Top 13+ Món ăn phục hồi sức khỏe cho người bệnh nhanh, dễ làm!

Top 13+ Món ăn phục hồi sức khỏe cho người bệnh nhanh, dễ làm!

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Người mới ốm dậy hay mệt mỏi và chán ăn, dễ bị suy nhược cơ thể. Vì vậy việc lựa chọn các món ăn phục hồi sức khoẻ cho người bệnh được rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn 5 loại thực phẩm ngon miệng, bổ dưỡng và dễ tìm để xây dựng thực đơn cho người mới ốm dậy.

1. Các món ăn với thịt gà

Thịt gà sở hữu hàm lượng Protein cao, ít chất béo, giàu các Vitamin và khoáng chất cần thiết. Chính vì vậy, thịt gà giúp bổ sung năng lượng, tăng cường trao đổi chất, cải thiện hệ miễn dịch và hồi phục sức khỏe cho người bệnh.

Dưới đây là bảng thông tin dinh dưỡng theo từng vị trí khác nhau của thịt gà (trong khẩu phần thịt 100g, không da, không xương):

Phần thịt gà Calo Protein Chất béo Ức gà 165cal 31g 3,6g Đùi gà 209cal 26g 10,6g Má đùi 172cal 28,3g 5,7g Cánh gà 203cal 30,5g 8,1g

Lưu ý khi chế biến:

  • Thịt gà kỵ với một số thực phẩm như: thịt chó, tỏi, hành sống hay rau cải
  • Thịt gà chứa lượng chất béo và Cholesterol cao. Vì vậy, người mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp không nên ăn nhiều thịt gà.

Liều lượng: Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, để đa dạng các món ăn và đảm bảo sức khoẻ, một tuần chỉ nên ăn thịt gà 3 lần, mỗi lần không quá 150g.

Một số món ăn bổ dưỡng với thịt gà:

Món ăn Đối tượng sử dụng Súp gà Người bị cảm, người có sức đề kháng yếu Canh gà Người bị cảm, đau họng, ăn không ngon miệng Cháo gà Người mới ốm dậy, mắc cảm cúm, hệ tiêu hóa kém, sau phẫu thuật Gà hầm thuốc bắc Người suy nhược cơ thể, phụ nữ có thai và sau sinh, người bị đau lưng, chân tay yếu, người bị ho khan, nghẹt mũi hoặc bệnh liên quan đến phổi

Dưới đây là một số gợi ý về cách chế biến các món ăn trên.

1.1. Súp gà

Đầu tiên trong số món ăn giúp phục hồi sức khỏe là Súp gà, súp gà là một trong những món ăn ngon bổ dưỡng và dễ chế biến. Ngoài cung cấp năng lượng, giải cảm cúm và tăng cường hệ miễn dịch, súp gà còn có kết cấu mềm lỏng, giúp người bệnh dễ ăn và dễ tiêu hoá hơn.

Nguyên liệu (khẩu phần 4 người):

  • Thịt gà: 200g (chọn phần đùi và phần thịt nạc).
  • Ngô ngọt: ½ bắp
  • Nấm kim châm: 200g
  • Nấm hương khô: 100g
  • Rau mùi: 2 – 3 nhánh
  • Bột năng: 15g (2 thìa)
  • Nước mắm: 1 thìa
  • Gia vị khác: muối, tiêu, hạt nêm

Cách chế biến:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
  • Bước 2: Luộc thịt gà sau đó luộc hạt ngô ở lửa lớn trong khoảng 10 phút. Phần nước luộc ngô đổ vào chung với nước luộc gà và đun với lửa lớn
  • Bước 3: Khi nước sôi, cho lần lượt nấm hương, nấm kim châm và ngô vào đảo đều trong 2 – 3 phút.
  • Bước 4: Pha 2 thìa bột năng với 3 thìa nước lọc và đổ từ từ vào nồi súp, nêm gia vị rồi vặn lửa nhỏ và đun thêm khoảng 10 phút.
  • Bước 5: Cho gà đã xé vào nồi, đun khoảng 2 – 3 phút rồi cho rau thơm vào

Lưu ý: Thịt gà chứa lượng lớn Protein. Những người mắc các bệnh về gan cần hạn chế bổ sung Protein và không nên ăn nhiều súp gà.

Súp gà rất tốt cho người mới ốm dậy
Súp gà là món ăn ngon và dễ tiêu cho người mới ốm dậy

1.2. Canh gà

Canh gà giúp bổ sung năng lượng và tăng ngon miệng hơn, tăng cường dinh dưỡng và miễn dịch cho người bệnh. Kết hợp thịt gà với các loại rau củ, thảo mộc khác trong món giúp tăng hương vị và nhiều dưỡng chất có lợi.

Nguyên liệu (khẩu phần 2 người):

  • Gà: nửa con
  • Cà rốt: 1 củ
  • Hạt sen: 50g
  • Kỷ tử: 15g
  • Táo tàu: 50g
  • Nhãn nhục: 20g
  • Hành tím: 1 củ
  • Hành lá, rau mùi: mỗi loại 3 nhánh
  • Gia vị: muối, tiêu, hạt nêm, giấm,…

Cách chế biến:

  • Bước 1: Phi thơm hành tím băm nhuyễn rồi cho gà vào xào sau đó thêm cà rốt, hạt sen, kỷ tử, táo tàu và nhãn nhục vào nồi. Thêm 1 muỗng muối và 300ml nước vào đun sôi. Hầm gà khoảng 30 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 2: Để nguyên nồi như vậy thêm 20 phút cho gà chín mềm hơn rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Canh gà là món ăn tẩm bổ rất tốt
Canh gà là món ăn tẩm bổ rất tốt

1.3. Cháo gà

Cháo gà là món ăn quen thuộc với tác dụng giải cảm, chống viêm rất tốt trong các trường hợp cảm cúm, cảm lạnh. Cháo gà dễ tiêu hoá và bổ sung năng lượng cần thiết giúp người bệnh nhanh khỏi hơn. Nó cũng là món ăn phục hồi sức khỏe phổ biến và dễ làm bậc nhất đấy nhé.

Nguyên liệu (khẩu phần 4 người):

  • Gạo tẻ: 200g
  • Ức gà: 800g
  • Cà rốt: 1 củ
  • Nấm hương khô: 100g
  • Hành tím: 2 củ
  • Gừng: 1 củ
  • Hành lá: 3 nhánh
  • Gia vị: muối, tiêu, hạt nêm

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho 1,8 lít nước cùng ức gà, thêm 1 thìa cà phê muối, hành tím, gừng vào nồi. Luộc khoảng 20 phút thì thịt gà chín.
  • Bước 2: Vớt thịt gà ra và lọc lấy thịt, để nguội và xé sợi. Phần xương ức để lại vào nồi để tiếp tục nấu cháo.
  • Bước 3: Cho gạo, cà rốt và nấm hương đã sơ chế vào nồi luộc gà. Nấu với lửa vừa khoảng 20 phút đến khi cháo chín mềm, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Cháo gà là đáp án tốt cho câu hỏi ăn gì phục hồi sức khỏe
Cháo gà phù hợp với đa số người bệnh cần phục hồi sức khỏe

1.4. Gà hầm thuốc bắc

Đối với câu hỏi ăn gì phục hồi sức khỏe thì món gà hầm thuốc bắc không chỉ cung cấp nhiều năng lượng mà còn góp phần làm giảm các triệu chứng ho khan, nghẹt mũi trong bệnh cảm, hỗ trợ giảm đau và điều trị các bệnh đau lưng, phổi, chân tay yếu,… rất thích hợp nằm trong danh sách các món ăn phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

Tham Khảo Thêm:  4 cách nấu món cháo cá trê cho bé ngon nhất không bị tanh

Nguyên liệu (khẩu phần 4 người):

  • Gà: 1 con (gà ta hoặc gà ác)
  • Thuốc bắc: 50g
  • Hạt sen: 20g
  • Nấm hương: 50g
  • Ngải cứu: 200g
  • Gừng tươi: 1 nhánh
  • Gia vị: muối, hạt nêm, đường, bột ngọt

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho gà vào nồi, đổ nước ngập khoảng ⅔ thân gà rồi bật bếp. Khi nước sôi, cho thêm thuốc bắc, hạt sen, nấm hương vào rồi vặn nhỏ lửa để hầm gà trong 1 tiếng
  • Bước 2: Thêm ngải cứu vào nồi. Tiếp tục hầm thêm 15 – 20 phút nữa, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

Lưu ý: Thịt gà có tính ôn, kết với với các gia vị thuốc bắc tính cay làm kích động phong nhiệt, gây tăng huyết áp.

Gà hầm thuốc bắc đứng hàng đầu trong số thức ăn phục hồi sức khỏe dễ làm
Gà hầm thuốc bắc là món ăn bổ dưỡng và dễ thực hiện

2. Các món ăn với thịt heo

Thịt heo là nguyên liệu truyền thống, thường gặp trong bữa ăn của các gia đình ở Việt Nam. Trong thịt heo có gần như đầy đủ các dưỡng chất cần cho cơ thể như chất đạm, chất béo, Vitamin và muối khoáng,… Hàm lượng đạm cao trong thịt heo giúp bù đắp năng lượng, phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Thịt heo rất phổ biến và không thể thiếu trong danh sách món ăn phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

Theo dõi bảng thành phần dinh dưỡng trong mỗi khẩu phần 100g thịt heo để thấy rõ giá trị dinh dưỡng của từng bộ phận:

Phần thịt heo Calo Protein Chất béo Thịt nạc 139cal 19g 7g Thịt heo mỡ 394cal 14.5g 37.3g Thịt ba chỉ 260cal 16.5g 21.5g Thủ heo 335cal 13.4g 31.3g Sườn heo 187cal 17.9g 12.8g Chân giò 230cal 15.7g 18.6g

Liều lượng:nên ăn thịt 1 – 2 lần/ tuần, mỗi lần từ 100 – 150g thịt.

Một số món ăn bổ dưỡng với thịt heo:

Món ăn Đối tượng sử dụng Canh xương hầm rau củ Người mới ốm dậy, hệ tiêu kém, ăn không ngon miệng, đắng miệng Cháo thịt bằm Người bị cảm hoặc sốt, người mới ốm dậy, người răng yếu hoặc mới phẫu thuật Chân giò hầm thuốc bắc Người suy nhược thần kinh, trong hoặc sau đợt điều trị bệnh, phụ nữ sau sinh

Dưới đây là một số gợi ý về cách chế biến các món ăn trên.

2.1. Canh xương hầm rau củ

Canh xương hầm rau củ là sự kết hợp của xương heo và rau củ, mang lại một món ăn kích thích vị giác và bồi bổ, phục hồi sức khỏe cho người già, người mới ốm dậy.

Nguyên liệu (khẩu phần 4 người) :

  • Xương heo: 500g
  • Củ dền: 2 củ
  • Su su: 1 củ
  • Cà rốt: 2 củ
  • Khoai tây: 2 củ
  • Hành lá: 2 – 3 nhánh
  • Rau mùi: 3 – 4 nhánh
  • Gia vị: muối, tiêu, bột nêm,…

Cách chế biến:

  • Bước 1: Cho xương vào nồi, thêm nước vừa đủ và 1 thìa bột canh rồi đun lửa lớn đến sôi. Khi nước sôi, hớt bỏ bọt trên mặt nước. Sau đó hạ lửa nhỏ và đun tiếp khoảng 45 – 60 phút.
  • Bước 2: Khi xương đã mềm, cho các loại rau củ vào nồi và đun đến khi rau củ chín mềm. Nêm nếm cho vừa ăn, thêm hành lá và rau mùi vào rồi tắt bếp

Lưu ý: Xương heo chứa lượng chất béo cao, do đó người mắc các bệnh huyết áp cao, mỡ máu cao và tiểu đường không nên ăn nhiều canh xương hầm. Bên cạnh đó, hàm lượng Purin cao dễ làm tăng Acid Uric máu khi ăn thường xuyên và không tốt cho người bệnh Gout.

Canh xương hầm rau củ
Canh xương hầm rau củ vừa bổ dưỡng vừa thơm ngon.

2.2. Cháo thịt bằm

Cháo thịt bằm giúp bổ sung dinh dưỡng, làm ấm cơ thể, lưu thông khí huyết, giải cảm và hạ sốt nhanh hơn là đáp án cho việc ăn gì giúp phục hồi sức khỏe. Cùng với dạng cháo loãng dễ ăn và dễ tiêu hoá, cháo thịt bằm là lựa chọn phổ biến trong chế độ ăn cho người mới ốm dậy, người già suy nhược cơ thể.

Nguyên liệu (khẩu phần 2 người):

  • Gạo thơm: 150g
  • Thịt thăn heo: 150g
  • Trứng bách thảo: 2 quả
  • Hành lá, rau mùi: 2-3 nhánh
  • Hành khô: 2-3 củ
  • Cà rốt: 1 củ bé
  • Gia vị: hạt tiêu, nước mắm, muối, đường, hạt nêm, dầu ăn

Cách chế biến:

  • Bước 1: Bắc chảo lên bếp, khi chảo nóng hạ lửa nhỏ, cho gạo vào rang vàng giòn. Sau đó đem gạo đi vo sạch, để ráo.
  • Bước 2: Đặt nồi lên bếp, đun nóng dầu rồi đảo sơ thịt bằm với hành phi. Sau đó, thêm 1,5 lít nước vào đun lửa vừa.
  • Bước 3: Chờ cho nước sôi, vớt hết bọt rồi cho gạo đã rang vào nấu cùng. Khi cháo sôi lại lần nữa, cho trứng bách thảo và cà rốt đã cắt nhỏ vào. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi múc cháo ra bát, rắc thêm tiêu, rau mùi, hành lá là hoàn tất.

Lưu ý: Cháo là thực phẩm bán lỏng dễ làm tăng chứng trào ngược và ợ nóng nên người có triệu chứng trào ngược Axit, ợ nóng hoặc người bệnh bị loét dạ dày, viêm thực quản trào ngược và dạ dày chảy xệ cần chú ý khi ăn.

Cháo thịt bằm là một trong những thực phẩm phục hồi sức khỏe
Cháo thịt bằm là món ăn giải cảm hiệu quả

2.3. Chân giò hầm thuốc bắc

Chân giò hầm thuốc bắc rất giàu dưỡng chất, là lựa chọn hoàn hảo để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể sau thời gian dài suy kiệt. Món ăn này còn có tác dụng tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ nên rất tốt cho phụ nữ sau sinh.

Nguyên liệu (khẩu phần 4 người):

  • Chân giò heo: 1kg
  • Thuốc bắc: 1 gói
  • Nấm hương: 1 lạng
  • Cà rốt: 1 củ
  • Dừa Xiêm: 1 trái
  • Gia vị: nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu,…

Cách chế biến:

  • Bước 1: Bắc nồi lên bếp, cho nước dừa xiêm, khoảng 150ml nước lọc cùng với thuốc bắc vào và đun sôi.
  • Bước 2: Khi nước chuyển qua màu đỏ nâu, cho chân giò đã sơ chế vào để hầm.
  • Bước 3: Đun nhỏ lửa cho đến khi phần thịt chân giò chín mềm, nêm gia vị cho vừa ăn. Tiếp đến, cho nấm đông cô, cà rốt vào đun cùng cho tới khi chín thì tắt bếp. Múc ra tô và trang trí là hoàn thành món ăn.

Lưu ý: Những người bị viêm gan mãn tính, sỏi thận, thừa cân hoặc béo phì không nên ăn món này.

Chân giò hầm thuốc bắc
Chân giò hầm thuốc bắc thơm ngon, bổ dưỡng cho người bệnh.

3. Các món ăn với cá

Trong các món ăn phục hồi sức khỏe cho người bệnh thì Cá rất giàu Protein chất lượng cao và chất béo có lợi như Omega-3, giúp người bệnh tăng cường trao đổi chất và cải thiện sức khỏe tim mạch. Các Vitamin và khoáng chất trong cá như Vitamin A, D, E, nhóm B, Sắt, Kẽm, Selen,… có vai trò tăng cường miễn dịch, thị lực và xương khớp, giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe toàn diện cho người bệnh.

Tham Khảo Thêm:  Cá tai tượng ăn gì? Thức ăn cho cá tai tượng

Lưu ý:

  • Không nên sử dụng một số loại cá như cá kiếm, cá cờ, cá mập, cá kình,… do chúng chứa nhiều các kim loại nặng như thuỷ ngân.
  • Cá kỵ với một số thực phẩm như: thịt chó, bí xanh, thịt gà hoặc lá tía tô

Liều lượng: mỗi tuần nên ăn ít nhất 2 bữa cá, mỗi bữa khoảng 140g

Một số món ăn bổ dưỡng từ cá:

Món ăn Đối tượng sử dụng Cháo cá hồi Người sau phẫu thuật, trí nhớ kém, thị lực yếu, hệ tiêu hóa kém Cá chép hấp lá ngải Phụ nữ có thai và sau sinh, người suy nhược cơ thể, người bị bệnh cảm, sốt

Dưới đây là một số gợi ý về cách chế biến các món ăn trên.

3.1. Cháo cá hồi

Cháo cá hồi là món ăn dễ tiêu, giúp cải thiện trí nhớ, sức khỏe mắt, hồi phục năng lượng cho những người mới ốm dậy. Ngoài ra, món ăn này còn có tác dụng kích thích tăng trưởng, phục hồi độ săn chắc cơ cho người mới ốm dậy.

Nguyên liệu (khẩu phần 4 người):

  • Cá hồi: 300g
  • Gạo tẻ: 200g
  • Gạo nếp: 60g
  • Cà rốt, hành tây, khoai tây: mỗi loại 1 củ
  • Gừng và hành lá: 2 nhánh
  • Gia vị: muối, tiêu, bột nêm,…

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành với dầu ăn rồi cho gạo vào xào khoảng 6 – 10 phút. Sau đó thêm 1,5 – 2 lít nước vào nồi và đun sôi.
  • Bước 2: Đợi cháo sôi, cho thêm hành tây và hành trắng vào cho cháo ngọt và thơm hơn. Khi gạo đã chín mềm thì cho cà rốt và gừng cắt sợi vào.
  • Bước 3: Khi tất cả các nguyên liệu trong cháo chín mềm, cho cá vào và nêm nếm gia vị vừa ăn. Đun cháo sôi thêm 5 phút rồi tắt bếp. Múc cháo ra tô, trang trí với hành lá là hoàn thành món ăn.

Lưu ý: Da cá hồi dễ tích tụ các chất độc và kim loại nặng từ môi trường, vì vậy nên hạn chế dùng da cá hồi để nấu cháo cho người sau phẫu thuật.

Cháo cá hồi là món ăn phục hồi sức khỏe tốt cho người bệnh
Cháo cá hồi là món ăn dinh dưỡng giúp cải thiện trí nhớ và thị lực

3.2. Cá chép hấp lá ngải

Cá chép hấp lá ngải có nhiều tác dụng quý cho người mới ốm dậy như giúp bổ khí huyết, giải cảm, trị kém ăn, đau đầu và suy nhược thần kinh. Đặc biệt, đây là món ăn rất tốt cho phụ nữ mang thai và sau sinh, giúp an thai, tăng tiết sữa và bồi bổ sức khỏe.

Nguyên liệu (khẩu phần 2 người):

  • Cá chép: 1 con
  • Rau ngải cứu: 100g
  • Gừng: 1 củ
  • Ớt: 3 quả
  • Tỏi: 1 củ
  • Gia vị: nước mắm, muối, đường, hạt nêm, tiêu

Cách thực hiện:

  • Sơ chế nguyên liệu
  • Ướp cá đã sơ chế với muối, gừng, hạt nêm và tiêu trong 20 phút cho ngấm gia vị. Sau đó cho gừng và rau ngải cứu vào bụng cá.
  • Cho cá đã ướp vào xửng hấp cùng vài miếng ớt, hấp trong lửa lớn đến khi sôi thì giảm lửa nhỏ. Hấp đến khi cá chín mềm và dậy mùi thơm. Thêm 2 thìa nước mắm vào cá cho thơm và tắt bếp.

Lưu ý: Cá chép có nhiều xương dăm nên cần cẩn trọng khi chế biến cho người mới ốm dậy và khi ăn để tránh hóc xương. Kali có rất nhiều trong loại cá này, vì vậy người sau phẫu thuật các bệnh về gan, thận cần hạn chế ăn. Purin trong cá không tốt cho người bệnh Gout.

Cá chép hấp lá ngải
Cá chép hấp lá ngải là món ăn ngon với nhiều tác dụng quý

4. Các món ăn với rau củ

Rau củ là loại thực phẩm phục hồi sức khỏe lành mạnh luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho mọi đối tượng. Đối với người mới ốm dậy, rau củ giúp tiêu hoá tốt hơn, giảm táo bón nhờ lượng nước và chất xơ dồi dào. Rau củ chứa nhiều Vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các chất chống oxy hóa giúp tăng sức đề kháng và tăng tốc độ phục hồi cho người bệnh cũng như việc không thể thiếu trong phần lớn món ăn phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

Liều lượng: Theo khuyến cáo từ Tổ chức y tế thế giới, mỗi ngày nên ăn ít nhất 300g rau xanh và 100 – 200g hoa quả.

Một số món ăn bổ dưỡng từ rau củ:

Món ăn Đối tượng sử dụng Canh hoa Atiso Người mới ốm dậy, sau phẫu thuật, suy nhược cơ thể hoặc người có hệ tiêu hóa kém hoặc cần tăng cường sức khỏe tim mạch. Chè hạt sen long nhãn Người mới ốm dậy, thường xuyên gặp căng thẳng, hay quên, mất ngủ hoặc bị suy nhược cơ thể

Dưới đây là một số gợi ý về cách chế biến các món ăn trên.

4.1. Canh hoa Atiso

Atiso là loại thảo mộc quý với hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao: trong 100g Atiso khô chứa tới 2,8g các hợp chất Polyphenol – có đặc tính chống oxy hóa mạnh nhất và nhiều Vitamin C, E và Kẽm,… là đáp án cho câu hỏi ăn gì để phục hồi sức khỏe nhanh. Canh hoa Atiso có hương vị thơm ngon và nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như phòng ngừa ung thư, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và gan mật, đặc biệt là cải thiện chức năng tiêu hoá ở người bệnh và người mới ốm dậy.

Nguyên liệu (khẩu phần 2 người):

  • Giò heo: 1kg
  • Bông Atiso: 3 cái
  • Cà rốt: 1 củ
  • Bông cải trắng: 1 củ
  • Hành lá và ngò rí: 50g
  • Ớt sừng: 3 quả
  • Gia vị: muối, bột nêm, bột ngọt,…

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành tỏi với dầu ăn. Bỏ giò heo vào nồi, thêm nước vừa đủ ngập giò heo rồi đun sôi và hớt bọt.
  • Bước 2: Hầm giò heo khoảng 30 phút cho nhừ rồi thêm bông Atiso, cà rốt và bông cải trắng vào nấu cùng. Nấu đến khi rau củ chín nhừ, nêm gia vị vừa ăn và tắt bếp là hoàn thành.

Lưu ý: Atiso có tính lạnh, những người có cơ địa tỳ vị hư hàn nên ăn với lượng vừa phải để tránh khó tiêu. Ngoài ra, Atiso có tác dụng tăng tiết mật và không tốt cho những người bị tắc ống mật hoặc sỏi mật.

Tham Khảo Thêm:  Trẻ sơ sinh đi phân như thế nào là bình thường
Canh hoa Atiso là đáp án cho việc ăn gì giúp phục hồi sức khỏe
Canh hoa Atiso giúp cải thiện tiêu hoá cho người mới ốm dậy

4.2. Chè hạt sen long nhãn

Chè sen long nhãn là món ăn vặt ngon mát với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Sự kết hợp của nhãn và hạt sen trong chè giúp tăng tác dụng an thần, bổ khí huyết, trị mất ngủ hay quên, suy nhược thần kinh và hồi phục sức khỏe cho người mới ốm dậy.

Nguyên liệu:

  • Hạt sen tươi đã làm sạch, bỏ tim: 100g
  • Nhãn lồng: 100g
  • Đường phèn: 500g
  • Vani: 3 ống

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho hạt sen vào nồi nước và đun sôi trên lửa nhỏ cho hạt sen chín đều. Khi hạt sen chín, vớt hết hạt sen ra ngoài rồi cho 500g đường vào nồi nước hạt sen và nấu tan. Có thể điều chỉnh độ ngọt của nước hạt sen bằng các thêm nước.
  • Bước 2: Sau khi đường tan hết, bỏ hạt sen chín vào và đun lửa nhỏ cho hạt sen thấm đường. Thêm vani để tạo mùi thơm. Khi hạt sen đủ ngọt thì vớt hết ra để riêng.
  • Bước 3: Rửa sạch nhãn, bóc vỏ ngoài và tách hạt ra khỏi cùi nhãn sao cho cùi không bị rách và dập nát.
  • Bước 4: Lấy từng hạt sen ngọt nhét vào quả nhãn đã tách hạt. Sau đó đổ phần nhãn bọc hạt sen vào nước chè sen cho thấm ngọt. Để nguội rồi cho vào tủ lạnh 1 – 2 tiếng là hoàn thành.

Lưu ý: Chè hạt sen chứa rất nhiều đường nên người bệnh đái tháo đường cần chú ý khi ăn.

Chè hạt sen long nhãn
Chè hạt sen long nhãn có tác dụng an thần, bổ khí huyết

5. Các món ăn với yến sào

Thuộc top thức ăn phục hồi sức khỏe chất lượng nhất, tổ yến là loại thực phẩm quý có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao như tính chống lão hóa, chống ung thư, cải thiện sự tập trung,… Trong tổ yến chứa đến 50-60% Protein, 31 nguyên tố khoáng chất bao gồm Kẽm, Sắt, Canxi,… và 18 Axit amin quý hiếm như Alanine, Aspartic, Histidine, Glycine, Isoleucine, Cysteine,… giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện thể trạng cho người bệnh và là món ăn phục hồi sức khỏe cho người bệnh chất lượng.

Liều lượng:

  • Trẻ em từ 1 – 12 tuổi: 3g/lần.
  • Trẻ vị thành niên và người lớn: 5 – 10g/lần.
  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai tháng 4 – 7 có thể ăn khoảng 100g/tháng, dùng cách ngày khoảng 7g/lần. Phụ nữ mang thai tháng 8 – 9 nên giảm lượng trung bình 70g/tháng, dùng cách ngày khoảng 5g/lần.
  • Người lớn tuổi: Yến sào giúp bù đắp năng lượng đã mất, cải thiện sức khỏe làn da, tốt cho quá trình hồi phục sức khỏe của người già sau khi đau ốm, phẫu thuật.
  • Người bình thường: 2 lần/tuần với lượng ăn khoảng 5g/lần.

Các món ăn bổ dưỡng với yến sào:

Món ăn Đối tượng sử dụng Tổ yến chưng đường phèn Trẻ em, người cao tuổi. Người mới ốm dậy, bệnh nhân sau phẫu thuật. Phụ nữ mang thai và sau sinh Tổ yến hầm chim bồ câu Người suy nhược, ốm yếu. Phụ nữ sau sinh

Dưới đây là gợi ý về cách chế biến một số món ăn ngon từ yến sào.

5.1. Tổ yến chưng đường phèn

Tổ yến chưng đường phèn có cách chế biến rất đơn giản nhưng lại giữ được tốt nhất giá trị dinh dưỡng có trong tổ yến. Món ăn này bồi bổ rất tốt cho người vừa ốm dậy do có tác dụng bồi bổ sức khỏe toàn diện, cải thiện hệ miễn dịch, ngoài ra còn hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh về đường hô hấp.

Nguyên liệu (khẩu phần 2 người):

  • Tai yến (loại đã làm sạch lông): 10g
  • Gừng: 1 nhánh nhỏ
  • Lá dứa: 20g
  • Đường phèn: 20g

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lót một lớp khăn dưới đáy nồi hấp, đặt thố chưng yến đã đậy nắp gồm yến xé sợi, gừng thái lát và nước dứa vào nồi. Cho nước vào nồi và chưng yến ở lửa nhỏ trong 30 phút.
  • Bước 2: Sau đó cho đường phèn vào trong thố, đậy nắp chưng tiếp khoảng 5 phút, tắt bếp là hoàn thành món ăn.

Lưu ý: Tổ yến chưng đường phèn chứa lượng đường khá cao nên người bệnh đái tháo đường cần lưu ý khi ăn.

Tổ yến chưng đường phèn phục hồi sức khỏe tốt
Tổ yến chưng đường phèn là món ăn giúp cải thiện sức khỏe toàn diện

5.2. Tổ yến hầm chim bồ câu

Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, tổ yến hầm chim bồ câu được xem là một món ăn “đại bổ” giúp phục hồi sức khoẻ, hỗ trợ điều trị suy nhược, thiếu máu và cải thiện hệ miễn dịch. Món ăn này đặc biệt thích hợp cho phụ nữ sau sinh, người bệnh sau phẫu thuật cần phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Nguyên liệu (khẩu phần 2 người):

  • Tổ yến đã sơ chế sạch lông: 10g
  • Bồ câu: 1 con
  • Quýt: ¼ vỏ
  • Hạt sen: 60g
  • Táo tàu: 60g
  • Gia vị vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho bồ câu vào nồi, đổ nước vừa ngập bồ câu rồi hầm cho chín nhừ. Nêm gia vị vừa ăn.
  • Bước 2: Sau khi thịt chim chín thì thêm hạt sen, táo tàu và vỏ quýt vào nấu thêm 20 phút. Sau đó cho thêm yến vào hầm chung trong vòng 5 phút, tắt bếp là hoàn thành.

Lưu ý: Thịt chim bồ câu rất nhiều đạm và có tính nóng nên người mắc các bệnh gan, cao huyết áp và người đang sốt không nên ăn.

Tổ yến hầm chim bồ câu là món ăn giúp phục hồi sức khỏe
Tổ yến hầm chim bồ câu chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và rất ngon miệng

Ngoài các món ăn kể trên, người mới ốm dậy có thể bổ sung thêm sữa Nutricare Gold vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Sữa Nutricare Gold có nguồn đạm chất lượng cao cùng 27 Vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp người mới ốm dậy cải thiện tiêu hoá, tăng cường miễn dịch và phục hồi nhanh sức khỏe sau ốm.

Sữa Nutricare Gold hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho người bệnh
Sữa Nutricare Gold giúp người sau ốm mau khỏe hơn

Trên đây là thông tin về 13+ món ăn hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho người bệnh nhanh, dễ làm. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn có thể nấu những món ăn phục hồi sức khoẻ cho người bệnh giúp rút ngắn thời gian hồi phục.

Nếu bạn có vấn đề cần được tư vấn về chủ đề trên hay về sản phẩm sữa dinh dưỡng Nutricare Gold – Bí quyết sống khỏe, bạn có thể gọi tới số hotline 18006011 để được hỗ trợ nhanh chóng và chi tiết.

sữa Nutricare Gold

**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP