mật, quả cảm vượt sông Hồng và sông Đuống ra vùng tự do thuộc tỉnh Phúc Yên một cách an toàn. Để lại “Hà Nội cháy khói lửa ngợp trời”, cùng với những người đồng chí, chàng thanh niên trí thức trẻ Nguyễn Đình Thi hăm hở bước vào cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Nhưng nỗi nhớ về Hà Nội dường như vẫn luôn luôn da diết.
Một số bài thơ của Nguyễn Đình Thi được ra đời trong tình huống như vậy và đã từng trở thành một “hiện tượng”, một chủ đề tranh luận thú vị và bổ ích về thơ tại chiến khu Việt Bắc. Cuộc tranh luận này nằm trong khuôn khổ Hội nghị tranh luận văn nghệ của Hội văn nghệ Việt Nam với một quy mô lớn, thu hút nhiều cây bút tiêu biểu thuộc nhiều thế hệ trong và ngoài quân đội. Chùm bài đăng trong tạp chí Văn nghệ số 6.1948 gồm: Không nói, Sáng mát trong như sáng năm xưa, Đường núi; và bài Đêm mít tinh (đăng trong tạp chí Văn nghệ số mùa xuân 1949). Đây đều là những bài thơ mà tác giả đã lấy để làm thi liệu cho bài thơ “Đất nước” được viết trong khoảng thời gian sau.
Cuộc kháng chiến ngày càng gian khổ, quyết liệt. Nguyễn Đình Thi cùng với nhiều văn nghệ sĩ khác đã đi cùng bộ đội tham gia các chiến dịch ở đường số 4, Trung du, Hòa Bình v.v… Cuối 1954, sau chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, tác giả của “Sáng mát trong như sáng năm xưa” và “Đêm mít tinh” về điều trị bệnh ở một xóm ven bờ sông Cầu (thuộc huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên). Tại đây, Nguyễn Đình Thi sau quá trình 7 – 8 năm ròng rã – nay mới có điều kiện viết tiếp tác phẩm đã được thai nghén rất lâu của mình là bài thơ “Đất nước”.
Bài thơ “Đất nước” được hình thành trong một quãng thời gian dài: hầu như suốt cuộc kháng chiến chống Pháp (1948-1955) bài thơ đã miêu tả một không gian rộng lớn toàn đất nước. Lần đầu tiên bài thơ được đưa vào tập “…Chiến sĩ”(1958). Bài thơ được tổng hợp từ một số bài thơ khác: “Sáng mát trong như sáng năm xưa”(1948), “Đêm mít tinh”(1949). Đây là bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Đình Thi nói riêng và thơ kháng chiến chống Pháp nói chung. Bài thơ mang rõ phong cách của Nguyễn Đình Thi. Chủ đề bao trùm của bài thơ “Đất nước” là lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết, ý thức độc lập tự chủ, lòng tự hào về đất nước và nhân dân anh hùng từ trong đau thương nô lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã quật khởi vùng lên chiến thắng huy hoàng. Hoàn cảnh sáng tác ấy giúp Nguyễn Đình Thi, một nhà thơ có hồn thơ suy tư sâu lắng và dạt dào cảm xúc, tạo dựng lên được một bức chân dung đất nước thật nên thơ, nên họa mang tính chất khai quật, vừa có tính chiều sâu truyền thống, vừa có tầm cao thời đại: có sức quật khởi mãnh liệt dưới sự lãnh đạo của Đảng
Có thể nói mặc dù quá trình viết bị đứt đoạn liên tục, song thời gian viết dài đã vô tình tạo nên chiều sâu của tác phẩm. Trải dài suốt quá trình chống Pháp, bài thơ mang đậm sự trải nghiệm của tác giả, đầy đủ đắng cay ngọt bùi. Chính hoàn cảnh sáng tác đặc biệt đã giúp bài thơ mang đậm hồn của Đất nước. Vừa thể hiện được nỗi đau của nhân dân, lại làm nổi bật được niềm tự hào của dân tộc. Thi phẩm được viết từ sự tổng hợp nâng cao các mảng sáng tác trong những thời điểm khác nhau nhưng người đọc không hề nhận thấy dấu vết của sự chắp vá, lắp ghép mà cảm nhận được mạch thống nhất bởi tác giả viết bằng cảm xúc nhất quán về đất nước, con người Việt Nam.