Thuốc tím là thuốc sát trùng không hề xa lạ và.có trong tủ thuốc của hầu hết các gia đình. Mọi người truyền tai nhau dùng thuốc tím trong điều trị nhiều bệnh như eczema, sát trùng vết thương. Vậy thực tế thuốc tím có tác dụng gì và sử dụng như thế nào cho an toàn, hiệu quả?
I. Ứng dụng sát trùng của thuốc tím trong y tế
Thuốc tím là thuốc sát trùng rất quen thuộc với mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ thuốc tím là gì và được sử dụng trong những trường hợp nào. Bản chất của thuốc tím là chất rắn vô cơ Kali Pemanganat (KMnO4), nó lần đầu tiên được phát hiện và sử dụng như một chất khử trùng vào năm 1857. Khi sử dụng bột thuốc được pha loãng trong nước với nồng độ thích hợp. Dung dịch thu được có màu tím đậm nhạt.tùy nồng độ, đây cũng là nguyên nhân giải thích vì sao tên thông thường của nó là thuốc tím. Nhờ vào đặc tính oxy hóa, thuốc tím có thể tiêu diệt được một số mầm bệnh là vi khuẩn, nấm. Khả năng sát trùng này đã được ứng dụng rộng rãi trong y tế để:
- Điều trị các bệnh nhiễm trùng về da như eczema, mụn trứng cá, viêm da, nấm tay chân.
- Sát trùng vết thương, thậm chí là vết thương có mủ, rỉ nước, phồng rộp.
- Giải pháp cấp tính trong điều trị nhiễm nấm bàn chân, bằng cách ngâm chân với dung dịch thuốc tím trong vòng 15 phút.
- Làm dung dịch khử trùng, diệt nấm.
Ngoài những đóng góp to lớn trong y tế, thuốc tím còn có những ứng dụng quan.trọng khác trong đời sống như khử trùng nước nuôi trồng thủy sản, dệt nhuộm, tẩy quần áo, điều trị nhiễm nấm, nhiễm trùng ở cá…
II. Lưu ý khi sử dụng thuốc tím để sát trùng
Khi sử dụng thuốc tím, phải pha loãng với nước theo tỷ lệ thích hợp
Thuốc tím thông thường được đóng gói và bán ở dạng bột. Khi sử dụng, tùy mục đích mà người bệnh phải pha loãng với nước theo tỷ lệ thích hợp. Đây chính là điểm bất tiện, khó khăn trong sử dụng thuốc tím. Thông thường để sát trùng vết thương và các bệnh nhiễm.khuẩn da, thuốc tím phải được pha đến nồng độ 1/10.000. Trường hợp khi không được pha loãng thuốc tím có thể làm tổn thương da, niêm mạc.
Tính oxy hóa mạnh đã tạo nên tác dụng sát trùng của thuốc tím, nhưng.cũng chính nó là nhược điểm gây khó khăn cho việc bảo quản. Để đảm bảo chất lượng thuốc trong suốt quá trình sử dụng, bệnh nhân cần giữ thuốc ở nơi khô.ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và nhiệt độ quá cao.
Ngoài ra, không được sử dụng chung thuốc tím với các chất sát trùng khác như oxy già, cồn iod… Tránh để thuốc tím dính vào mắt, và tránh uống phải thuốc tím (ngay cả khi ở nồng độ loãng).
III. Nhược điểm của thuốc tím sát trùng
Một số nhược điểm của thuốc tím khi sử dụng trong sát trùng y tế:
- Khả năng kháng khuẩn yếu, chỉ tiêu diệt một số mầm bệnh nhất định, hiệu quả kém với nấm, virus.
- Có nguy cơ gây kích ứng da, niêm mạc.
- Khó khăn trong việc tính toán và pha loãng liều lượng.
- Dễ bị oxy hóa, không đảm bảo được hiệu lực sát trùng của thuốc.
- Làm nhuộm màu da, quần áo trong quá trình sử dụng.
- Nếu không may tiếp xúc với môi trường có các hợp chất hữu cơ, có thể gây bốc cháy, thậm chí là phát nổ do tính oxy hóa rất mạnh của thuốc tím.
- Việc sử dụng rất bất tiện, phải thực hiện qua nhiều bước, không thích hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân như người cao tuổi, người bận rộn,…
Vì những hạn chế trên, cộng thêm sự xuất hiện của nhiều thuốc sát trùng ưu việt hơn nên thuốc tím càng ngày càng ít được sử dụng trong cuộc sống hiện đại.
IV. Có được sát trùng vết thương hở bằng thuốc tím không ?
Không nên sát trùng vết thương hở bằng thuốc tím
Vết thương hở là tổn thương phổ biến thường gặp. Nhiều người thường băn khoăn không biết có nên sát trùng vết thương hở bằng thuốc tím hay không. Trước tiên, phải khẳng định rằng KHÔNG nên sát trùng vết thương hở bằng thuốc tím. Lý do đầu tiên phải kể đến là thuốc tím tuy có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm,…nhưng lại không diệt được một số ký sinh phổ biến như trứng giun, sán. Nguyên nhân thứ hai, do những bất tiện và phức tạp trong việc sử dụng và bảo quản không phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh.
Ngoài ra, dùng thuốc tím sát trùng vết thương hở còn có nguy cơ gây kích ứng tại chỗ, thậm chí là hoại tử vết thương đối với những đối tượng bệnh nhân nhạy cảm. Cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ và so sánh với các loại thuốc sát trùng khác trên thị trường, có thể thấy thuốc tím không phải thuốc sát trùng thích hợp cho vết thương hở. Vậy câu hỏi đặt ra là giữa muôn vàn các loại thuốc sát trùng hiện nay, đâu mới là lựa chọn phù hợp cho vết thương hở?
>>> Xem bài viết: Cách chọn dung dịch kháng khuẩn cho vết thương
V. Dizigone – dung dịch sát trùng lý tưởng cho vết thương hở
1. Ưu điểm của Dizigone so với thuốc tím sát trùng
Dung dịch sát trùng vết thương hở phải đáp ứng được 3 yêu cầu cơ bản:
- Tiêu diệt mạnh mẽ hầu hết các mầm bệnh, phá hủy được màng biofilm của vi khuẩn.
- Không gây xót, kích ứng khi sát trùng.
- Không cản trở quá trình làm liền vết thương tự nhiên.
Dizigone – dung dịch sát trùng lý tưởng cho vết thương hở
3 yêu cầu trên tưởng chừng như đơn giản nhưng trên thực tế hầu hết các loại thuốc sát trùng thông dụng hiện nay như cồn, oxy già, povidone iod, cồn iod,… đều không thể đáp ứng đầy đủ 3 tiêu chí này. Tuy nhiên, người bệnh không cần quá lo lắng vì dung dịch sát trùng Dizigone có thể thỏa mãn trọn vẹn những yêu cầu trên.
Dizigone được sản xuất trên dây chuyền công nghệ EMWE tiên tiến từ châu Âu, hiệu quả sát trùng của sản phẩm đã được thử nghiệm và công nhận trên nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, sản phẩm đã được cấp phép lưu hành trên toàn quốc, người bệnh có thể dễ dàng tìm mua tại các nhà thuốc tư nhân hoặc bệnh viện. Với những ưu điểm của một dung dịch sát trùng lý tưởng, Dizigone đã trở thành lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các chuyên gia trong chăm sóc và điều trị vết thương hở.
Xem thêm phản hồi của khách hàng và đặt mua sản phẩm Dizigone qua shopee: https://shopee.vn/terrapharm
2. Các bước sát trùng vết thương hở hiệu quả với bộ sản phẩm Dizigone
Thao tác sát trùng vết thương hở bằng bộ sản phẩm kháng khuẩn Dizigone rất đơn giản, chỉ cần thực hiện qua 4 bước:
- Bước 1: Làm sạch vết thương với nước muối sinh lý 0,9% trong 3 phút. Loại bỏ nhẹ nhàng chất bẩn, mô hoại tử bằng nhíp nếu có.
- Bước 2: Nhỏ, xịt dung dịch sát trùng Dizigone lên vết thương và giữ trong vòng 30 giây để dung dịch phát huy tác dụng.
- Bước 3: Thoa 1 lớp Kem Dizigone nano bạc để chống viêm, kích thích tái tạo da mới và ngăn ngừa sẹo.
- Bước 4: Băng bảo vệ vết thương bằng băng, gạc vô trùng nếu vết thương hở sâu, rộng. Lưu ý không băng quá chặt gây cản trở lưu thông máu và khó chịu cho bệnh nhân.
>>> Xem bài viết: 7 mẹo chăm sóc vết thương hở hiệu quả tại nhà.
Có thể thấy, hiệu quả sát trùng của thuốc tím là không thể phủ nhận. Trong một số trường hợp điều trị nhiễm khuẩn da toàn thân, vai trò của thuốc tím là không thể thay thế. Tuy nhiên, với đa số các trường hợp khác ví dụ như sát trùng vết thương hở, vết loét, điều trị chốc lở cho trẻ em,… có rất nhiều lựa chọn phù hợp hơn thuốc tím. Trước khi sử dụng, bệnh nhân nên xin tư vấn về các lợi ích, nguy cơ của việc điều trị bằng thuốc tím rồi mới ra quyết định.
Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở tại nhà:
Để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc về dung dịch sát trùng Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.