Cách lắp bảng điện không có gì khó khăn. Và chắc chắn rằng trong gia đình nhà nào cũng có từ 1 đến 2 bảng điện. Vậy tại sao chúng ta không xem hướng dẫn lắp bảng điện gia đình. Để có thể tự đấu lắp ở nhà mà không phải nhờ đến thợ.
Bảng điện có chức năng gì
Trước khi chúng ta đi tìm hiểu hướng dẫn lắp bảng điện gia đình. Thì chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu bảng điện có chức năng gì?
Bảng điện là một trong những phần khá quan trọng của hệ thống điện trong nhà. Trên bảng điện thì thường lắp các thiết bị được đóng cắt và thiết bị dùng để đóng cắt, thiết bị bảo vệ và thiết bị lấy điện. Có chức năng phân phối và điều khiển được nguồn năng lượng cho dùng điện trong nhà.
Bảng điện là thiết bị vô cùng quan trọng và nó không thể thiếu trong bất cứ một gia đình, công trình nào. Từ các gia đình nhỏ đến các gia đình lớn và trong các hộ gia đình tới các khi công nghiệp.
Bảng điện có chức năng đóng ngắt và cung cấp điện đến các nơi như bóng đèn, ti vi, máy giặt,… Nó chịu “tránh nghiệm” cung cấp nguồn điện cho các thiết bị trong gia đình chúng ta. Và tất cả mọi nơi mà gia đình bạn cần đến nguồn điện.
Có 2 loại bảng điện trong nhà:
+ Bảng điện chính có nhiệm vụ cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện trên đó thường lắp cầu dao, cầu chì, aptomat tổng.
+ Bảng điện nhánh có nhiệm vụ cung cấp điện tới các đồ dùng điện trên đó thường lắp cầu chì, công tắc, ổ lấy điện.
Sơ đồ bảng điện
Trước khi chúng ta đi vào tìm hiểu sơ đồ mạch điện. Thì các bạn cần phải xác định được các yếu tốt cần thiết sau:
+ Đảm bảo tuyệt đối tính an toan cho quá trình sử dụng.
+ Vị trí lắp đặt bảng điện: Hợp lý, thuận tiện, dễ dàng sử dụng.
+ Mục đích lắp đặt, sử dụng bảng điện.
+ Vị trí và cách lắp đặt các phần tử của mạch điện. Đảm bảo sao cho một cách khoa học, thẩm mỹ và cho hiệu quả sử dụng cao.
+ Cách lắp đặt đây dẫn trong bảng điện (lắp dây nổi hay dây chìm).
Sơ đồ bảng điện
Khi chúng ta nắm được sơ đồ bảng điện thì chúng ta làm được theo hướng dẫn lắp bảng điện gia đình. Chúng ta hãy cùng nhau xem qua sơ đồ bảng điện để có thể lắp đặt một cách nhanh chóng:
Bước 1: Vẽ đường dây nguồn
Bước 2: Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn, thiết bị sử dụng điện
Bước 3: Xác định vị trí các phần tử, thiết bị trên bảng điện
Bước 4: Vẽ nối đường dây điện theo sơ đồ nguyên lí
Hướng dẫn lắp bảng điện gia đình
Cách lắp bảng điện khá đơn giản chúng ta không gặp bất cứ một khó khăn nào trong quá trình lắp đặt. Và cách lắp khá đơn giản. Các bạn chỉ cần thực hiện đúng các bước dưới đây là có thể lắp đặt được một cách nhanh chóng.
Các dụng cụ cần chuẩn bị
Trước khi chúng ta đi vào xem cách hướng dẫn lắp bảng điện gia đình. Thì chúng ta cần phải chuẩn bị các thiết bị sau:
- Dụng cụ
+ Kìm cắt dây
+ Kìm mỏ nhọn
+ Dao nhỏ
+ Khoan tay
+ Tua vít
+ Bút thử điện
- Thiết bị
+ Ổ cắm, phích cắm
+ Cầu chì
+ Công tắc 2 cực
+ Đui đèn, bóng đèn
+ Dây điện lõi một sợi
- Vật liệu
+ Bảng điện
+ Băng dính cách điện
+ Giấy ráp
Đó là toàn bộ những vận dụng mà bạn cần phải có. Để chuẩn bị đi vào hướng dẫn lắp thiết bị điện gia đình. Nếu như bạn thiếu bất cứ một trong những thiết bị nào trong đó. Thì trong quá trình lắp đặt của chúng ta sẽ gặp khó khăn.
Cách lắp bảng điện trong nhà
Sau khi chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị và vật dụng cũng như sơ đồ của mạch điện. Bạn sẽ bắt tay vào việc lắp đặt bảng điện gia đình mình theo các bước sau:
Bước 1: Vạch dấu
Bạn cần bố trí các thiết bị trên bảng điện một cách hợp lý. Sau đó vạch dấu chính sác các lỗ khoan cần thiết.
Bước 2: Khoan lỗ bảng điện
Chọn mũi khoan phù hợp cho lỗ luồn dây và ốc vít. Sau đó tiến hành khoan lỗ chính xác tại các vị trí lỗ đã vạch dấu. Yêu cầu khoan lỗ khoan thẳng để thuận tiện cho việc luồn dây.
Bước 3. Nối dây mạch điện
Bạn nối dây các thiết bị điện trên bảng điện theo sơ đồ mạch điện đã vẽ. Đảm bảo sao cho các mối dây đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
Bước 4: Lắp đặt các thiết bị vào bảng điện
Cố định cầu chì, công tắc và ổ cắm điện vào các vị trí đã vạch dấu và khoan lỗ trên bảng điện. Đảm bảo lắp các thiết bị đúng vị trí và các thiết bị phải được lắp chắc chắn, an toàn.
Bước 5: Kiểm tra mạch điện
Nối bảng điện với dây nguồn và vận hành thử bảng điện.
Những bước lắp đặt trên là những bước mà khi lắp đặt ổ điện nào cũng cần có. Ngay dưới đây Kiên Cường chúng tôi sẽ hướng dẫn lắp bảng điện gia đình một cách cụ thể hơn. Và một cách đơn giản nhất để các bạn có thể tự lắp đặt mà không phải nhờ đến thợ.
Cách lắp bảng điện 1 cầu chì
Cách lắp đặt bảng điện gia đình 1 cầu chì vô cùng đơn giản. Trước tiên chúng ta sẽ đấu một dây pha vào cầu chì và một dây vào công tắc và đấu tiếp một dây từ cầu chì với ổ cắm.
Sau đó chúng ta đến đấu luôn 3 đường dây trung tính vào ổ cắm. Rồi đấu 3 đường dây pha với 2 chốt còn lại của công tắc. Việc sử dụng 2 công tắc thì chúng ta nên sử dụng được 2 loại bóng đèn là huỳnh quang và dây tóc.
Cuối cùng thì chúng ta sẽ đấu nối dây với cầu chì để có thể lấy nguồn điện cung cấp cho mạch điện.
Để bảng điện 1 cầu chì có điện và có thể cung cấp được cho các thiếu bị. Thì chúng ta sẽ có thể lấy một đầu còn lại của cầu chì. Và lấy một dây với một đường dây trung tính ở ổ cắm. Thì chúng ta sẽ lấy được nguồn điện cho mạch từ 2 dây đó.
Với các dây còn lại thì sẽ phụ thuộc vào từng công tắc của nó. Và phải đấu sao cho nó thật phù hợp để công tắc có thể hoạt động bình thường mà không gặp trục trặc.
Còn nếu như bạn không am hiểu sâu về ổ điện thì các bạn nên nhờ đến các thợ điện nước tại nhà đến giúp đỡ. Để tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Cách lắp bảng điện 2 cầu chì
Cách lắp bảng điện 2 cầu chì rất đơn giản như sau:
+ Chúng ta lắp đặt bóng đèn và đấu dây từ 1 cực của bóng đèn lên dây trung hòa. Và 1 dây ở cực của bóng đèn xuống vị trí lắp đặt của bảng điện.
+ Tiếp đến thì chúng ta sẽ đấu cặp dây nguồn từ đường dây chính xuống dưới bảng điện.
Trong quá trình lắp đặt chúng ta cần chú ý một số sai xót có thể xảy ra đó là:
+ Cấp điện nổ cầu chì: Nếu như chúng ta chưa thuộc được nguyên lý dẫn điện thì chúng ta có thể đấu sai, đấu sơ đồ hoặc băng cách đấu điện chưa an toàn có thể dẫn đến 2 cầu chì bị nổ.
+ Cấp điện cho các thiết bị mà chúng ta không được và cũng không bị nổ cầu chì: Thì đây có thể là nỗi mà do các mối nối chưa tiếp xúc.
+ Cấp điện các thiết bị lúc được lúc không: Thì có thể do các mối nối của các bạn còn quá lỏng lẻo và tiếp xúc chưa được tốt. Chính vì vậy mà chúng ta mới dẫn đến tình trạng này.