Cháo lươn nấu với rau gì ngon, đây là vấn đề mà không phải bà nội trợ nào cũng nắm được. Để giải đáp được nội dung này hãy cùng JAMJA’s Blog tìm hiểu qua chi tiết bài viết dưới đây.
Như vậy, lươn được biết đến là một loại thực phẩm dân dã, quen thuộc đối với nhiều người. Không chỉ thơm ngon mà chúng còn giàu dưỡng chất, có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon và thú vị. Chắc chắn bạn đã từng thử qua cháo lươn, súp lươn, miến lươn hay bún lươn… Dù là món ăn gì đi nữa thì giá trị của từng miếng lươn đều được khẳng định. Không chỉ người lớn và trẻ nhỏ cũng rất yêu thích món ngon này.
Trong số những món ngon từ lươn thì cháo được nhiều người chọn hơn cả. Các bà nội trợ đặc biệt chế biến món ngon này để chiều lòng những em nhỏ trong nhà.
Nhưng lươn có vị tanh đặc trưng vì thế nếu như không biết cách nấu nướng đúng cách sẽ khiến món ăn tanh, khó ăn ảnh hưởng đến chất lượng của chúng. Vậy làm sao để món cháo lươn ngon và thỏa lòng mong muốn của mỗi vị thức khách khi thưởng thức? Để hiểu rõ được điều này mời bạn tham khảo một số chi tiết được phân tích trong bài viết dưới đây.
Giá trị dinh dưỡng của thịt lươn
Từ dân gian xưa, ông cha ta đã coi thịt lươn là một thực phẩm bổ dưỡng dùng để tẩm bổ cho người bệnh và là một loại thịt tương đối đắt đỏ. Đến nay, khoa học đã chứng minh trong thịt lươn có chứa rất nhiều các loại dưỡng chất có lợi cho cơ thể con người với hàm lượng vitamin A, B1,2,6 cao hơn gấp 2-3 lần so với các loại thịt, cá thông thường khác. Cùng với đó là các khoáng chất có trong thịt lươn như sắt, kẽm, canxi,… góp phần bổ sung dưỡng chất tự nhiên cho cơ thể, rất tốt cho trẻ em đang trong thời kì phát triển hay người già mắc các vấn đề về xương khớp.
Giá trị dinh dưỡng của thịt lươn là rất cao
- Lưu thông khí huyết : Thịt lươn được xem là một trong những loại thực phẩm có tính mát do đó có tác dụng điều hòa thân nhiệt, lưu thông khí huyết, bổ máu, đào thải các chất độc ra ngoài đem lại một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.
- Hỗ trợ tiêu hóa : Trong Đông y thường dùng chiết xuất từ da hay xương sống của lươn để bào chế thành thuốc chữa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Hoặc bằng cách sử dụng các món ăn chế biến từ thịt lươn cũng giúp cải thiện đường tiêu hóa, chữa các bệnh như táo bón, kiết lị, tiêu chảy,… Lươn được xem là ”thần dược” trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về đường ruột vô cùng hiệu quả.
Thịt lươn có chữa hàm lượng lớn vitamin A, B1,2,6
- Tăng cường dương khí cho phái mạnh : Món ăn được sử dụng rất nhiều cho phái mạnh để tăng cường khí huyết, bổ thận, tráng dương đó chính là thịt lươn hầm chung với hạt sen, hà thủ ô và nấm linh chi. Những người bước vào độ tuổi trung niên, cơ thể có phần suy giảm sinh lực, giảm ham muốn tình dục,…. thì thịt lươn chính là một loại thực phẩm có công dụng hữu hiệu trong việc ”cứu cánh” cho đàn ông.
- Điều trị bệnh trĩ : Ít có loại thực phẩm nào có mà có tác động trực tiếp đến việc chữa khỏi bệnh trĩ mà không cần dùng thêm các loại thuốc hay can thiệp của phẫu thuật. Nhưng thịt lươn nước ngọt lại có công dụng thần kì này, chỉ cần nấu thịt lươn hàng ngày hầm trong nồi đất sẽ giúp cầm máu và điều trị tình trạng trĩ nội, ngoại hay thậm chí sa búi trĩ.
- Giảm suy nhược, tăng cường thể lực : Những người mới ốm dậy, người thể lực yếu việc bồi bổ bằng cháo lươn hay lươn hầm thuốc bắc cũng là một món ăn giúp tăng cường sức đề kháng và thể lực hiệu quả.
- Không dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú : Lươn có tính hàn do đó phụ nữ đang mang thai thường nhạy cảm không nên sử dụng thịt lươn dễ gây biến chứng tới thai nhi.
Cách chọn mua lươn ngon và đảm bảo an toàn
Thịt lươn rất bổ dưỡng nên được nhiều người lựa chọn để chế biến các món ăn trong nhà hàng cũng như trong các bữa ăn gia đình hàng ngày. Lươn ngon được nhiều người chọn mua là lươn đồng, bạn có thể mua lươn ở bất kì thời điểm nào trong năm nhưng mùa lươn thường từ tháng 5-6 âm lịch, khi nước lên có nhiều phù sa nên thịt lươn béo tốt và rất bùi. Để chọn mua được lươn ngon, các bà nội trợ nên tìm đến các chợ đầu mối, chợ quê để đảm bảo chất lượng, tránh mua ở các chợ cóc bởi dễ mua phải lươn nhiễm sán, lươn bệnh.
Cách chọn mua lươn ngon và an toàn
Lươn đồng ngon có lớp da ngoài màu đen lẫn vàng óng nhẹ, da trơn nhẫy, căng bóng, không nên chọn mua lươn có da sần sùi hay xuất hiện đốm lạ rất dễ là lươn nhiễm bệnh. Lươn đuôi dài và có trọng lượng khoảng từ 1-1,5kg là lươn ngon, không quá to cũng không quá nhỏ, các bạn không nên chọn mua lươn quá nhỏ hay lươn con bởi sẽ khó khăn trong công đoạn sơ chế. Do đặc tính sống trong lòng đất ăn bùn và rong rêu do đó trong lươn có chứa rất nhiều ký sinh trùng cùng các loại ấu trùng khác nhau có thể gây hại cho cơ thể nếu người dùng không sơ chế, chế biến kĩ. Đặc biệt là nhiều người không có kinh nghiệm dễ mua phải lươn đã chết hoặc bị ươn. Để đảm bảo an toàn nên làm sạch và ăn chín, tránh ăn các món gỏi hoặc lươn sống sẽ dễ bị nhiễm kí sinh trùng.
Mẹo sơ chế lươn đúng cách và không bị tanh
Để sơ chế lươn không bị tanh và an toàn, các bà nội trợ cần nắm rõ những nguyên tắc khi làm thịt lươn như sau (bạn nên mua tươi sống và tự làm thịt tại nhà, tránh mua lươn làm sẵn bởi không nắm rõ được nguồn gốc cũng như người bán sơ chế không sạch dễ gây ngộ độc ):
Sơ chế lươn đúng cách khử sạch mùi tanh
- Khi mua lươn sống về các bạn dùng vật cứng rồi đập dập đầu cho lươn chết. Lưu ý là đập đầu ngang, tránh đập nhiều lần sẽ làm cơ thể lươn bị co rút dẫn đến thịt bị dai.
- Để làm sạch nhớt trên da, bạn dùng tro bếp, nước chanh hoặc nước vo gạo rồi ngâm lươn vào chừng 2-3 phút rồi tuốt nhiều lần đến khi da sạch rồi rửa lại bằng nước ấm.
- Không sử dụng dấm hay rượu để rửa bởi sẽ làm mất đi hương vị đặc trưng cũng như làm trầy lớp da của lươn.
- Trong quá trình làm thịt, mổ bụng thì không nên dùng dao kim loại bởi theo dân gian, khi thịt lươn tiếp xúc với kim loại sẽ làm thịt bị tanh và rất hôi. Do đó kinh nghiệm làm thịt lươn đó là dùng thanh tre hoặc nứa vuốt nhọn một đầu và rạch bụng để làm sạch nội tạng.
- Sau khi làm sạch nội tạng thì dùng muối xát xung quanh một lần nữa cho sạch máu và rửa lại bằng nước ấm. Không dùng nước lạnh trong tất cả quá trình sơ chế lươn sẽ khiến thịt bị tanh.
- Một lưu ý nhỏ trong quá trình chế biến món ăn, không nên dùng nước mắm, gừng và riềng sẽ làm mất mùi và không hợp với thịt lươn.
- Da lươn có tính độc và không hợp với cơ địa một số người đặc biệt là trẻ em. Do đó khi chế biến các món cho bé, các bà nội trợ nên loại bỏ da bằng cách dội nước sôi vào lươn và tuốt nhẹ là được, riêng tiết lươn rất bổ nên hãy giữ lại để nấu cháo hoặc chế biến các món hầm cũng rất ngon.
Cháo lươn nấu với rau gì?
Cháo lươn là một món ăn bổ dưỡng bởi chứa nhiều protein, chất đạm tốt cho cơ thể, có thể thay thế cho các loại thịt khác mà hương vị còn vô cùng hấp dẫn. Lươn có tính hàn, vì thế để nấu cháo lươn nên kỵ những loại rau như cải bó xôi, rau chân vịt,… sẽ dễ gây tiêu chảy, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nếu bạn đang thắc mắc cháo lươn nấu với rau gì để không bị tanh, cho bữa ăn dặm của các bé thêm hấp dẫn và nhiều màu sắc hơn thì hãy tham khảo một số công thức dưới đây nhé.
Cháo lươn nấu với những loại rau gì ngon nhất?
Cháo lươn nấu rau cải xanh
Trong rau cải chứa nhiều vitamin A, B, K cùng các nhóm hữu cơ như canxi cho hỗ trợ cho xương phát triển do đó rất tốt cho trẻ nhỏ trong thời kì phát triển. Lươn và rau cải xanh được rất nhiều phụ huynh lựa chọn cho con trẻ bởi nguyên liệu dễ kiếm và cách làm nhanh gọn, cùng JAMJA’s BLOG bắt tay vào chế biến món ăn hấp dẫn này nhé !
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Bột gạo : 100g ( tùy theo khẩu phần ăn các bạn có thể tăng giảm tùy ý ). Bột gạo làm từ gạo xay nhuyễn, khi nấu sẽ tạo độ sánh mịn giúp bé dễ ăn hơn, đặc biệt là các bé trong thời kì ăn dặm. Nếu không có bột gạo các bạn có thể nấu cháo bằng gạo sau đó cho cháo vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.
- Lươn làm sạch : 500g
- Rau cải xanh : 50g
- Hành khô, gừng tươi
- Gia vị : hạt nêm, bột canh, muối
Cháo lươn nấu rau cải xanh
Các bước thực hiện
Bước 1 :
- Lươn làm sạch sau đó luộc chín cùng một nhánh gừng trong khoảng 5-10 phút, sau đó vớt ra, gỡ thịt và xương để riêng và băm nhỏ thịt.
- Ướp thịt lươn với 1 thìa bột canh, 1 thìa hạt nêm rồi để khoảng 10 phút cho ngấm vị.
- Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ.
- Rau cải nhặt sạch, thái nhỏ.
Bước 2 :
- Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành tỏi rồi đổ phần thịt lươn đã ướp vào xào cho săn lại.
- Phần xương lươn cho vào máy xay sinh tố cùng 1 chút nước lọc xay nhuyễn và rây qua màng lọc chắt lấy nước, bỏ bã.
Bước 3 :
- Cho nồi lên bếp, cho bột gạo cùng lượng nước vừa đủ vào ninh nhừ. Khi cháo sôi thì đổ phần nước cốt xương, thịt lươn xào, rau cải vào nấu chung và nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
- Trong quá trình nấu không nên đậy nắp quá kín sẽ dễ làm cháo bị sôi rào nước ra ngoài nồi, nên đun với lửa nhỏ vừa phải. Khi cháo chín thì múc ra bát, để cho bớt nóng rồi thưởng thức.
Cháo lươn nấu với rau cải là món ăn dễ làm, hợp khẩu vị của nhiều bé và nhiều chất dinh dưỡng. Trong thực đơn cả tuần, các bậc cha mẹ nên xen kẽ 2-3 bữa với món cháo này để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho con yêu.
Cháo lươn nấu với rau ngót
Ngoài rau cải xanh thì rau ngót cũng là một nguyên liệu lành tính và rất bổ dưỡng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho trẻ. Để đổi vị cho bữa ăn thì món cháo lươn nấu rau ngót cũng rất đáng để các mẹ thêm vào thực đơn hàng ngày.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Gạo tẻ hoặc bột gạo : 50g
- Lươn làm sạch, cắt khúc : 500-700g
- Rau ngót : 100g
- Hành khô
- Gia vị
Cách chế biến
- Lươn luộc từ 3-5 phút sau đó lọc để riêng thịt và bỏ xương
- Rau ngót rửa sạch, thái nhỏ.
- Hành khô bóc vỏ, thái miếng và phi thơm vàng sau đó vớt ra để riêng cho ráo dầu.
- Cho bột gạo vào nồi và nấu cháo, nêm nếm gia vị tùy ý.
- Sau 15-20 phút khi cháo sôi thì thả thịt lươn và rau ngót vào nồi, tiếp tục ninh thêm khoảng 5-10 phút là có thể dùng được
- Múc cháo ra bát và cho thêm chút hành khô phi thơm lên trên để giúp bớt ngấy và tạo mùi thơm cho món ăn.
Cháo lươn nấu với rau ngót
Cách nấu cháo lươn với rau ngót rất nhanh chóng, các mẹ có thể mua nhiều lươn và chia thành các phần nhỏ và bảo quản trong tủ lạnh để nấu nhiều lần cũng như kết hợp với các nguyên liệu khác nhau.
Cháo lươn nấu với mồng tơi
Một công thức quen thuộc khác được nhiều cửa hàng cháo dinh dưỡng áp dụng đó là cháo lươn nấu với rau mùng tơi. Mặc dù mùng tơi với đặc điểm nhiều nhớt và có mùi đặc trưng nhưng khi kết hợp với thịt lươn lại rất bổ dưỡng đặc biệt là bổ máu. Vậy làm thế nào để khi nấu cháo lươn với rau mùng tơi không bị quá nhiều nhớt, hãy cùng khám phá bí kíp dưới đây nhé !
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Lươn làm sạch : 500g
- Bột gạo : 50g
- Rau mùng tơi : 500g
- Gia vị
Cách chế biến
- Lươn mua về làm sạch, luộc chín và lọc bỏ xương, giữ lại phần thịt, băm nhuyễn và trộn với gia vị.
- Mùng tơi nhặt sạch, băm nhỏ và trần sơ qua với nước sôi để bớt nhớt. Sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, chắt lấy phần nước cốt và bỏ đi phần bã.
- Bắc nồi lên bếp, đổ bột gạo với nước theo tỉ lệ 1:10, có thể nấu loãng một chút nếu trẻ trong thời gian ăn dặm.
- Xào qua thịt lươn với chút gia vị.
- Cháo sôi thì đổ phần thịt lươn và nước cốt rau mùng tơi vào trộn đều, nêm nếm gia vị vừa ăn và đun tiếp trong 5-10 phút là có thể dùng được.
- Nếu muốn ăn cả phần rau bạn có thể chỉ cần băm nhuyễn rau mùng tơi rồi trần qua nước sôi mà không cần xay rồi chắt nước cốt.
Cháo lươn nấu với rau mồng tơi
Vậy là JAMJA’s BLOG đã giới thiệu đến các bạn công dụng của thịt lươn cũng như phần nào trả lời cho câu hỏi cháo lươn nấu với rau gì cho thơm ngon, bổ dưỡng. Ngoài các loại rau kể trên bạn cũng có thể áp dụng công thức với bất kì loại củ quả nào khác như bí đỏ, cà rốt, bí xanh,… đều được.
Chúc các bạn thành công!
XEM THÊM
– Truy cập JAMJA.vn để lấy mã giảm giá Trà sữa House Of Cha từ 30-70% cực hot
– Thưởng thức Trà sữa Xing Cha… thơm ngon cùng loạt khuyến mãi siêu hấp dẫn
– Trà sữa Bobapop cùng nhiều thương hiệu nổi tiếng giảm giá đến 50%, nhanh tay lấy mã giảm giá nào!
Comments
comments