Chanh muối là thức uống khá quen thuộc vào những ngày hè oi nóng. Nó được sử dụng ở nhiều nước châu Á, điển hình nhất là Việt Nam. Ngoài tác dụng giải khát, uống chanh muối có tác dụng gì nữa? Cùng Primer dành ra ít phút để tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây các bạn nhé.
Uống chanh muối có tác dụng gì?
Bù nước và bổ sung muối khoáng
Các hoạt động thể dục thể thao, lao động ngoài trời, vận động mạnh,… khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi. Muối khoáng cùng các chất điện giải sẽ mất đi theo tuyến mồ hôi khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải và kém phần năng động.
Uống nước chanh muối không chỉ giúp bổ sung nước, natri, các chất dinh dưỡng mà còn giúp cân bằng các chất điện giải trong cơ thể, từ đó phòng ngừa được nguy cơ bị chuột rút, mệt mỏi.
Giúp làm đẹp da và chống lão hóa
Trong quả chanh có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, điển hình là vitamin C. Đây là loại vitamin rất tốt cho da, giúp làm giảm nếp nhăn, các vết nám sạm, tàn nhang, khiến da trở nên rạng rỡ, sáng đều màu hơn.
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Chanh muối là một loại thức uống giải nhiệt cực kỳ hiệu quả, giúp kích thích quá trình thải độc tố ở các tế bào, thanh nhiệt cơ thể và giải khát ngày hè. Lượng vitamin C dồi dào có trong chanh giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn vi khuẩn và các virus gây bệnh. Việc uống nước chanh muối cũng là một cách tăng cường lượng nước cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng, từ đó hạn chế các bệnh viêm nhiễm.
Cải thiện tình trạng da mụn
Hỗn hợp nước chanh muối được đánh giá là có tác dụng trong việc chữa trị các vấn đề về da mụn như mụn đầu đen, mụn trứng cá. Hãy trộn muối với nước cốt chanh tươi theo tỷ lệ bằng nhau, sau đó thoa hỗn hợp lên vùng da bị mụn. Sau khoảng 10 phút chờ đợi, bạn chỉ cần dùng nước sạch để rửa lại.
Đây là một phương pháp được đơn giản, dễ làm và có thể thực hiện ngay tại nhà, giúp loại bỏ mụn trứng cá và mụn đầu đen khá hiệu quả. Muối giúp tẩy sạch tế bào chết cho da bằng cách loại bỏ dầu thừa còn chanh sẽ làm mềm và làm mờ các vết sẹo do mụn để lại.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Nước chanh muối giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng và hiệu quả hơn. Thành phần vitamin C và pectin giúp cho đường ruột thêm khỏe mạnh. Pectin là loại chất xơ có nhiều trong vỏ chanh có tác dụng rất tốt đối với với hoạt động của đường ruột, nhất là ruột già.
Giúp sát khuẩn cổ họng
Thành phần tinh dầu trong lớp vỏ chanh muối có tác dụng sát khuẩn và làm dịu cổ họng, hỗ trợ đánh bay các triệu chứng cảm, viêm họng. Không chỉ vậy, vị mặn của muối còn giúp làm giảm ngứa cổ và trị ho hiệu quả. Nếu bạn thường xuyên bị đau họng nhẹ, hãy uống một ly chanh muối ấm mỗi ngày để cải thiện tình trạng này.
Giúp giảm cân, giữ dáng
Không chỉ tốt cho da, vitamin C còn tác động đến quá trình đốt cháy chất béo và calorie dư thừa trong cơ thể. Lượng axit citric có trong chanh giúp hỗ trợ kiểm soát mức đường huyết, từ đó hạn chế được tình trạng giảm đường đột ngột. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng thèm ăn bất chợt, từ đó cắt giảm được lượng thực phẩm nạp vào cơ thể.
Uống chanh muối mỗi ngày có tốt không?
Nhiều người có thói quen uống nước chanh muối mỗi ngày vì nghĩ đây là cách làm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng lại khuyên rằng không nên uống chanh muối mỗi ngày, đặc biệt là những người bị bệnh trào ngược hoặc viêm loét dạ dày. Nguyên nhân là do tính axit trong chanh sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Ngoài ra, những người bị viêm dạ dày do căng thẳng, người có hệ tiêu hóa nhạy cảm cũng không nên dùng loại thức uống này. Thậm chí việc uống chanh muối mỗi ngày còn có thể làm hư men răng, khiến răng nhạy cảm, yếu đi.
Tác hại của chanh muối
Nước chanh muối được đánh giá là an toàn với sức khỏe nhưng nó chỉ đúng nếu được sử dụng đúng cách, cụ thể là dùng theo liều lượng được khuyến cáo là 250ml/ngày. Nếu muốn dùng hàng ngày, hãy pha loãng phần nước chanh này vì nếu uống quá nhiều, nó sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Uống quá nhiều nước chanh muối có thể gây ra tình trạng buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, dạ dày khó chịu, khiến máu đột ngột dồn lên não và gây ra những cơn đau nửa đầu.
- Nên dùng ống hút khi uống nước chanh và súc miệng lại với nước sạch sau khi uống. Thành phần axit citric có trong nước chanh có khả năng làm hại men răng, gây khô lưỡi và miệng.
- Axit trong chanh sẽ khiến tình trạng vết loét trở nên nặng hơn, khiến bệnh nhiệt miệng, trào ngược và viêm loét dạ dày nặng hơn.
- Uống quá nhiều nước chanh khiến cơ thể hấp thụ nhiều nước và gây đi tiểu nhiều lần.
Những đối tượng không nên uống nước chanh muối hàng ngày?
Nước chanh muối tuy tốt nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng hàng ngày. Dưới đây là một số đối tượng không nên dùng loại thức uống này thường xuyên:
- Người bị tiêu chảy là do dị ứng với đồ ăn.
- Người đang bị lạnh, mệt mỏi cũng không nên uống nước chanh muối vì nó sẽ khiến người lạnh thêm, dễ bị cảm hàn, cứng các khớp ngón tay và đau dây thần kinh.
- Người đang bị đói uống nước chanh sẽ khiến dạ dày bị bào mòn bởi tính axit trong chanh, gây viêm loét, thậm chí là xuất huyết bao tử.
- Phụ nữ có thai hoặc con bú, người mắc các bệnh về máu, sắp phẫu thuật hoặc đang điều trị thuốc phải kiêng nước chanh một thời gian.
- Người có bệnh dạ dày không nên uống nước chanh vì sẽ khiến bệnh trở nặng hơn.
- Những mắc bệnh về răng miệng cũng không nên uống nước chanh.
Cách làm chanh muối đơn giản ngay tại nhà
Để chuẩn bị được một lọ chanh muối trong nhà, bạn có thể làm như sau:
Nguyên liệu
- Chanh: 1kg
Để làm chanh muối ngon, bạn nên chọn những quả chanh già, to vừa phải, vỏ mỏng, mịn, màu hơi vàng vì nó sẽ mọng nước. Quả chanh tươi ngon sẽ có mùi thơm nhẹ đặc trưng của chanh còn quả chứa nhiều thuốc trừ sâu sẽ có mùi nồng, hắc.
- Muối hạt: 0,5kg.
- Phèn chua: 8 – 10g.
Cách thực hiện
- Chanh bỏ cuống, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng. Ở bước này, bạn nên dùng muối hạt chà xát lên vỏ chanh để loại bỏ bớt tinh dầu, tránh cho chanh khi muối bị đắng.
- Pha phèn chua với nước, sau đó đổ chanh vào ngâm trong khoảng 1 – 2 tiếng để vỏ chanh trắng và giòn hơn.
- Đun sôi nước, vặn nhỏ lửa rồi cho chanh vào chần qua khoảng 1 phút, sau đó vớt ra để ráo.
- Đổ chanh ra rổ cho ráo nước, sau đó phủ một lớp vải hoặc khăn mỏng lên trên để tránh bụi bẩn bay vào. Tiếp đến là đem chanh đi phơi nắng cho đến khi khô ráo hết nước.
- Xếp chanh vào hũ thủy tinh. Hũ thủy tinh dùng để ngâm chanh cần được rửa sạch, tiệt trùng và phơi khô hoặc để ráo hết nước.
- Pha 1l nước với 200 – 400g muối tùy theo độ mặn bạn muốn. Đổ nước muối vào hũ sao cho ngập mặt chanh, sau đó dùng đĩa chặn để chanh không bị nổi lên rồi đậy kín nắp lại.
- Cuối cùng là mang hũ chanh đi phơi nắng trong 7 – 10 ngày, sau đó chuyển vào nơi khô mát. Sau khoảng 1 tháng là bạn có thể bắt đầu sử dụng chanh muối để pha nước được rồi.
Nếu bề mặt hũ chanh muối nổi váng trắng, hãy vớt hết váng ra rồi cho thêm muối vào để tăng độ mặn. sau đó mang ra nắng phơi tiếp. Ngoài cách này thì bạn cũng có thể dùng nước ấm để rửa sạch chanh, sau đó đun hỗn hợp nước muối khác rồi ngâm lại từ đầu.
Vậy là Primer đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi uống chanh muối có tác dụng gì qua nội dung bài viết vừa rồi. Lưu ý rằng, nước ngâm chanh muối và nước pha chanh muối phải là nước sạch. Với thực trạng nguồn nước bị ô nhiễm như hiện nay thì bộ lọc nước đầu nguồn chính là giải pháp giúp bạn có nguồn nước sạch dồi dào để sử dụng mỗi ngày. Liên hệ ngay với Primer để được báo giá bộ lọc nước đầu nguồn với giá ưu đãi nhất.