Ngành nào dễ xin việc trong tương lai? Top 10 gợi ý cho bạn trẻ đang phân vân

Việc lựa chọn nghề chưa bao giờ là đơn giản, vì phương án mà bạn đưa ra sẽ quyết định phần nào sự thành công cho tương lai. Vậy ngành nào dễ xin việc trong tương lai? Lựa chọn nào tốt nhất khi các sĩ tử vẫn còn hoang mang về con đường mình sẽ đi sắp tới? Hãy cùng Việc Làm 24h khám phá top 10 gợi ý ngành nghề tiềm năng trong tương lai ngay dưới đây nhé!

Ngành nào dễ xin việc trong tương lai?

Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công, nhưng hiếm ai không học mà có thể thành tài. Được đào tạo bài bản cả lý thuyết lẫn kỹ năng trên giảng đường đại học sẽ mang đến cho bạn thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp cũng như con đường sự nghiệp rộng mở hơn. Nhưng yếu tố cốt lõi là bạn phải hiểu được bản thân mình thích gì, tìm hiểu thật kỹ về các ngành nghề đang thu hút nguồn nhân lực hiện nay để quyết định đúng đắn.

Thị trường nghề nghiệp tại Việt Nam rất đa dạng và ngày càng mở rộng ở nhiều lĩnh vực. Nhiều năm trước đây, hình thức đi làm truyền thống tại văn phòng gây ra nhiều bất tiện từ cách đào tạo nhân viên, quản lý doanh nghiệp cho đến quy trình sản xuất trong giai đoạn đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, xu hướng kinh doanh thời đại 4.0 đã mang lại nhiều khởi sắc cho mọi ngành nghề tại Việt Nam.

Liệu việc kiếm tiền trong thời đại 4.0 có khó khăn không?

Ngành nào dễ xin việc trong tương lai?

Sẽ không có câu trả lời chính xác cho những câu hỏi này.

Mức độ khó – dễ tùy thuộc vào sự lựa chọn, năng lực cũng như sự may mắn của mỗi người. Đã có rất nhiều người thành công với ngành nghề họ chọn nhưng cũng có những người thất bại, mãi chênh vênh đi tìm công việc thật sự phù hợp cho mình. Vì thế, mỗi người sẽ có những định hướng riêng phù hợp với sở thích, năng lực của mình.

10 ngành nghề dễ xin việc trong tương lai

1. Ngành công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin (CNTT) là công việc được xếp hạng đầu bảng top 10 ngành dễ xin việc trong tương lai. Mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ nên các thiết bị điện tử cũng trở phổ biến. Khi đó, nhu cầu về các công việc liên quan đến công nghệ “hot” hơn bao giờ hết.

Giữa bối cảnh đầy triển vọng, ngành CNTT đang khát nguồn lực đủ năng lực cả về chất và lượng. Vì thế, ngành CNTT không chỉ được các công ty Việt Nam săn đón mà doanh nghiệp nước ngoài cũng vô cùng ưu ái, là câu trả lời phù hợp cho câu hỏi ngành nào dễ xin việc trong tương lai.

Học CNTT sau này có thể làm gì?

  • Chuyên viên phần mềm, kỹ thuật.
  • Lập trình viên.
  • Chuyên viên hệ thống, kỹ sư về máy tính.
  • Chuyên viên phát triển sản phẩm.
  • Quản lý phát triển ứng dụng.

Xem thêm: Công nghệ thông tin học trường nào? Điểm chuẩn trường CNTT mới nhất 2022

2. Ngành Marketing

Giới thiệu về ngành Marketing

Sự bùng nổ Internet đã mở ra tiềm năng tuyệt vời cho ngành Marketing với hàng loạt hình thức tiếp thị hiệu quả mới. Đó chính là Digital Marketing (hay còn gọi là Marketing số).

Hiện nay, thị trường thương mại cạnh tranh vô cùng gay gắt, dù hoạt động ở bất cứ lĩnh vực nào doanh nghiệp cũng cần có chiến lược marketing phù hợp, tối ưu. Đây cũng là lý do ngành marketing được thị trường đánh giá cao và được chọn làm đáp án thứ 2 cho câu hỏi: ngành nào dễ xin việc năm 2022.

Tham Khảo Thêm:  Mùa hè, uống bột sắn dây hàng ngày có tốt không?

Cơ hội việc làm

Phần lớn các tin tuyển dụng đều dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực marketing. Đặc biệt, nếu bạn có năng lực tốt, không ngừng phát triển giá trị bản thân thì cơ hội thăng tiến trong ngành vô cùng cao. Học marketing, bạn có thể đảm nhận một trong những vị trí công việc như sau:

  • Bộ phận kinh doanh: quản lý, phân phối các kênh bán hàng, giám sát khách hàng,…
  • Bộ phận marketing: Xây dựng kế hoạch tiếp thị, nghiên cứu thị trường, phát triển truyền thông, quản lý thương hiệu, tổ chức sự kiện,…
  • Bộ phận chăm sóc khách hàng: Quản lý và nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng, nắm rõ nhu cầu, tâm lý khách hàng, quan hệ công chúng,…

Xem thêm: 20+ thuật ngữ trong marketing mà sinh viên mới ra trường cần biết

3. Ngành ngôn ngữ Anh

Giới thiệu về ngôn ngữ Anh

Trong thời đại hội nhập toàn cầu, ngôn ngữ Anh là ngành nghề không thể thiếu. Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, có tầm quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực ngành nghề nào. Đặc biệt là khi Việt Nam đã chính thức gia nhập AEC (Cộng đồng kinh tế ASEAN), tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính thức.

Ngành ngôn ngữ Anh được hiểu là ngành học giúp sinh viên làm chủ và sử dụng thành thạo tiếng Anh trong công việc lẫn đời sống. Trong quá trình học, sinh viên sẽ tiến hành nghiên cứu về lịch sử, con người, văn hóa của các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Cơ hội nghề nghiệp

Học tiếng Anh nói chung và chọn ngành ngôn ngữ Anh nói riêng là “lựa chọn vàng” mở ra hàng loạt cơ hội việc làm hấp dẫn cho bạn trong nền kinh tế hội nhập. Nếu đang thắc mắc ngành nào dễ xin việc trong tương lai, bạn có thể tham khảo một số vị trí công việc mà sinh viên tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Anh có thể đảm nhận:

  • Biên phiên dịch.
  • Giảng viên dạy tại các trường đại học, trung tâm ngôn ngữ.
  • Hướng dẫn viên du lịch.
  • Nhà báo.
  • Tiếp viên hàng không.
  • Blogger.
  • Nhân viên văn phòng.

Xem thêm: Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Điểm chuẩn ngành ngôn ngữ Anh mới cập nhật

4. Ngành thương mại quốc tế

Giới thiệu về thương mại quốc tế

Khi kinh tế Việt Nam hội nhập toàn cầu, thương mại quốc tế được xem là ngành nghề năng động và triển vọng trong tương lai. Đặc biệt, Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO (2007) và hiệp định EVFTA (2020) đã thu hẹp khoảng cách giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Điều này càng thúc đẩy sự phát triển mạnh của xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng sang Việt Nam.

Cơ hội nghề nghiệp

Bạn chỉ cần lướt qua vài trang thông tin liên quan đến ngành thương mại quốc tế cũng đủ thấy sức hút của công việc này. Một số công việc của ngành thương mại quốc tế có kể đến như:

  • Nhân viên xuất khẩu, nhập khẩu, kế toán, kiểm toán.
  • Nhân viên cơ quan nhà nước.
  • Giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học.
  • Nhân viên kinh doanh.
  • Tự mở dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp.
  • Nhân viên ngân hàng.

Xem thêm: Học Ngoại thương ra làm gì? 4 job xịn mà dân Ngoại thương nên chọn

5. Ngành kiến trúc

Giới thiệu về ngành kiến trúc

Việt Nam được đánh giá là một trong ba quốc gia có sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực Châu Á. Trong bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế Việt Nam, kiến trúc chính là ngành “mũi nhọn” không thể thiếu.

Cơ hội để kiến trúc sư có thể làm việc và phát triển tại Việt Nam vô cùng tiềm năng. Nhu cầu thẩm mỹ của con người ngày càng cao. Vì thế, bài toán đặt ra ở đây chính là những công trình nhà ở, khu dân cư, trung tâm thương mại, giải trí được đầu tư bài bản, chuyên nghiệp nhưng vẫn tiết kiệm không gian. Dù ở thành phố hay nông thôn, kiến trúc luôn là vị trí công việc cần thiết.

Tham Khảo Thêm:  Cách Nấu Nước Đường Để Pha Chế Không Phải Ai Cũng Biết

Cơ hội nghề nghiệp

Để bén duyên và phát triển trong ngành kiến trúc, bạn cần có sự sáng tạo, tỉ mỉ, tinh tế vô cùng cao. Đổi lại, bạn sẽ nhận được mức thu nhập và cơ hội công việc xứng đáng với năng lực. Một số công việc ngành kiến trúc:

  • Thiết kế, giám sát, quản lý các công trình.
  • Chuyên gia tư vấn, cung cấp giải pháp kiến trúc cho cá nhân, doanh nghiệp.
  • Khởi nghiệp với vai trò đầu tư, thiết kế và thi công kiến trúc.
  • Nghiên cứu, đào tạo và giảng dạy tại các trường đại học.
  • Tham gia vào hoạt động đấu thầu xây dựng dự án.

6. Ngành Tâm lý học

Giới thiệu về ngành Tâm lý học

Với bối cảnh kinh tế hiện nay, con người dễ rơi vào tình trạng áp lực lớn, thậm chí là khủng hoảng về tâm lý. Khi đó, vai trò của các chuyên viên tham vấn – trị liệu tâm lý trở nên thu hút hơn bao giờ hết, là ứng cử viên sáng giá cho lời giải của ngành nào dễ xin việc.

Dù có tuổi đời khá non trẻ so với nhiều ngành nghề cơ bản tại Việt Nam nhưng Tâm lý học có tính ứng dụng cực kỳ cao, mang lại cơ hội nghề nghiệp vô cùng rộng mở.

Cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên ngành tâm lý học tại Việt Nam có thể làm việc ở nhiều vị trí đa dạng, có thể kể đến như:

  • Chuyên viên tham vấn – trị liệu Tâm lý.
  • Nghiên cứu Tâm lý học.
  • Nhân viên trong các lĩnh vực marketing, đào tạo, quản trị nhân lực,…
  • Giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học, trung tâm,…

Xem thêm: Học tâm lý học ra làm gì? Cơ hội công việc nào cho sinh viên ngành tâm lý học?

7. Ngành y tá – điều dưỡng

Giới thiệu về ngành y tá – điều dưỡng

Trong danh sách những dịch vụ thiết yếu, ngành y tế luôn đứng top đầu. Khi nhu cầu về sức khỏe, tinh thần của con người ngày một tăng cao, đặc biệt là mong muốn được săn sóc khi về già đã mở ra cơ hội công việc cao cho ngành y tá – điều dưỡng.

Cơ hội nghề nghiệp

Để có được công việc ổn định cùng mức lương hấp dẫn trong tương lai, nhiều bạn trẻ đã lựa chọn du học điều dưỡng tại nước ngoài. Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc là những quốc gia mở ra cơ hội tiềm năng cho ngành nghề này.

Sau khi tốt nghiệp ngành y tá – điều dưỡng, bạn có thể làm việc tại các bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở chăm sóc sức khỏe từ trung ương đến địa phương, phòng khám tư nhân,…

Xem thêm: Học dược ra làm gì? Điểm chuẩn ngành dược các trường đại học cập nhật

8. Ngành cơ khí – điện tử

Giới thiệu về ngành cơ khí – điện tử

Tại Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp nhà nước cũng như xí nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài đều đưa vào sử dụng dây chuyền thiết bị hiện đại. Vì vậy, nhu cầu về nhân lực cho ngành kỹ thuật, cơ khí điện tử ngày càng có sức hút lớn.

Hiện nay, số người lao động tại các nhà máy đa phần chưa qua đào tạo bài bản nên ngành học này được xem là giải pháp tốt dành cho những bạn đam mê máy móc, công nghệ lắp ráp. Không chỉ cơ hội làm việc trong nước rộng mở mà bạn còn có thể xuất khẩu lao động sang các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Cơ hội nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp ngành cơ khí – điện tử, bạn có thể tham gia làm việc ở một số vị trí như sau:

Kỹ sư vận hành, bảo trì, thiết kế máy móc.

  • Nhân viên tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ cơ khí.
  • Chuyên viên tư vấn.
  • Cán bộ quản lý, điều hành tại các nhà máy, xí nghiệp,…
Tham Khảo Thêm:  5 quán bún mọc Sài Gòn nổi tiếng về chất lượng và hương vị

9. Ngành kỹ thuật ô tô

Giới thiệu về ngành kỹ thuật ô tô

Hiện nay, Việt Nam xem công nghiệp ô tô là ngành trọng điểm cần ưu tiên và phát triển để góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, các hãng ô tô nước ngoài du nhập vào Việt Nam đang phát triển vượt bậc.

Điều này đã mang lại lợi thế cho ngành công nghệ kỹ thuật ô tô tại Việt Nam. Nhiều năm liền, kỹ thuật ô tô được đưa vào danh mục những ngành nghề “hot” về nhu cầu lao động và trở thành xu hướng lựa chọn của nhiều bạn trẻ.

Khi học ngành kỹ thuật ô tô, sinh viên sẽ được mở mang tầm hiểu biết với kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành về cơ khí, tự động hóa, điện tử, công nghệ chế tạo máy, động lực học,… Từ đó, xây dựng nền tảng để các sinh viên ra trường trở thành những kỹ sư có khả năng bảo trì, bảo dưỡng, chế tạo cũng như kinh doanh các loại ô tô phục vụ nhu cầu.

Cơ hội nghề nghiệp

Một số vị trí công việc mà sinh viên đang phân vân ngành nào dễ xin việc có thể tham khảo:

  • Kỹ sư tại các nhà máy.
  • Tham gia vào quy trình sản xuất, vận hành phụ tùng, phụ kiện ô tô tại các nhà máy, cơ sở sửa chữa ô tô.
  • Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô.
  • Nhân viên, quản lý kinh doanh tại các doanh nghiệp.
  • Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng nghề.

10. Ngành công nghệ thực phẩm

Giới thiệu về ngành công nghệ thực phẩm

Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu về xuất nhập khẩu nông sản. Tuy nhiên, các dòng sản phẩm chế biến sẵn vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Lý do lớn là do chênh lệch về trình độ công nghệ, trang thiết bị và nhân lực.

Ngành công nghệ thực phẩm tại Việt Nam đang thực sự “khát” nhân lực có trình độ chuyên môn và tay nghề vững vàng. Đây là cơ hội tốt để các kỹ sư công nghệ thực phẩm có thể chớp lấy thời cơ, không còn phải phân vân ngành nào dễ xin việc trong tương lai.

Cơ hội nghề nghiệp

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thực phẩm liên tục được xây dựng, đầu tư để đa dạng hóa chủng loại và chất lượng sản phẩm. Vì thế, thị trường lao động luôn có những vị trí tuyển dụng để kỹ sư công nghệ thực phẩm thể hiện năng lực của mình. Sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên ngành công nghệ thực phẩm có thể làm ở các vị trí:

  • Nhân viên kỹ thuật chế biến, bảo quản, kiểm định sản phẩm.
  • Nghiên cứu nâng cao chất lượng, cải thiện kỹ thuật chế biến thực phẩm trong các phòng nghiên cứu – phát triển sản phẩm.
  • Chuyên viên kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Chuyên viên tư vấn về quy định và luật thực phẩm.
  • Nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về công nghệ thực phẩm tại Việt Nam và nước ngoài.
  • Chuyên viên tư vấn về luật an toàn thực phẩm.

Xem thêm: Học công nghệ thực phẩm ra làm gì? Điểm chuẩn như nào, có dễ xin việc không?

Kết luận

Hy vọng những chia sẻ của Việc Làm 24h đã giúp bạn trả lời được câu hỏi ngành nào dễ xin việc trong tương lai?”. Thật ra, không có ngành nào dễ xin việc, cũng chẳng có ngành nào khó xin việc. Mỗi người sẽ có những định hướng, con đường riêng phù hợp với năng lực, sở thích của họ. Bạn đừng cố ép mình vào bất kỳ khuôn mẫu nào. Chỉ khi lắng nghe chính mình, sống hết mình với đam mê thì mọi may mắn, thành công rồi sẽ mỉm cười, chào đón bạn. Chúc các bạn thành công!

TÌM VIỆC LÀM MỚI PHÙ HỢP NGAY HÔM NAY!

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP