Biến chứng của những "Sâu rượu"

>> Sản xuất “rượu pha” tại làng nấu rượu truyền thống

Việc người tiêu dùng coi rượu như là một thứ “gia vị” trong mỗi cuộc vui, tao ngộ bè bạn không chỉ gây ra những vụ việc thương tâm như loạt bài viết phản ánh đã đăng tải trên Báo CAND trong thời gian qua mà đối với các “sâu rượu” – người nghiện rượu, sử dụng rượu không rõ xuất xứ trong thời gian dài sẽ phải gánh chịu một số biến chứng mà bản thân chưa lường được hết.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hằng năm, riêng tại Khoa H (chuyên điều trị các rối loạn liên quan đến lạm dụng chất), Bệnh viện Tâm thần Hà Nội thường xuyên phải “đón” hàng trăm bệnh nhân bị các rối loạn về hệ thần kinh do việc sử dụng rượu gây ra đến đây để chữa trị…

Biến chứng sau vài năm…

Dẫu mới đầu giờ chiều, song khoảng sân xi măng với những chiếc ghế đá kê san sát nhau nằm phía sau dãy nhà trị bệnh của Khoa H, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội đã chật kín bệnh nhân. Không tìm được chỗ ngồi, một vài bệnh nhân đi lại dật dờ trên sân, mồm lẩm bẩm.

“Phần đông trong số các bệnh nhân ở dưới kia có hành động khác lạ như vậy là bởi tác hại của việc sử dụng rượu nhiều năm mà ra đấy!”- vừa nói một chị y tá vừa chỉ tay về phía các bệnh nhân đang ngồi thẫn thờ dưới sân.

Được sự giúp đỡ của Ban Giám đốc Bệnh viện cũng như các bác sĩ Khoa H, chúng tôi đã có danh sách, thời gian, phương pháp điều trị các bệnh nhân trên tay. Mỗi lần lật giở trang mới, là mỗi lần chúng tôi lại phải chứng kiến thêm một số lượng không nhỏ các bệnh nhân bị loạn thần do rượu gây ra.

Tham Khảo Thêm:  Cách làm tôm sốt bơ tỏi ngon ngọt, thơm lừng hao cơm cực dễ tại nhà

Khi biết chúng tôi có ý muốn được tiếp xúc trực tiếp với một bệnh nhân nghiện rượu, các bác sĩ nơi đây đã đưa chúng tôi đến gặp bệnh nhân Trần Văn L, 45 tuổi, trú tại huyện Gia Lâm, Hà Nội. Do sử dụng rượu quá “ngưỡng” thời gian cho phép nên anh L. đã mắc phải chứng bệnh hoang tưởng, rối loạn trí nhớ.

Những bệnh nhân bị loạn thần đang điều trị tại Khoa H, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội. Ảnh: H.H.

“Anh ngồi đi!”- tôi kéo chiếc ghế đưa cho anh. Thấy tôi mời, anh đảo đôi mắt vô hồn của mình quanh một lượt gian phòng rồi gật gù cái đầu: “Vâng! Chào anh”. “Anh nghiện rượu lâu chưa?”. “Được 4 năm rồi” – anh vẫn ấp úng. Nhìn vào bệnh án, chúng tôi được biết, sau khi nghiện rượu được thời gian dài, mới đây khi thấy chồng bị hoang tưởng, không kiểm soát được hành vi, vợ anh cùng gia đình đã đưa anh đến Bệnh viện Tâm thần để chữa trị.

“Con gái anh đang học trường nào?”, khi thấy tôi hỏi về con gái mình, anh ngước mắt nhìn lên trên trần nhà hồi lâu rồi đáp lửng: “Trường Cao đẳng… thì phải”. Nghe đến đây, chị y tá ngồi đối diện chúng tôi liền cắt ngang: “Rượu nó đã làm suy giảm trí nhớ của anh ấy. Lúc mới nhập viện anh ta còn không nhớ rõ ai đã đưa mình tới đây”… Chia tay anh, cái dáng đi dật dờ cùng nụ cười ngô nghê do biến chứng từ việc sử dụng rượu trong thời gian dài của anh vẫn cứ quẩn quanh mãi trong đầu chúng tôi…

Tham Khảo Thêm:  3 cách nấu lẩu cua đồng thơm ngon, đậm đà hương vị quê nhà

“Hãy tránh xa rượu…!”

Bệnh nhân Trần Văn L. mà chúng tôi tiếp xúc trên đây chỉ là một trong hàng chục bệnh nhân bị rối loạn hệ thần kinh do nghiện rượu gây ra hiện đang nằm trị tại Khoa H.

Trao đổi với chúng tôi, Thạc sĩ Nguyễn Văn Tuấn – Trưởng khoa H, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội cho biết, hằng năm khoa H luôn phải tiếp nhận và điều trị cho hàng trăm bệnh nhân bị biến chứng về thần kinh do nghiện rượu. Từ đầu năm 2008 đến nay, số lượng bệnh nhân nhập viện điều trị đã lên tới hơn 300 người.

“Trong tổng số 55 bệnh nhân bị loạn thần do lạm dụng chất hiện đang nằm điều trị tại khoa thì có tới 2/3 là do nghiện rượu” – Thạc sĩ Tuấn tiếp lời.

Cũng theo Thạc sĩ Tuấn, người sử dụng rượu thường gặp phải 2 biến chứng thông thường đó là ngộ độc rượu cấp tính và ngộ độc rượu mạn tính. Khi bị ngộ độc cấp tính, người bệnh sẽ rất dễ tử vong nếu như không được chẩn trị kịp thời.

Còn đối với người nghiện rượu hay còn gọi là “sâu rượu” thường mắc phải ngộ độc rượu mạn tính. Những “sâu rượu” này luôn lệ thuộc vào rượu, bủn rủn chân tay mỗi khi không được uống rượu. Tuy lượng rượu mỗi lần được các “sâu rượu” đưa vào trong cơ thể không cao (thường vài ba ly mỗi bữa ăn), song hàm lượng rượu tác động đến cơ quan tiêu hóa, hệ thần kinh v.v… là rất lớn bởi nó được nhân lên theo mỗi lần “nạp” rượu.

Tham Khảo Thêm:  Bật mí 2 cách làm nước uống từ trái gấc dễ nhất tại nhà

Sau khoảng 2-5 năm, các biến chứng do nghiện rượu mới thực sự bộc lộ. Không chỉ ảnh hưởng đến gan, “sâu rượu” rất dễ mắc phải những căn bệnh trầm kha như: teo não, teo dây thị dẫn đến mù lòa, viêm đa thần kinh v.v… Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ bị rối loạn hệ thống thần kinh, hoang tưởng, không kiểm soát được hành vi của chính mình.

Đơn cử đó là trường hợp của bệnh nhân Bùi Văn Q, 47 tuổi, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội, cán bộ văn phòng của một cơ quan nhà nước, cách đây không lâu đã phải nhập viện để điều trị chứng hoang tưởng, sa sút trí tuệ do hậu quả của việc uống rượu trong thời gian dài. Lúc mới điều trị, Q. thường phá phách tất cả các vật dụng xung quanh, nói nhảm, làm đâu quên đấy. Sau nhờ các bác sĩ cho uống thuốc, điều trị theo phác đồ, Q. mới có thể đi làm như bình thường.

Về nguyên nhân khiến cho các “sâu rượu” bị loạn thần, hoang tưởng sau một thời gian dài sử dụng rượu, Thạc sĩ Tuấn giải thích, những trường hợp trên đã uống phải các loại rượu nấu thủ công, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trong một thời gian dài. Các độc tố tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe con người có trong rượu thủ công như: Ethanol, Methanol, Andehyt…. theo thời gian sẽ tàn phá các cơ quan nội tạng, khiến cho hệ thống dây thần kinh, não bộ bị ảnh hưởng

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP