Cách dùng Can và Could khi nói đến khả năng

1. Khi nói về khả năng, năng lực, hiểu biết – Chúng ta dùng can để nói về những gì mà người nào đó hay việc nào đó có khả năng làm được (hoặc không làm được) việc gì nhờ vốn hiểu biết, kỹ năng, năng lực mà họ có. Ví dụ: I can read Italian, but I can’t speak it. (Tớ có thể đọc được tiếng Ý nhưng lại không nói được.) These roses can grow anywhere. (Những cây hoa hồng này có thể mọc ở bất cứ đâu.) Dogs can’t climb trees. (Chó không biết trèo cây.) Can gases freeze? (Các loại khí có đóng băng được không?) Henry can lift 100 kilos. (Henry có thể nhấc được 100 kg.) My car can do 180kph. (Xe của tôi có thể chạy với vận tốc 180 km trên giờ.)

Be able to có thể dùng với nghĩa tương tự, đặc biệt khi nói về khả năng của con người. Ví dụ: Henry is able to lift 100 kilos. (Henry có thể nhấc được 100 kg.)

2. Khi nói về những điều thường gặp hay đặc trưng – Chúng ta thường dùng can để nói về những gì thường gặp hoặc là dấu hiệu điển hình. Ví dụ: Scotland can be very warm in September. (Scotland có thể rất ấm vào tháng 9.) Ann can really get on your nerves sometimes. (Ann đôi khi thực sự có thể khiến bạn thấy phiền.)

3. Khi nói về khả năng việc gì đó có thể xảy ra Chúng ta có thể dùng can để nói về những việc chúng ta có thể làm hoặc không thể làm được do hoàn cảnh chi phối- những gì chỉ có khả năng xảy ra trong hoàn cảnh đó. Ví dụ: We can go to Paris this weekend because I don’t have to work. (Chúng ta có thể đến Paris cuối tuần này, vì tớ không phải đi làm.) I can’t come out this evening, I have to see my brother. (Tớ không thể ra ngoài tối nay, tớ phải gặp em trai.) There are three possibilities: we can go to the police, we can talk to a lawyer, or we can forget all about it. (Có 3 khả năng: chúng ta có thể đến báo cảnh sát, chúng ta có thể đến gặp luật sư hoặc chúng ta có thể quên đi mọi chuyện.) What shall we do? ~ We can try asking Lucy for help. (Chúng ta sẽ làm gì đây? ~ Chúng ta có thể nhờ Lucy giúp.) Anybody who wants to can join the club. (Bất kỳ ai muốn đều có thể gia nhập câu lạc bộ.)

Tham Khảo Thêm:  Chuyên đề Hỗn số, cách chuyển hỗn số sang phân số và ngược lại lớp 5 hay, chọn lọc

4. Nói về khả năng trong quá khứ – Chúng ta có thể dùng could khi nói về khả năng trong quá khứ. Ví dụ: She could read when she was four. (Cô ấy biết đọc khi 4 tuổi.) My grandmother could sing like an angle. (Bà tôi có thể hát hay như 1 thiên thần vậy.) My last car could do 200 kph. (Chiếc xe cũ của tôi có thể chạy với vận tốc 200 km trên giờ.) In those days everyone could find a job. (Những ngày đó ai ai cũng có thể tìm được việc làm.)

– Cũng có thể dùng was/were able to, đặc biệt khi nói về khả năng của con người. Ví dụ: She was able to read when she was four. (Cô ấy biết đọc khi 4 tuổi.)

5. Những trường hợp không dùng could trong quá khứ – Chúng ta thường dùng could khi nói về những khả năng chung chung – ví dụ như nói ai đó có thể làm gì bất cứ khi nào họ muốn. Ví dụ: When I was younger, I could run 10 km in under 40 minutes. (Khi tôi còn trẻ, tôi có thể chạy 10 km trong vòng chưa đến 40 phút.)

– Nhưng khi nói ai đó có thể làm gì chỉ trong 1 hoàn cảnh cụ thể nào, chúng ta không dùng could. Ví dụ: I managed to run 10 km yesterday in under an hour. (Ngày hôm qua tôi đã cố gắng chạy được 10km trong vòng chưa đến 1 tiếng.) KHÔNG DÙNG: I could run 10 km yesterday in under an hour. How many eggs were you able to get? (Cậu có thể lấy được bao trứng thế?) KHÔNG DÙNG: How many eggs could you get? After six hours’ climbing, we succeeded in getting to the top of the mountain. (Sau khi leo núi 6 tiếng, chúng tôi cũng lên được đến đỉnh núi.) KHÔNG DÙNG: After six hours’ climbing, we could get to the top of the mountain. I found a really nice dress in the sale. (Tớ tìm được 1 chiếc váy thực sự đẹp đang được bán giảm giá.) KHÔNG DÙNG: I could find a really nice dress in the sale.

Tham Khảo Thêm:  Kim loại không tác dụng với H2SO4 loãng?

– Tuy nhiên chúng ta có thể sử dụng couldn’t để nói về những việc không xảy ra trong hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ: I managed to find the street, but I couldn’t find her house. (Tớ đã tìm được khu phố đó nhưng lại không tìm được nhà cô ấy.)

6. Các cách sử dụng khác của could – Could không chỉ được dùng trong quá khứ, ta cũng có thể dùng could thay cho can như 1 cách nói nhẹ nhàng, lịch sự hơn. Ví dụ: What shall we do tomorrow? ~ Well, we could go fishing. (Chúng ta sẽ làm gì vào ngày mai nhỉ? ~ Ừm, chúng ta có thể đi câu cá.) When you’re in Spain, you could go and see Alex. (Khi cậu ở Tây Ban Nha, cậu có thể đi gặp Alex.)

– Could = would be able to. Ví dụ: You could get a better job if you spoke a foreign language. (Cậu có thể có được việc làm tốt hơn nếu cậu biết một ngoại ngữ.)

Could cũng có thể sử dụng trong câu gián tiếp, khi mệnh đề trực tiếp có can. Ví dụ: A: Can you help me? (Cậu giúp tớ được không?) B: What did you say? (Cậu nói gì cơ?) A: I asked if you could help me? (Tớ hỏi liệu cậu có thể giúp tớ được không?)

7. Cách dùng Could have + Phân từ 2 (phân từ quá khứ) – Chúng ta sử dụng cấu trúc này để diễn tả năng lực, khả năng không có thực trong quá khứ – để diễn tả việc ai đó có thể làm gì nhưng lại không làm, việc gì đó có khả năng xảy ra nhưng thực tế lại không xảy ra. Ví dụ: I could have married anybody I wanted to. (Tớ nhẽ ra đã có thể cưới bất kỳ ai mà tớ muốn.) I was so angry I could have killed her! (Tớ đã vô cùng tức giận, tớ đã có thể đã giết chết cô ta.) Why did you jump out of the window? You could have hurt yourself. (Sao con lại nhảy ra khỏi cửa sổ? Con có thể khiến mình bị thương đấy.) I could have won the race if I hadn’t fallen. (Tớ đã có thể thắng cuộc đua nếu như tớ không bị ngã.)

– Cấu trúc này cũng có thể được dùng để phê bình, chỉ trích ai đó vì đã không làm gì. Ví dụ: You could have helped me – why did you just sit and watch? (Cậu nhẽ ra đã có thể giúp tớ – sao cậu chỉ ngồi nhìn thôi thế?)

Tham Khảo Thêm:  Phát triển thủy điện ở Việt Nam: Tiềm năng và thách thức

– Dạng phủ định couldn’t have + Phân từ 2 dùng để diễn đạt ai đó sẽ không thể làm được gì ngay cả khi họ muốn và cố gắng (trong quá khứ). Ví dụ: I couldn’t have won, so I didn’t go in for the race. (Tớ sẽ không thể nào thắng được, nên tớ đã không tham gia cuộc đua.) I couldn’t have enjoyed myself more – it was a perfect day. (Tớ sẽ không thể nào vui hơn được nữa – đó đúng là một ngày tuyệt vời.)

– Cấu trúc này cũng được dùng để diễn đạt sự việc trong quá khứ mà không chắc là có xảy ra hay không. Ví dụ: A: Who sent those flowers? (Ai gửi những bông hoa đó thế?) B: I’m not sure. It could have been your mother. (Tớ không chắc. Có thể là mẹ cậu chăng.)

8. Khi nói về khả năng xảy ra sự việc ở hiện tại hoặc tương lai – Khi nói về khả năng sẽ xảy ra sự việc gì đó trong tương lai hoặc khả năng đang xảy ra việc gì đó, chúng ta không dùng can, thay vào đó dùng may. Ví dụ: We may go camping this weekend. (Chúng tớ có thể sẽ đi cắm trại cuối tuần này.) KHÔNG DÙNG: We can go camping this weekend. There may be a strike next week. (Có thể sẽ có một cuộc đình công vào tuần tới.) KHÔNG DÙNG: There can be a strike next week. Where’s Sarah? ~ She may be with Joe. (Sarah đâu rồi? ~ Có thể cô ấy đang ở chỗ Joe.) KHÔNG DÙNG: She can be with Joe? Some of these desserts may contain alcohol. (Một vài trong số những món tráng miệng này có thể chứa cồn.) KHÔNG DÙNG: Some of these desserts can contain alcohol.

– Tuy nhiên, could lại có thể sử dụng trong các trường hợp này. Ví dụ: It could rain later this evening, perhaps. (Tối nay trời có thể sẽ mưa, có lẽ vậy.) KHÔNG DÙNG: It can rain later this evening, perhaps. I could possibly have a new job soon. (Tớ có thể sẽ có công việc mới sớm thôi.) KHÔNG DÙNG: I can possibly have a new job soon.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP