1. Tìm hiểu về thành phần biệt lập:
Ta hiểu về thành phần biệt lập như sau:
Thành phần biệt lập được hiểu cơ bản chính là một thành phần nằm ở trong cấu trúc câu nhưng thành phần biệt lập thực chất lại không tham gia vào việc để có thể diễn đạt ý nghĩa của câu. Thành phần biệt lập nằm hoàn toàn tách biệt để nhằm mục đích có thể chỉ ý riêng nhưng cũng không phải là thừa. Trong ngôn ngữ tiếng Việt, đa phần chúng ta cũng sẽ rất hay thường sử dụng các câu có thành phần biệt lập.
Thành phần biệt lập được sử dụng và nó cũng góp phần quan trọng để làm cho câu văn có thể trở nên đặc biệt, nổi bật hơn, bên cạnh đó thì thành phần biệt lập cũng góp phần diễn đạt ý của người nói một cách rõ ràng và gây chú ý với người nghe. Vì thế, các chủ thể sẽ cần nhận biết rõ và hiểu về thành phần biệt lập để sử dụng sao cho đúng.
Các loại thành phần biệt lập:
– Thứ nhất: Thành phần gọi đáp là thành phần biệt lập:
Thành phần được sử dụng ở trong câu nhằm mục đích để dùng gọi đáp, thành phần gọi đáp có tác dụng duy trì và tạo lập các mối quan hệ của các chủ thể được nhắc tới trong câu và được gọi là thành phần biệt lập gọi đáp. Thành phần gọi đáp sẽ không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa trong câu.
– Thứ hai: Thành phần phụ chú (ghi chú):
Trong một câu thì thường sẽ có các thành phần được thêm vào câu để nhằm mục đích thực hiện việc giải thích, liệt kê hoặc bổ sung thêm thông tin cho sự việc được rõ ràng hơn và chúng ta cũng có thể gọi đây chính là thành phần phụ chú trong câu.
– Thứ ba: Thành phần tình thái:
Thành phần tình thái được hiểu cơ bản chính là thành phần được dùng trong câu để nhằm mục đích có thể thể hiện cách nhìn nhận sự việc của người nói được nhắc tới trong câu.
– Thứ tư: Thành phần cảm thán:
Thành phần cảm thán được hiểu cơ bản chính là thành phần biệt lập được sử dụng trong câu để nhằm mục đích có thể bộc lộ các cảm xúc, tâm lý của người nói đối với sự vật, sự việc được nhắc tới ở trong câu.
Dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập:
Các thành phần biệt lập trong câu đều sẽ có thể dễ dàng nhận biết. Cụ thể:
– Đối với thành phần tình thái: chúng ta có thể nhận biết thành phần tình thái qua thể hiện cách nhìn người nói đối với sự việc trong câu.
– Đối với thành phần cảm thán: chúng ta có thể nhận biết qua bộc lộ tâm lí, cảm xúc trong câu.
– Đối với thành phần phụ chú: bổ sung chi tiết, các kí tự đặc biệt giúp cho nội dung chính rõ nghĩa và dễ hiểu hơn.
– Đối với thành phần gọi – đáp: chúng ta có thể nhận biết nhờ các đại từ nhân xưng, từ ngữ mang ý nghĩa gọi đáp, mối quan hệ giao tiếp.
2. Thành phần phụ chú là gì?
Ta hiểu về thành phần phụ chú như sau:
Như đã nói đến ở phần trên, ta nhận thấy rằng, thành phần phụ chú là phần kiến thức quan trọng ở trong chương trình Ngữ Văn 9 tập 2. Thành phần phụ chú cũng được nhiều học sinh quan tâm.
Bên cạnh các thành phần chính thì câu còn có thể có thành phần biệt lập. Thành phần biệt lập như đã phân tích cụ thể bên trên chỉ bộ phận câu (từ, cụm từ) và các thành phần này sẽ không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của sự việc trong câu. Các thành phần biệt lập trên thực tế sẽ hoàn toàn nằm ngoài cấu trúc ngữ pháp của một câu văn. Thành phần biệt lập trong giai đoạn hiện nay sẽ được chia thành 4 thành phần chính, cụ thể bao gồm: Thành phần tình thái; Thành phần cảm thán; Thành phần gọi đáp và Thành phần phụ chú. Trong đó, chúng ta nhận thấy rằng, thành phần phụ chú sẽ thường dễ gây nhầm lẫn. Vì thành phần phụ chú có dấu hiệu nhận biết không quá rõ ràng, thành phần phụ chú dễ bị coi là thành phần nằm trong cấu trúc ngữ pháp của câu.
Thành phần phụ chú được hiểu cơ bản chính là thành phần biệt lập, thành phần phụ chú không tham gia vào thành phần của câu. Thành phần phụ chú nhằm mục đích chính để có thể giải thích, bổ sung, làm rõ nội dung chủ đề được nói đến ở trong câu. Thành phần phụ chú cũng có chức năng quan trọng để có thể giải thích và bổ sung ý nghĩa cho các thành phần câu đứng trước thành phần phụ chú đó và thành phần phụ chú có cùng chức năng ngữ pháp trong câu. Thành phần phụ chú trên thực tế không chỉ là thành phần phụ để có thể giải thích cho một thành phần hay một bộ phận nào đó mà thành phần phụ chú còn mang ý nghĩa dùng để nhằm mục đích giải thích, bổ sung một điều cần chú thích ở trong câu.
Chức năng của thành phần phụ chú:
Theo định nghĩa được nêu trên, ta nhận thấy rằng, thành phần phụ chú cũng chính là thành phần biệt lập, thành phần phụ chú không tham gia vào thành phần câu. Thành phần phụ chú được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích để có thể thực hiện việc giải thích, bổ sung, làm rõ nội dung hay chủ đề được sử dụng trong câu.
Thành phần phụ chú cũng có chức năng giải thích và bổ sung ý nghĩa cho thành phần câu đứng trước nó và có cùng chức năng ngữ pháp ở trong câu.
Thành phần phụ chú thực chất cũng có thể đồng chức năng với các bộ phận ngữ pháp hoặc thành phần phụ chú cũng có thể không đồng chức năng với bộ phận ngữ pháp. Thực tế thành phần phụ chú không chỉ là thành phần phụ giải thích cho một thành phần hay một bộ phận nào đó mà thành phần phụ chú còn mang ý nghĩa dùng để nhằm mục đích có thể giải thích, bổ sung một điều cần chú thích ở trong câu.
3. Dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú:
Thông thường thì ta biết rằng, các thành phần phụ chú thường nằm giữa hai dấu gạch ngang, dấu hai phẩy,hai dấu ngoặc đơn, giữa dấu gạch ngang với dấu phẩy hoặc nhiều khi thì các thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
Tuy nhiên trên thực tế bời vì thành phần phụ có dấu hiệu nhận biết không quá rõ ràng, nên thành phần phụ chú cũng sẽ rất dễ bị coi là thành phần nằm trong cấu trúc ngữ pháp của câu. Thực tế, ta nhận thấy rằng, không phải bất kỳ thành phần nào được đặt giữa hai dấu câu cũng là thành phần phụ chú. Để nhằm mục đích có thể tránh nhầm lẫn khi xác định thì khi thử lược bỏ thành phần đó đi nếu câu vẫn đầy đủ ngữ nghĩa thì đó mới là phần phụ chú. Đây là một trong các dấu hiệu quan trọng để có thể phân biệt thành phần phụ chú.
4. Ý nghĩa của thành phần phụ chú:
Việc các chủ thể có thể hiểu được thành phần phụ chú có ý nghĩa là gì trong câu luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là đối với các em học sinh lớp 9 kiến thức này được áp dụng và sử dụng nhiều trong các bài thi.
Phần phụ chú như đã phân tích cụ thể bên trên thì đây là một vấn đề ngữ pháp trong thành phần câu. Về mặt ngữ pháp thành phần phụ chú là một thành phần biệt lập nằm ngoài cấu trúc của câu. Thế nhưng ở trong câu thành phần phụ chú lại có ý nghĩa trong quan hệ nội hướng dùng để nhằm mục đích giúp tác giả giải thích thêm một khía cạnh có nội dung liên quan đến sự tình đã được nêu trong câu. Nghĩa là thành phần phụ chú được dùng để nhằm mục đích có thể bổ sung ý nghĩa giúp cho các chủ thể là những người nghe, người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề, nội dung của câu hạy dụng ý được nêu ra trước đó ở trong câu.
Việc phân định cho thành phần câu luôn là một vấn đề không đơn giản, đặc biết là việc các thành phần đó nằm trong ngoài hai thành phần chính của câu là chủ ngữ và vị ngữ.
5. Ví dụ thành phần phụ chú:
Dưới đây là ví dụ thành phần phụ chú:
– Trong tác phầm quê hương của tác giả Giang Nam có đoạn sau:
“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)
(Giang Nam, quê hương)”
Trong đoạn thơ ta nhận thấy có: (có ai ngờ) và (thương thương quá đi thôi). Đây chính là một thành phần phụ chú được tác giả sử dụng nhằm mục đích chính đó là để bổ sung cho “Cô bé nhà bên và Mắt đen tròn”. Khi chúng ta tiến hành việc lược bỏ đi thành phần phụ chú trong câu thơ trên thì đoạn thơ vẫn hoàn chỉnh về ngữ pháp, ngữ nghĩa và các chủ thể là những người đọc vẫn hiểu được nội dung của đoạn thơ trên. Tuy nhiên, ta nhận thấy rằng, ý nghĩa của phần phụ chú đã giúp câu mang ý nghĩa cụ thể và sâu sắc hơn.
– Bố mẹ không hiểu và không ủng hộ tôi, tôi nghĩ vậy, nên tôi buồn lắm.
“Tôi nghĩ vậy” ở trong câu văn trên là một thành phần phụ chú, cụm từ này được đưa vào để nhằm mục đích có thể giải thích thêm cho “Bố mẹ không hiểu và không ủng hộ tôi”. Khi chúng ta bỏ qua thành phần “tôi nghĩ vậy” sẽ được câu văn vẫn hoàn chỉnh về ngữ pháp, ngữ nghĩa và người đọc vẫn hiểu được nội dung của câu nói trên.