Củng cố kiến thức

Sau khi khôi phục nền kinh tế bị tàn phá do chiến tranh, các nước Tây Âu bước vào giai đoạn phát triển mới với nhiều thay đổi lớn, trong đó nổi bật là liên kết kinh tế – chính trị giữa các quốc gia.

I. Tây Âu từ năm 1945 – 1950

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước Tây Âu chịu nhiều hậu quả nặng nề nhưng nhờ sự cố gắng của từng quốc gia và viện trợ từ Mĩ nên đến năm 1950, kinh tế các nước Tây Âu cơ bản phục hồi.

Các nước Tây Âu củng cố chính quyền, liên minh chặt chẽ với Mĩ và tìm cách trở lại các thuộc địa cũ và đối trọng với các nước trong khối XHCN mới hình thành ở Đông Âu.

II. Tây Âu từ năm 1950 – 1973

Từ thập kỉ 50 -70, nền kinh tế của các nước Tây Âu phát triển nhanh, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn trên thế giới. Những quốc gia Tây Âu đã áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Nhà nước đóng vai trò quản lí, điều tiết, thúc đầy nền kinh tế; tận dụng tốt những cơ hội những nguồn viện trợ từ Mĩ, giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba và hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ của Cộng đồng châu Âu (EC).

Tham Khảo Thêm:  Sinh Năm 1967 Mệnh Gì? Tuổi Đinh Mùi Hợp Tuổi Nào, Màu Gì?

Đây cũng là giai đoạn phát triển của nền dân chủ tư sản ở Tây Âu, nhiều nước Tây Âu vừa liên minh chặt chẽ với Mĩ vừa đang dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Nhiều thuộc địa của các nước Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kì phi thực dân hóa trên thế giới.

III. Tây Âu từ năm 1973 – 1991

Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, năm 1973, nhiều nước Tây Âu lâm vào suy thoái, khủng hoảng…kéo dài đến thập kỷ 90.

Giai đoạn này, tình trạng phân hóa giàu, nghèo ở Tây Âu ngày càng lớn dẫn đến tình trạng bất ổn như tệ nạn maphia ở Italia.

Hiệp định giữa CHLB Đức và CHDC Đức kí kết tháng 12/1972 cùng Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác Châu Âu (1975) góp phần làm dịu tình hình châu Âu.

IV. Tây Âu từ năm 1991 – 2000

Đầu thập kỷ 90, nền kinh tế Tây Âu phải trải qua một đợt suy thoái, đến năm 1994, kinh tế Tây Âu mới phục hồi và phát triển nhưng khu vực này vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.

Trong thập kỷ cuối cùng của thế kỉ 20, tình hình tại khu vực Tây Âu tương đối ổn định nhưng chính sách đối ngoại có điều chỉnh quan trọng. Nước Anh vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ, còn Pháp và Đức trở thành đối trọng với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế. Các nước Tây Âu đã mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh…

Tham Khảo Thêm:  Còn bao nhiêu ngày nữa đến Halloween 2023?

V. Liên minh châu Âu (EU)

Ngày 25/3/1957, sáu nước Tây Âu gồm: Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan và Lúcxămbua kí Hiệp ước Rôma thành lập cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EC).

Ngày 7/12/1991, các nước kí Hiệp ước Maxtrích tại Hà Lan đổi tên thành Liên minh châu Âu với 15 quốc gia thành viên nhằm mục tiêu hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh. EU trở thành tổ chức kinh tế – chính trị lớn nhất hành tinh. Năm 1990, Việt Nam và EU thiết lập quan hệ chính thức và đến tháng 7/1995 kí Hiệp định hợp tác toàn diện.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP