Hoàn cảnh ra đời, tiền thân Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn

Những năm 30 của thế kỉ 20 hoàn cảnh lịch sử của đất nước đang có nhiều thay đổi. Những thay đổi trong nội bộ đất nước là cơ sở để các tổ chức cộng sản cách mạng ra đời. Những tổ chức đảng cộng sản ra đời đã có những biến đổi tích cực trong phong trào cách mạng Việt Nam mở ra làn sóng đấu tranh mới cho phong trào Việt Nam. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một trong những tổ chức đảng ra đời vào những năm 30, đó là Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn.

1. Hoàn cảnh ra đời của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn:

Những biến đổi nội bộ trong nước đầu thế kỉ 30 đã mở ra cơ hội mới cho sự phát triển của phong trào cách mạng. Sự thuận lợi của tình hình trong nước đã tạo điều kiện cho các tổ chức cộng sản ra đời. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn cùng với Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng là ba đảng lớn được hình thành vào khoảng những năm 30 của thế kỷ trước. Sau khi ba tổ chức Đảng cộng sản được thành lập đã cùng nhau phát triển và dẫn dắt phong trào cách mạng Việt Nam chống thực dân xâm lược. Kể từ đó, phong trào cách mạng Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Đông Dương Cộng sản Liên đoàn với tiền thân là tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng được thành lập từ năm 1925. Hoạt động của Đảng huy động và tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác lênin đề ra mục tiêu đấu tranh lâu dài cho nhân dân, đó là đấu tranh giành quyền lợi cho nhân dân và âm thầm xây dựng lực lượng chống quân xâm lược.

Sau thời gian dài hoạt động, nội bộ tổ chức đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau với lý tưởng riêng nên đang nung nấu chờ thay đổi. Một bộ phận sau đó đã chuyển hẳn sang hoạt động bên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, có đồng chí Trần Phú. Số thành viên còn lại tìm cách để biến tổ chức Tân Việt này thành một tổ chức cộng sản.

Tham Khảo Thêm:  Trong Pascal để khai báo biến tệp văn bản ta phải sử dụng cú pháp?

Trong lúc đó thì nguyên đồng chí Tổng bí thư Tân Việt là Duy Anh lại muốn thành lập Liên Hiệp Quốc Dân. Điều này khiến cho nội bộ của đảng Tân Việt bị lủng củng và xảy ra tranh cãi việc này dẫn đến tổ chức cổng sản Việt Nam có gay cơ bị chia rẽ. Phần đông các thành viên đều ủng hộ việc chuyển đảng sang đảng cộng sản đúng nghĩa.

Khi đó, đồng chí Đào Duy Anh lại có chủ trương muốn thành lập nên Liên hiệp Quốc dân. Nội bộ của đảng Tân Việt bị chia rẽ rõ rệt giữa ý muốn lập Liên hiệp Quốc dân và chuyển thành tổ chức cộng sản.

2. Diễn biến:

Qua nhiều ngày tháng nung nấu ý chí, cuối cùng các ủy viên trung ương đảng Tân Việt đã đưa ra quyết định sẽ thực hiện việc chuyển đổi đảng cộng sản. Hội nghị bao gồm các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Đình Đoàn, Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Văn Tạo, Tú Kiên, Ngô Đức Đệ,…

Sau nhiều cuộc họp cuối cùng các đồng chí đã đi đến thống nhất thành lập đảng cộng sản từ Tân Việt. Vào tháng 9/1929, các đồng chí đại biểu của Tân Việt đã ra thông báo chính thức ra đời Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Kế hoạch chính thức thành lập Đảng dự kiến vào tháng 1/1930. Chính dựa vào cơ sở chi bộ này, vào ngày 1/1/1930 tổ chức này được thành lập.

Địa bàn hoạt động của tổ chức chủ yếu ở vùng Bắc Trung Kỳ, vẫn kết nối với các đồng chí yêu nước ở vùng miền khác để thúc đẩy phong trào giải phóng đất nước. Tổ chức hoạt động mạnh mẽ và không ngừng phát triển, góp nhiều công lao cho sự thành công của cách mạng về sau.

3. Mục tiêu hoạt động của Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn:

Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn ra đời là một bước tiến của cách mạng Việt Nam. Khị ra đời, tổ chức cộng sản này đã đề ra những mục tiêu hoạt động lâu dài và trước mắt rất cụ thể. Đông Dương cộng sản Liên Đoàn đề ra đường lối cách mạng lâu dài cho con đường Cách mạng Việt Nam, đó là xây dựng được cơ sử chi bộ của Liên Đoàn, cải tổ đảng đoàn thể thành viên chân chính, muốn cống hiến sức mình cho cách mạng.

Ngoài việc phát triển lực lượng cách mạng ngày một lớn mạnh thêm, Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn còn tích cực đẩy mạnh việc vận động và lôi kéo quần chúng nhân dân đấu tranh vì cách mạng theo con đường của Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn để đánh đổ đế quốc, thoát khỏi ách áp bức, bóc lột tàn nhẫn của chế độ Thực dân.

Tham Khảo Thêm:  Lớp electron, Phân lớp electron, Số electron tối đa trong lớp n: Cấu tạo vỏ nguyên tử - Hóa 10 bài 4

Song song việc thực hiện mục tiêu đánh đuổi đế quốc, Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn cũng tích cực kêu gọi thành viên của các tổ chức cách mạng khác trong cả nước hợp nhất, thống nhất thành một tổ chức cách mạng để hợp sức, đoàn kết tạo ra sức mạnh chống lại sự tàn bạo, và lực lượng đế quốc lớn mạnh đang xâm chiếm nước ta.

Việc phát triển lực lượng cách mạng của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được chú trọng đối với tất cả đối tượng. Từ việc lôi kéo các thành viên của Tân Việt Cách mạng Đảng, cho đến tuyên truyền đường lối cách mạng cho học sinh, sinh viên, nông dân, tri thức. Với mục tiêu hướng đến là tất cả mọi người cùng đồng lòng, nhất trí tạo nên sức mạnh to lớn có thể đánh đổ phong kiến, đuổi bọn thực dân mang lại cuộc sống ấm no cho dân tộc.

Các cuộc họp thường niên của Đảng cũng thường xuyên được tổ chức để bầu ra người lãnh đạo tối cao của Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn. Đồng thời xem xét, kiểm điểm những thành viên còn nhiều khuyết điểm và động viên phát huy tinh thần của những thành viên ưu tú, nổi bật trong hàng ngũ của lực lượng cách mạng.

4. Sự hợp nhất của ba tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản duy nhất:

Ngoài Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, trong thời gian này, trong nước còn tổ chức An Nam cộng sản đảng cũng hoạt động một cách sôi động, cùng với mục tiêu đánh đổ phong kiến, đuổi thực dân giành độc lập tự do cho dân tộc. Nhưng hai tổ chức Đảng cộng sản lại không hợp tác hoạt động của nhau mà hoạt động tách rời, tranh giành ảnh hưởng của nhau, việc này gây ra tác động tiêu cực đến phong trào cách mạng Việt Nam. Từ việc không nhận thức được kẻ thù chính của dân tộc ta lúc này, hai tổ chức lại hoạt động ở hai địa bàn khác nhau, do đó dẫn đến chính sách, phương án đấu tranh của hai tổ chức cộng sản cũng khác nhau. Điều này đe dọa nghiêm trọng đến phong trào cách mạng Việt Nam, nguy cơ phong trào cách mạng Việt Nam sẽ đi đến thất bại như những phong trào cách mạng của các bậc tiền bối đi trước.

Tham Khảo Thêm:  Goodboy nghĩa là gì

Trước nguy cơ phong trào cách mạng Việt Nam có nguy cơ bị chia rẽ phân tán lực lượng, gây ảnh hưởng xấu đến việc giành độc lập của dân tộc. Không thể tiếp tục nhìn phong trào cách mạng của dân tộc ngày càng đi vào bế tắc, Nguyễn Ái Quốc đã tức tốc trở về mở Hội nghị Cửu Long. Dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, cùng với sự nỗ lực tài ba, Nguyễn Ái Quốc đã thành công hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

5. Mục tiêu hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam:

Sau hội nghị hợp nhất các tổ chức Đảng cộng sản thành công, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và trở thành Đảng lãnh đạo duy nhất của cách mạng Việt Nam.

Đảng mới sau khi hợp nhất sẽ có tên là Đảng Cộng Sản Việt nam, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng. Đưa điều lệ thống nhất hoạt động rõ ràng với những điều cụ thể. Vận động hàng ngũ Công hội, Nông hội, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội phản đế đồng minh hoạt động sôi nổi hơn.

Hai đảng Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng đã đi đến thống nhất với nhau thành tổ chức duy nhất. Chỉ còn lại Đông Dương Cộng sản liên đoàn vẫn chưa hợp nhất được mà hoạt động riêng rẽ. Ban lãnh đạo Đảng cảm nhận sự cần thiết phải liên hệ với hai tổ chức kia để cùng thống nhất về một Đảng duy nhất.

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc cũng hiểu muốn phong trào cách mạnh có sức mạnh vững chắc to lớn thì các tổ chức Đảng phải hợp thành một thì mới khiến quần chúng nhất nhất ủng hộ và làm theo. Sau đó, Hội nghị đã được tổ chức với sự tham gia của nhiều Đảng viên cốt cán.

Quyết định thống nhất đồng ý cho Đông Dương Cộng sản liên đoàn nhập vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Vào 24/2/1930, Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu cùng Ban chấp hành trung ương lâm thời là Hạ Bá Cang, Phạm Hữu Lầu quyết định chấp nhận Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kể đó, ba tổ chức cộng sản đã chính thức hình thành nên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng ra đời là dấu mốc vô cùng quan trọng để lãnh đạo phong trào cách mạng cứu nước dành nhiều thắng lợi về sau.