Trong hoá học có phân chia thành oxit, axit, bazo, oxit axit, oxit bazo. Mỗi loại đều sẽ có các đặc điểm, tính chất khác nhau. Như hôm trước chúng ta tìm hiểu oxit là gì, thì hôm nay mời mọi người cùng theo dõi bài viết của LabVIETCHEM để tìm hiểu về khái niệm oxit bazo là gì? Tính chất, đặc điểm của oxit bazo nhé.
1. Khái niệm oxit bazo là gì?
Oxit bazơ là hợp chất gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại kết hợp với một hay nhiều nguyên tử oxy và có bazơ tương ứng. Các oxit bazơ tan được trong nước gồm các kim loại kiềm như Na, K, Li…và kim loại kiềm thổ như Ba, Ca, Mg… ngoại trừ Be.
Tìm hiểu Oxit bazo là gì?
Phân loại:
– Oxit bazơ tan là oxit bazơ của các bazơ kiềm hoặc bazơ kiềm thổ
– Oxit bazơ không tan là oxit bazơ của các kim loại còn lại như Fe, Cu… và các oxit khác kiềm.
Ngoài ra còn có oxit lưỡng tính và oxit trung tính:
– Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với các dung dịch axit và tác dụng với dung dịch bazo tạo thành muối và nước. Ví dụ như Al2O3, ZnO…
– Oxit trung tính là những oxit không phản ứng với nước để tạo ra axit hay bazơ, không phản ứng với bazơ hay axit để tạo muối. Ví dụ như CO, NO…
2. Cách gọi tên oxit bazơ như thế nào?
– Tên oxit: tên nguyên tố cộng oxit
Ví dụ: NO là Nito oxit, BaO là Bari oxit
Cách đọc tên oxit bazo
– Nếu kim loại có hóa trị như Fe hoá trị II, III thì tên gọi sẽ là tên kim loại kèm hóa trị + oxit.
Ví dụ cụ thể như sau: FeO đọc là Sắt II oxit, Fe2O3 đọc là Sắt III oxit
– Nếu phi kim có nhiều hoá trị:
Tên oxit sẽ được đọc là tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ nguyên tố oxit)
3. Những tính chất hóa học cơ bản của oxit bazơ
3.1. Tác dụng với nước
Chỉ có oxit bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ là tác dụng được với nước. Những oxit bazơ tác dụng với nước là: K2O, Na2O, CaO, BaO, Li2O, Rb2O, SrO…
Công thức chung được thể hiển dưới đây:
R2On + nH2O -> 2R(OH)n
n là hóa trị của kim loại R
R(OH)n là chất tan trong nước, dung dịch thu được ta gọi chung là dung dịch bazơ hay dung dịch kiềm dung dịch bazơ tan. Các dung dịch bazơ này thường làm cho giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh và làm phenolphtalein từ không màu chuyển sang màu hồng.
K2O + H2O -> 2KOH
Na2O + H2O -> 2NaOH
BaO + H2O -> Ba(OH)2
Oxit bazo tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazo
3.2. Tác dụng với axit
Hầu hết các oxit bazơ tác dụng với axít tạo thành muối và nước hầu hết các oxit bazơ đều tác dụng được
Công thức chung được thể hiện dưới đây:
Oxit bazo + axit -> Muối + H2O
Ví dụ ta có phương trình phản ứng như sau:
BaO + 2HCl -> BaCl2 + H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 -> Fe(SO4)3 + H2O
3.3. Tác dụng với oxit axit
Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axít tạo thành muối. Thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước, có thể nói là tan được trong nước.
Công thức được viết như sau:
Oxit bazo + oxit axit -> Muối
Ví dụ với các phương trình phản ứng sau:
CaO + CO2 -> CaCO3
BaO + SO4 -> BaSO3
4. Các dạng bài tập về oxit bazơ
Các bài tập về oxit bazo
4.1. Dạng 1 – Xác định công thức của oxit bazơ
Bước 1: Gọi tên công thức oxit bazơ cần tìm rượu vào kim loại để bày cho, hoặc đề bài chưa cho biết kim loại
Bước 2: Tính toán các số mối liên quan
Bước 3: Dựa vào kết quả thu được viết phương trình hóa học
Bước 4: Lập phương trình hóa học dựa vào các phân số theo cách đặt
Ví dụ: Cho 4,48 gam một oxit của kim loại hóa chị hai tác dụng hết với 7,84 gam axit sunfuric H2SO4. Sau đó, xác định công thức của oxit trên.
Hướng dẫn cách giải chi tiết
Gọi tên của oxit cần tìm là MO vì kim loại có hoá trị II
n(H2SO4)= 0,08 mol, n(MO) = 4,48 (M + 16)
Ta có phương trình:
MO + H2SO4 -> MSO4 + H2O
Theo đề bài: 4,48 (M + 16) 0,08 mol
Suy ra: 4,48g ( M + 16) = 0,08 => M = 40
Là Ca vậy oxit cần tìm là CaO.
4.2. Dạng 2 – Dạng toán oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit
Trường hợp 1:
Oxit bazơ + dung dịch H2SO4 axit sunfuric loãng -> Muối sunfat + nước
Ví dụ:
Na2O + H2SO4 -> Na2SO4 + H2O
Nhận xét: Các phản ứng hóa học trên có điểm giống nhau là: Khi chuyển từ oxit thành muối sunfat thì cứ một mol axit sunfuric than gia phản ứng thì khối lượng muối tăng. Từ đó ta có công thức:
R + 16 gam -> (R + 96) gam -> 1 mol H2O sinh ra hoặc 1 mol H2SO4 tham gia phản ứng. Từ đó ta có công thức:
Muối sunfat = m(oxit) + 80n H2SO4
Hy vọng với những thông tin của labvietchem.com.vn vừa rồi đã giúp cho các bạn hiểu thêm về oxit bazơ là gì cũng như là các công thức viết chung, cách đọc tên, tính chất và các dạng bài tập của oxit bazơ này. Hãy comment nếu có thắc mắc để được giải đáp nhé.