Đoạn văn là một trong những yếu tố để cấu thành bài văn. Với tầm quan trọng như vậy nhưng không phải ai cũng biết được những vấn đề liên quan đến vấn đề này.
Do đó, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung nhằm trả lời cho câu hỏi: Thế nào là đoạn văn?
Thế nào là đoạn văn?
Đây là câu hỏi thường gặp rất nhiều trên thực tế. Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc đoạn văn là gì?
Đoạn văn là ý hoàn chỉnh của một mức độ nhất định nào đó về logic nghữ nghĩa. Có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ dàng. Mỗi đoạn văn trong văn bản diễn đạt một ý, các ý có mối liên quan chặt chẽ với nhau trên cơ sở chung là chủ đề của văn bản.
– Mỗi đoạn trong văn bản có một vai trò chức năng riêng và được sắp xếp theo một trật tự nhất định:
+ Đoạn mở đầu văn bản.
+ Các đoạn thân bài của văn bản.
+ Đoạn kết thúc văn bản.
– Mỗi đoạn văn bản khi tách ra vẫn có tính độc lập tương đối của nó:
+ Nội dung của đoạn tương đối hoàn chỉnh.
+ Hình thức của đoạn có một kết cấu nhất định.
Các đặc điểm nổi bật của đoạn văn
– Đối với hình thức của đoạn văn:
+ Mở đầu bằng chữ lùi đầu dòng và viết hóa; kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn, xuống dòng.
+ Phần nằm giữa hai khoảng trống trong văn bản.
– Đối với mặt nội dung:
+ Phải là chỉ thể trên câu nên đoạn văn diễn đạt một nội dung cố định .
+ Đoạn văn có thể hoàn chỉnh ở một mức độ nào đó hoặc không hòan chỉnh. Sự không hoàn chỉnh về nội dung của đoạn văn có thể do nhiều lý do, do ý đồ của người viết, do thể loại văn bản chứ không phải tùy tiện hoặc là vô ý.
– Đối với cấu tạo:
+ Căn cứ vào câu chủ đề, đọan văn có thể chia làm 02 loại đó là đoạn văn câu chủ đề và đoạn văn không có câu chủ đề.
+ Căn cứu vào số lượng câu trong đoạn văn có thể chia đoạn văn thành 02 đoạn văn đó là đoạn văn thường và đoạn văn đặc biệt.
+ Căn cứ vào cách thức lập luận của đoạn văn, chúng ta có thể chia đoạn văn thành 03 loại lần lượt là quy nạp, song hành hoặc móc xích.
Những loại đoạn văn thường gặp trên thực tế hiện nay
Hiện nay, trên thực tế sử dụng chúng ta dễ dàng bắt gặp 03 loại đoạn văn, cụ thể:
Thứ nhất: Tổng – Phân – Hợp.
– Đối với loại đạon văn này, câu đầu đoạn văn thường nêu lên một nhận định chung về nhân vật chính. Hai câu khai triển đoạn đưa ra các biểu hiện cụ thể minh họa cho nhận định chung ấy.
– Từ những lập luận cụ thể, câu kết đoạn đúc kết thành một nhận định mới vừa phù hợp với nhận định ban đầu, vừa được nâng cao hơn.
– Đây chinh là mô hình tổng – phân – hợp. Mô hình tổng – phân – hợp là mô hình cấu tạo của toàn bài văn nghị luận.
Thứ hai: Đoạn văn diễn dịch.
– Diễn dịch là từ một chân lý chung hay quy luật chung mà suy ra các hệ luận, các biểu hiện cụ thể.
– Có thể hiểu, câu mở đầu của đoạn văn thường là một nguyên lý phổ biến. Câu thứ hai của đoạn văn là một nhận định mới về các nhà văn cụ thể được suy ra từ quan điểm của câu thứ nhất.
Thứ ba: Đoạn văn quy nạp.
– Quy nạp là từ những chứng cứ cụ thể mà rút ra những nhận định tổng quát.
– Phần đầu của đoạn văn quy nạp, người viết thường nêu lên các luận cứ cụ thể và phần cuối cùng quy nạp thành luận điểm.
Như vậy, Đối với nội dung Thế nào là đoạn văn? Đã được chúng tôi trả lời và phân tích chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung liên quan đến đoạn văn. Chúng tôi mong rằng với những nội dung chúng tôi phân tích trong bài viết phía trên sẽ giúp ích được quý bạn đọc.