Bài văn khấn lễ Tất niên cuối năm chuẩn và ngắn gọn nhất

Bài văn khấn lễ Tất niên cuối năm chuẩn và ngắn gọn nhất

Cúng Tất niên hay còn gọi là lễ Tất niên, tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Cúng Tất niên có thể là một bữa tiệc Tất niên, liên hoan cuối năm của mỗi gia đình, đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình ăn một bữa cơm đoàn tụ, sum vầy sau 1 năm để bước sang năm mới.

{{https://quavang.vn/products/tuong-meo-than-tai,https://quavang.vn/products/tuong-meo-vang-cung-tien,https://quavang.vn/products/cay-kim-ngan-ma-vang}}

Năm 2023 là năm Quý Mão, linh vật đại diện của năm là chú Mèo vàng mang đến sự thịnh vượng, may mắn

Cúng Tất niên là một phần trong nghi thức cúng Tết diễn ra vào những ngày cuối năm Âm lịch, diễn ra trong ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu) được gọi là ngày Tất niên. Và Tất niên thường diễn ra vào buổi chiều và buổi tối ngày này.

Cách cúng Tất niên cuối năm

Để cúng tất niên cuối năm được tươm tất, đúng với phong tục tập quán, bạn cần tìm hiểu cách cúng Tất niên cuối năm chuẩn nhất. Theo thông tin từ các chuyên gia văn hóa, cúng Tất niên sẽ được thực hiện trước giao thừa.

Tham Khảo Thêm:  Bùa Lỗ Ban là gì? Bùa Lỗ Ban có mấy loại, phá giải như thế nào?

Trước khi diễn ra lễ cúng, các gia đình phải lau chùi sạch sẽ, bài trí lại bạn thờ ngày Tết, chuẩn bị mâm ngũ quả, hương, hoa tươi đèn nến đầy đủ. Tùy vào phong tục của từng vùng miền sẽ có cách cúng tất niên cuối năm khác nhau.

Mâm cúng Tất niên cuối năm bao gồm gì?

  • Trái cây
  • Hoa
  • Nhang rồng phụng
  • Đèn cầy
  • Gạo, muối
  • Trà, Rượu, Nước lọc
  • Giấy tiền vàng mã
  • Bánh kẹo
  • Trầu cau
  • Chè, Xôi, Cháo trắng
  • Tam sên
  • Gà ta
  • Heo sữa quay
  • Bánh bao
  • Bánh chưng/bánh tét
  • Chả lụa
  • Bình hoa, Lư Nhang

Mâm cơm cúng tất niên cuối năm mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngon ngày Tết, những món được chế biến thơm và tinh khiết, và nên bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên

Lễ cúng tất niên là một nghi thức chào năm cũ, đón năm mới. Đây là bữa cơm sum vầy, đoàn tụ bên gia đình, người thân. Lễ cúng sẽ mời ông bà tổ tiên về ăn Tết, ông công ông Táo về lại trần gian để tiếp tục cai quản bếp núc. Bởi vậy, việc chuẩn bị phải tươm tất, đầy đủ, mang ý nghĩa, hương vị Tết cổ truyền.

Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên là khi sửa soạn đồ đạc, nhất định phải có 2 thứ là hương và đèn. Hương tượng trưng cho sự kết nối âm dương, đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời, nên bạn cần có 2 cây đèn.

Tham Khảo Thêm:  1966 Mệnh Gì? Phong Thủy Màu Sắc Và Phương Hướng Tuổi Bính Ngọ

Bài văn khấn lễ Tất niên cuối năm chuẩn và ngắn gọn nhất

Mâm ngũ quả dành cúng gia tiên cần chọn những quả theo tục lệ vùng miền, quả to, đủ chín có thể ăn được, hình thức đẹp mắt. Mâm ngũ quả phải được đặt ở hai bên, không đặt chính giữa bát hương vì như vậy làm chắn mất trục khí chính.

Tùy vào đặc trưng của vùng miền mà bạn bày biện cỗ cho đúng phong tục. Thông thường thì cỗ tất niên không thể thiếu thịt gà, xôi, bánh chung bánh tét, thịt kho tàu, nem, chả giò… Mỗi gia đình có cách bài trí khác nhau. Trên bàn thờ chính thường chỉ để hoa quả tươi, ít tiền vàng mã tương trưng. Các cỗ khác nên đặt bên dưới, không nên đặt lên ban thờ.

Nên nhớ rằng hoa bài trí cần hoa tươi, không phải hoa nhựa, hoa giả. Điều này sẽ thể hiện được tấm lòng thành kính của bạn với tổ tiên, thần thánh.

Nên cúng tất niên vào ngày, giờ nào thì tốt?

Theo truyền thống và phong tục tập quán của người Việt Nam, cúng Tất niên là một lễ truyền thống được tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa (nếu là năm đủ) hoặc cúng vào ngày 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu).

Tuy nhiên, những năm gần đây nhiều gia đình có xu hướng làm tất niên sớm hơn, luân phiên trong vài ngày trước Tết để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình. Vì thế nên lễ cúng tất niên và cúng 30 tết trở thành 2 lễ riêng biệt.

Tham Khảo Thêm:  Sinh năm 1972 mệnh gì? Tuổi Nhâm Tý hợp tuổi nào, màu gì?

Theo các chuyên gia về phong thủy, lễ cúng Tất niên được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm tuy nhiên nếu có tổ chức lớn và có khách mời, nên tổ chức vào những ngày cuối tuần. Năm nay, nên làm lễ cúng Tất niên vào hai ngày 29 và 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần 2022, tức ngày 20/01/2023 và 21/01/2023 Dương lịch.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP