Thủy điện đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sinh hoạt, sản xuất. Nhờ có sự xuất hiện ngày một nhiều của thủy điện, nguồn điện ở nước ta mới dồi dào, tình trạng mất điện, thiếu điện đã được khắc phục. Tính tới thời điểm hiện tại, nước ta đã có hơn chục nhà máy sản xuất điện, trải dài khắp từ Bắc – Nam. Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp 12 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam, mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin.
Nhà máy thủy điện Sơn La
Nhà máy thủy điện Sơn La
Nhà máy thủy điện Sơn La là biểu tượng của thủy điện Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại. Theo ước tính và thống kê đây là nhà máy thủy điện lớn nhất tại nước ta. Nhà máy được khởi công xây dựng vào 2/12/2005 tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, nằm ngay trên lưu vực sông Đà. Công trình được xây dựng với các tiêu chuẩn tính toán vô cùng khắt khe, được giám sát bởi các chuyên gia có kinh nghiệm hàng đầu tới từ Nga, châu Âu, Trung Quốc.
Sau hơn 7 năm xây dựng, công trình thủy điện Sơn La được khánh thành vào ngày 23/12/2012. Sau khi khánh thành, ngoài việc trở thành công trình thủy điện vĩ đại nhất Việt Nam thì thủy điện Sơn La còn được đánh giá là đập thủy điện lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Các thông số cụ thể của thủy điện Sơn La: Cao độ đỉnh đập: 228,1m, chiều rộng đỉnh 10m, chiều rộng đáy 105m, chiều dài đập 961,6m, dung tích trữ nước 9.26 tỷ m3. Tổng công suất lắp ráp đầu phát điện 2400MW, trung bình mỗi năm sản lượng điện sinh ra là 10 tỷ kW. Nếu nhà máy hoạt động thì sẽ cung cấp sản lượng điện tới 1/10 công suất của toàn bộ lượng điện tại Việt Nam.
Nhà máy thủy điện Hòa Bình
Nhà máy thủy điện Hòa Bình
Top 2 trong số nhà máy thủy điện lớn nhất tại Việt Nam gọi tên nhà máy thủy điện Hòa Bình. Đây là công trình được xây dựng tại Hồ Hòa Bình thuộc tỉnh Hòa Bình, cũng nằm trên chính dòng sông Đà. Trước khi công trình nhà máy thủy điện Sơn La được xây dựng thì nhà máy thủy điện Hòa Bình có công suất lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Thủy điện Hòa Bình cũng đã được vinh danh tại chương trình “Vinh quang Việt Nam – Dấu ấn những công trình” (Tháng 7/2018).
Công trình nhà máy thủy điện Hòa Bình do Liên Xô cũ xây dựng và vận hành, nhà máy được cắt băng khánh thành và đi vào hoạt động năm 1994. Các thông số cơ bản của nhà máy thủy điện Hòa Bình gồm có: Công suất sản sinh điện là 1922MW, tổng 8 tổ máy mỗi tổ 240MW. Một năm nhà máy thủy điện Hòa Bình cung cấp tới 8,16 tỷ KWh, đảm bảo điện sinh hoạt và sản xuất cho một khu vực rộng lớn tại miền Bắc.
Nhà máy thủy điện Thác Bà
Nhà máy thủy điện Thác Bà
Thủy điện Thác Bà nằm trong top thủy điện lớn nhất Việt Nam. Đây là nhà máy thủy điện đầu tiên ở miền Bắc, được xây dựng từ thời Mỹ đang đánh phá miền Bắc. Theo thông tin chính thức, thủy điện Thác Bà được khởi công xây dựng vào ngày 19/8/1964. Đây là thủy điện được xây dựng sớm nên có rất nhiều công đoạn xây dựng thủ công, cần hàng nghìn người lao động, công nhân, bộ đội hỗ trợ. Đây cũng là công trình trọng điểm của đất nước, được ghi vào trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 5 năm lần thứ nhất (1960 – 1965) của Việt Nam.
Sau khi khởi công xây dựng và hoàn thành, công trình cũng là nền móng cơ sở vật chất, kỹ thuật để Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tính tới thời điểm hiện tại, Công ty CP Thủy điện Thác Bà đã nhận được rất nhiều huân huy chương khen ngợi từ Chính phủ, Bộ công thương, Tập đoàn điện lực Việt Nam.
Với sự cống hiến và cố gắng lớn lao, thủy điện Thác Bà ứng đáng là “đứa con đầu lòng” của ngành Thủy điện Việt Nam, góp phần đắc lực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội.
Nhà máy thủy điện Lai Châu
Nhà máy thủy điện Lai Châu
Nhà máy thủy điện Lai Châu được xây dựng nằm ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu của nước ta, công trình cũng nằm trên khu vực dòng sông Đà huyền thoại. Nhà máy được khởi công xây dựng vào ngày 5/1/2011 và khánh thành vào tháng 12/2016, nhà máy đã được xây dựng và hoàn thành sớm hơn dự tính tới 1 năm. Tổng công suất của nhà máy thủy điện với 3 tổ máy hoạt động lên tới 1200MW. Tổng kinh phí đầu tư của nhà máy lên tới 35700 tỷ đồng. Thủy điện Lai Châu là nấc thang trên của công trình thủy điện Sơn La, cùng với thủy điện Hòa Bình tạo thành 3 nấc thang trên dòng lưu vực của sông Đà.
Mỗi năm nhà máy thủy điện Lai Châu sẽ cung cấp điện cho quốc gia lên tới 4670,8 triệu kWh. Đây là một công trình có tầm quan trọng rất lớn, với độ cao ngăn đập 295m nó cung cấp điện cho toàn bộ khu vực phía biên giới của Việt Nam. Ngoài ra vào mùa khô, hồ thủy điện trữ nước và cung cấp nước, tạo cơ hội phát triển kinh tế, hoa màu cho hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên.
Nhà máy thủy điện Trung Sơn
Nhà máy thủy điện Trung Sơn
Nhà máy thủy điện Trung Sơn là nhà máy thủy điện nằm trên lưu vực sông Mã, thuộc địa phận của xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Nhà máy thủy điện với công suất lắp đặt lên tới 260MW, có 4 tổ máy đang hoạt động. Mỗi năm nhà máy cung cấp sản lượng điện là 1018,61 kWh cho các khu vực lân cận, bổ sung lượng điện đáng kể cho lưới điện quốc gia.
Thủy điện Trung Sơn là nhà máy thủy điện vừa có nhiệm vụ sản xuất điện vừa giúp khu vực Thanh Hóa chống lũ lụt, tránh biến đổi khí hậu, xói mòn. Dự án được xây dựng dựa vào sự hỗ trợ của quỹ tín dụng và thực hiện bởi chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn. Đây là công ty sản xuất điện tư nhân thuộc Tổng Công ty Phát điện 2 (GENCO2), một nhánh của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN).
Nhà máy thủy điện Yaly
Nhà máy thủy điện Yaly
Nhà máy thủy điện Yaly được đánh giá là nhà máy thủy điện lớn bậc nhất tại các tỉnh Tây Nguyên. Công trình nằm trên lưu vực sông Sê San, tổng diện tích xây dựng lên tới 20km2. Vị trí cụ thể nằm ở ranh giới của huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) và huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum). Thiết kế của nhà máy được lắp đặt với tổng công suất lên tới 720MW, lượng điện bình quân hàng năm là 3,68 tỷ KWh.
Thủy điện Yaly được khởi công xây dựng vào năm 1993 và khánh thành vào năm 1996. Công trình được đánh giá có nhiều tác dụng đối với khu vực, chứa nước, sản xuất điện, là nơi du lịch, thắng cảnh đẹp,… Công trình thủy điện ngầm này được đánh giá là nơi có phong cảnh tuyệt vời, nên thơ nhất tại Tây Nguyên.
Nhà máy thủy điện Trị An
Nhà máy thủy điện Trị An
Nhà máy thủy điện Trị An là nhà máy thủy điện thuộc phía Nam của đất nước ta. Công trình được xây dựng trên dòng sông Đồng Nai, khoảng cách so với thành phố Hồ Chí Minh rơi vào tầm 65km. Thủy điện Trị An được xây dựng từ năm 1984, khánh thành vào năm 1991. Đây là công trình được xây dựng có sự hỗ trợ của Liên Xô, nhà máy với 4 tổ máy, công suất 400kW một tổ máy, đảm bảo sản lượng điện cung cấp đầu ra mỗi năm lên tới 1,7 tỷ KWh.
Công trình thủy điện Trị An được xây dựng nhằm đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định cho các khu công nghiệp, phục vụ cho các hoạt động sản xuất mũi nhọn trong vùng. Ngoài mục đích sản xuất điện, thủy điện Trị An còn là công trình đảm bảo lượng nước sinh hoạt, phục vụ sản xuất nông nghiệp, điều tiết lũ và tránh xâm nhập mặn,…
Nhà máy Thủy điện Huội Quảng
Nhà máy Thủy điện Huội Quảng
Nhà máy thủy điện Huội Quảng là nhà máy thủy điện thuộc quy hoạch bậc thang thủy điện nằm trên lưu vực sông Đà. Nhà máy có hiệu quả vô cùng lớn trong việc tận dụng nguồn nước từ hồ Bản Chát để sản xuất điện, giữ ổn định lượng nước tưới tiêu trong vùng.
Theo công bố, nhà máy thủy điện Huội Quảng có tổng công suất lắp đặt 520MW (2 tổ máy), công suất đứng sau sau Thủy điện Sơn La (2.400MW), Thủy điện Hòa Bình (1.920MW) và Thủy điện Lai Châu (1.200MW) và cùng nằm trên dòng sông Đà.
Điểm đặc biệt của nhà máy thủy điện Huội Quảng là việc nó được xây dựng ngầm, thi công với hai hầm dẫn nước nằm trong lòng núi, mỗi hầm dẫn nước có chiều dài lên tới 4,2km, đường kính rộng tới 7,5m.
Nhà máy thủy điện Thác Mơ
Nhà máy thủy điện Thác Mơ
Nhà máy thủy điện Thác Mơ nằm tại địa bàn xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, thuộc lưu vực sông Bé. Công trình được khởi công xây dựng từ cuối những năm 1991 và được khánh thành vào năm 1995. Theo công bố công suất sản sinh điện của nhà máy vào khoảng 150MW (2 tổ máy).
Thủy điện Thác Mơ có hồ chứa nước với sức chứa lên tới 1,36 tỷ m3, ở mức bình thường thì chiều cao đập là 281m, diện tích đập nước 109km2. Nhờ có sức chứa nước tốt, đập thủy điện cung cấp nước cho đất đai quanh vùng, kiểm soát lũ lụt cho hạ lưu, sản xuất điện phục vụ cho sinh hoạt,…
Thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi
Thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi
Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi nằm giữa ranh giới của hai tỉnh là Lâm Đồng và Bình Thuận. Đây là công trình thủy điện nằm trên lưu vực của sông La Ngà. Thủy điện được xây dựng vào năm 1997, khánh thành vào năm 2001. Khi đi vào hoạt động, tổng công suất của nhà máy lên tới 300MW (2 tổ máy). Khu vực đập có diện tích khoảng 25,2km2, mực nước dâng bình thường là 605m, dung tích chứa nước trong hồ lên tới 695 triệu m3.
Đập thủy điện Hàm Thuận cũng đặc biệt khi có tổng chiều dài đường hầm lên tới 7765m, đập chính được đắp chắc chắn với các khối đá, chiều cao chân đập lên tới 93,5m, chiều dài đỉnh đập đo được là 686m.
Nhà máy thủy điện Na Hang
Nhà máy thủy điện Na Hang
Nhà máy thủy điện Na Hang Tuyên Quang là một trong những công trình thủy điện có tầm quan trọng của quốc gia. Công trình được xây dựng tại lưu vực sông Gâm, thuộc xã Vĩnh Yên, huyện Na Hang thuộc tỉnh Tuyên Quang. Tổng vốn đầu tư của nhà máy lên tới 7500 tỷ đồng. Đây là công trình được xây dựng vô cùng kiên cố với đập đá đổ đầm nén, mặt bê tông cốt thép. Đập nước cao gần 100m, sức chứa nước vô cùng lớn.
Công trình thủy điện Na Hang được người dân Tuyên Quang vô cùng tự hào, sau quá trình xây dựng dài, nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động năm 2008. Tổng công suất hoạt động của nhà máy ghi nhận được là 342MW, là nhà máy thủy điện lớn thứ ba của Việt Nam chỉ sau nhà máy thủy điện Sơn La và nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Thủy điện sông Ba Hạ
Thủy điện sông Ba Hạ
Thuỷ điện Sông Ba Hạ thuộc top 12 thủy điện lớn nhất Việt Nam. Đây là công trình nằm ở lưu vực sông Ba – một con sông lớn tại miền Trung nước ta. Công trình có địa chỉ cụ thể cách tỉnh Phú Yên 70km về phía tây, thuộc quy hoạch của 15 xã miền núi sông Hinh.
Dự án Thuỷ điện Sông Ba Hạ được thực hiện theo cơ chế đặc biệt của Thủ tướng Chính Phủ nên tốc độ triển khai và xây dựng vô cùng nhanh chóng. Dự án khởi công vào năm 2007 và chỉ sau một năm, năm 2008 nhà máy đã được hoàn thành và đi vào khai thác điện. Tổng mức đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện sông Ba Hạ được thống kê là 4275 tỷ đồng. Công suất sản xuất điện của nhà máy ghi nhận là 220MW, mỗi năm nhà máy cung cấp tới 825 triệu kWh cho lưới điện quốc gia.
Dự án Thủy điện sông Ba Hạ ngoài phát điện cung cấp cho lưới điện quốc gia còn là một công trình giúp bà con vùng Phú Yên cắt giảm lũ, tạo điều kiện thuận lợi lưu trữ nước phục vụ việc tưới tiêu vào mùa khô. Có thể nói rằng đây là một công trình có tính hữu ích vô cùng cao với địa bàn khu vực các tỉnh lân cận.
Các thông tin trên đã tổng hợp đầy đủ và chi tiết nhất về 12 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam. Các công trình nằm rải rác từ Bắc – Nam để phục vụ nhu cầu sử dụng điện, phục vụ việc giữ nước sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất. Ngoài những thủy điện lớn, tại lưu vực một số dòng sông, suối còn xây dựng thêm vô số các nhà máy thủy điện nhỏ để đáp ứng tiêu thụ điện của người dân. Có thể nói với sự phát triển tốt của ngành thủy điện, nước ta đã thoát khỏi tình trạng thiếu điện, khan hiếm điện năng vào mùa khô hơn rất nhiều.