Nổi mụn ẩn trên trán: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, phòng ngừa

Nổi mụn ẩn trên trán: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, phòng ngừa

Mụn ẩn làm da trở nên sần sùi, xấu xí. Mụn ẩn trên trán còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn. Bài viết sau chia sẻ cụ thể về các nguyên nhân, dấu hiệu cũng như chẩn đoán, phòng ngừa mụn ẩn trên trán, giúp bạn giữ được làn da khỏe đẹp.

mụn ẩn trên trán

Nổi mụn ẩn trên trán là gì?

Nổi mụn ẩn trên trán là một dạng mụn mọc bên dưới bề mặt da, dù không gây cảm giác đau, khó chịu nhưng chúng khiến da trở nên sần sùi. Thông thường mụn ẩn trên trán do các tuyến bã nhờn gây tắc lỗ chân lông ở tạo nên. Mặt khác, mụn ẩn cũng có thể dễ nhầm lẫn với các dạng u lành da khác như hạt kê, tăng sinh tuyến bã, mụn cóc phẳng,… khi chạm vào đầu mụn có cảm giác cứng, chúng có thể không có cồi mụn.

mụn ẩn trên trán là gì
Mụn ẩn trên trán khiến da mặt trở nên sần sùi, thiếu sức sống

Nguyên nhân gây ra mụn ẩn trên trán

1. Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học

Thói quen ăn uống không khoa học, thường xuyên dùng những thức ăn có nhiều sữa, đường, các loại thức ăn nhanh, bánh ngọt, trà sữa … vừa không tốt cho sức khỏe còn khiến da mặt của bạn xuất hiện mụn, không riêng gì mụn ẩn tại khu vực trán. Ngoài ra, khi có bạn ngủ không đủ giấc, thường xuyên thức khuya và căng thẳng kéo dài cũng là nguyên nhân gây mụn.

2. Thay đổi hormone cơ thể

Mất cân bằng nội tiết tố làm rối loạn cơ chế hoạt động của tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại hình thành và phát triển trên da và gây ra tình trạng mụn. Đặc biệt, đối với các bạn ở tuổi dậy thì, những thay đổi trong cơ thể dẫn đến gia tăng nồng độ hormone, làm tăng sản xuất dầu trên da sinh ra mụn. Trán là một trong những vị trí phổ biến nhất cho những nốt mụn ban đầu này. (1)

Cho nên, khi bước vào giai đoạn dậy thì, các bạn trẻ cần lưu ý đến việc vệ sinh da mặt, chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Điều này giúp hạn chế được tình trạng mụn ẩn ở trán, cũng như tình trạng mụn trên khuôn mặt trong giai đoạn này.

3. Chăm sóc da không đúng cách

Chăm sóc da mặt không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây mụn. Thêm vào đó, việc lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, dễ gây kích ứng và bít tắc lỗ chân lông cũng là nguyên nhân gây mụn ẩn trên trán.

Tham Khảo Thêm:  [GIẢI ĐÁP] Da dầu có cần dưỡng ẩm? Da dầu có nên dùng kem dưỡng ẩm không? Tại sao?

4. Các sản phẩm chăm sóc tóc

Mái tóc của bạn là nguyên nhân gây mụn ẩn trên trán, vì nếu bạn không gội đầu thường xuyên hoặc tóc của bạn thuộc dạng tóc dầu thì sẽ khiến cho dầu và bụi bẩn từ tóc dễ bám lên trán, làm tắc nghẽn lỗ chân lông vùng này và gây mụn.

Ngoài ra, các sản phẩm chăm sóc tóc cũng dễ khiến bạn gặp tình trạng mụn dưới da, đặc biệt các sản phẩm tạo kiểu tóc và ép tóc nổi tiếng gây ra mụn trứng cá. Vì thành phần của chúng bao gồm: dầu thơm, gel, sáp, bơ ca cao hoặc dầu dừa,… Chúng khiến da bạn thêm nhờn. Mụn gây ra bởi các sản phẩm làm tóc là mụn pomade.

5. Tiếp xúc các đồ vật nhiều bụi bẩn

Vùng trán thường xuyên tiếp xúc với nón, tóc mái,… đặc biệt là nón bảo hiểm, vì chúng dễ chứa nhiều bụi bẩn và vi khuẩn, cho nên nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì sẽ trở thành một tác nhân gây mụn ẩn hàng đầu trên trán.

6. Trang điểm thường xuyên

Lớp trang điểm dày khiến cho lỗ chân lông bị bí và gây mụn ẩn trên trán. Bên cạnh đó, những kích ứng từ mỹ phẩm, hóa chất trong trang điểm còn gây ra mụn ẩn, mụn trứng cá,… đặc biệt đối với các bạn có làn da nhạy cảm. Nếu phải thường xuyên trang điểm bạn nên tẩy trang thật sạch và dưỡng da đúng cách. Trong trường hợp bị kích ứng do mỹ phẩm trang điểm thì nên thay đổi loại mỹ phẩm phù hợp.

7. Thói quen sờ, cậy gãi da vùng trán

Đầu ngón tay của bạn hàng ngày phải tiếp xúc với quá nhiều thứ cho nên thường chứa nhiều vi khuẩn, dầu nhờn. Khi bạn dùng tay chạm hoặc gãi vào khu vực da vùng trán có mụn ẩn sẽ khiến da bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào và sinh ra nhiều mụn hơn.

8. Mỹ phẩm kém chất lượng

Các sản phẩm kém chất lượng với các thành phần hóa chất, không rõ nguồn gốc rất dễ dẫn đến tình trạng kích ứng, viêm nhiễm trên da mặt, đặc biệt đối với các bạn có làn da nhạy cảm.

Khi lựa chọn mỹ phẩm bạn cần chọn những sản phẩm có dán nhãn noncomedogenic để hạn chế hiện tượng bít tắc lỗ chân lông. Lưu ý lựa chọn mỹ phẩm tại các cửa hàng phân phối chính hãng, chọn sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng, uy tín trên thị trường.

9. Môi trường sống ô nhiễm

Tình trạng nắng nóng, môi trường ô nhiễm, bụi bẩn tích tụ dưới da lâu ngày rất dễ sinh ra mụn ẩn, nhất là khu vực tráng. Không vệ sinh da mặt sạch sẽ sau một ngày dài sẽ khiến tình trạng mụn ngày càng xuất hiện nhiều.

10. Căng thẳng, mệt mỏi

Căng thẳng, mệt mỏi lâu ngày sẽ khiến cho chức năng trong cơ thể bị rối loạn, nội tiết tố. Điều này dẫn đến tình trạng bã nhờn trên da tiết ra nhiều hơn bình thường, gây bí lỗ chân lông và sinh ra mụn ẩn.

11. Một số bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân đã kể trên, khi xuất hiện mụn trên trán còn là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý như buồng trứng đa nang, hội chứng SAPHO, hội chứng PAPA. Nếu cần thiết, nên đến gặp bác sĩ, các chuyên gia y tế để được tư vấn về tình hình sức khỏe hiện tại.

Tham Khảo Thêm:  Vitamin E Cream có tác dụng gì? Sử dụng như thế nào hiệu quả

Dấu hiệu nhận biết mụn ẩn ở trán

Mụn ẩn nằm bên dưới lớp da nên rất khó phát hiện, nhưng nếu quan sát kỹ, bạn cũng sẽ thấy sự hiện diện của chúng thông qua các dấu hiệu sau:

  • Mụn ẩn là loại mụn nhỏ, không trồi lên bề mặt da, mà thay vào đó, nhân mụn nằm sâu dưới da.
  • Mụn ẩn khó phát hiện bằng mắt thường, có thể cảm nhận rõ khi chạm và ấn vào da.
  • Mụn ẩn trên trán thường xuất hiện trong phạm vi rộng và thường hình thành thành những cụm lớn.
  • Làn da bị mụn ẩn sẽ trở nên sần sùi, khô ráp và không mịn màng.
  • Khi trang điểm, mụn ẩn trên trán dễ bị phát hiện vì vùng da trang điểm không có độ mịn và lộ nhiều khuyết điểm.
  • Mụn ẩn có khả năng lây lan dễ dàng sang các vùng da gần kề.

Mụn ẩn trên trán có nên nặn không?

Khi nhân mụn chưa trồi lên khỏi da, chưa khô lại thì bạn không nên cố nặn mụn ẩn. Làm như vậy sẽ đẩy dầu và vi khuẩn vào sâu hơn, gây viêm nhiều hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, việc nặn mụn ẩn cũng có nguy cơ dẫn đến sẹo rất cao, nhất là khi bạn nặn bằng tay. Vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào da, vào máu thông qua những vết thương hở do bạn cố tình nặn mụn ẩn để lại. Ngoài ra, nặn mụn không đúng cách còn mang đến nhiều hệ lụy về thẩm mỹ, sức khỏe sau này.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đến gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia da liễu, sức khỏe nếu xuất hiện các dấu hiệu sau đây:

  • Nhiều mụn ẩn phát triển hoặc nếu chúng biến mất và quay trở lại.
  • Đau hoặc viêm nghiêm trọng.
  • Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, đau nhức hoặc sốt cao.
  • Có quá nhiều mụn ẩn xuất hiện cùng lúc và liên tục tái phát nhiều lần.

Chẩn đoán tình trạng mụn ẩn trên trán

Bạn có thể tự mình nhận ra các dấu hiệu của mụn ẩn và sự xuất hiện của chúng trên vùng trán của mình. Nhưng nếu mụn ẩn xuất hiện quá nhiều, gây đau nhức, khó chịu hoặc tái đi tái lại nhiều, bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tiến hành kiểm tra, xét nghiệm và chẩn đoán tình trạng hiện tại. Bác sĩ cũng sẽ phân tích các nguyên nhân cũng như đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả.

Cách trị mụn ẩn trên trán hiệu quả

1. Peel da sinh học:

  • Phương pháp peel da sinh học hay lột da mặt trị mụn là một lựa chọn tốt, đáng để cân nhắc khi điều trị vấn đề về mụn, nhất là mụn ẩn. Peel da sinh học giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, giúp cải thiện kết cấu và màu da của da bằng cách làm mịn da, làm sáng và giảm màu sắc của các đốm đen, ngăn ngừa mụn trong tương lai.
  • Khi nói đến việc kiểm soát mụn trứng cá, việc chọn một loại lột nhẹ hoặc siêu nhẹ sử dụng axit salicylic giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm. Bạn có thể lựa chọn peel trung bình hoặc sâu với công nghệ tái tạo bề mặt bằng laser Fraxel hoặc CO2.
Tham Khảo Thêm:  Sưng mí mắt, bạn có nguy cơ mắc một trong các bệnh sau

2. Chiếu ánh sáng sinh học

  • Có hai phương pháp ánh sáng được sử dụng bởi các bác sĩ da liễu để điều trị mụn, bao gồm ánh sáng xanh và ánh sáng đỏ, với mỗi loại ánh sáng có tác dụng khác nhau lên mụn. Ánh sáng này giết chết vi khuẩn gây mụn được gọi là Propionibacterium acnes, hoặc P acnes, có thể gây viêm. P acnes nhạy cảm với ánh sáng xanh. Ánh sáng đỏ giúp tăng cường lưu thông máu đến da, ảnh hưởng sâu hơn đến lớp bì và kích thích sự phát triển của các sợi mô liên kết, giúp ngăn ngừa sẹo do mụn gây ra.
  • Cả hai phương pháp đều không gây tổn thương da và đã được chứng minh hiệu quả thông qua các nghiên cứu lâm sàng. Nghiên cứu đã chứng minh rằng cả hai phương pháp này an toàn cho hầu hết mọi người và ít gây tác dụng phụ.

3. Nặn nhân mụn chuẩn y khoa

  • Đây là phương pháp lấy nhân mụn cơ học, để loại bỏ nhân mụn từ da, giúp ngăn chặn sự phát triển mụn và ngăn mụn lan rộng sang các khu vực da khác. Cách thức lấy nhân mụn đúng nguyên tắc không nên lấy nhân mụn đang bị viêm (có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau). Dụng cụ được sử dụng để lấy nhân mụn cần được tiệt trùng theo tiêu chuẩn y tế và hướng dẫn của Bộ Y tế.
  • Người thực hiện cần đảm bảo rằng tay mình là vô khuẩn và sử dụng lực vừa phải để lấy nhân mụn, tránh gây tổn thương cho vùng da bị mụn. Ngoài việc lấy nhân mụn, quy trình tại các cơ sở y tế thường kết hợp với việc chăm sóc da mụn để làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn và lớp tế bào chết trên bề mặt da. Điều này giúp giảm tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và ngăn ngừa hình thành nhân mụn mới.

4. Điện di tinh chất

  • Điện di là phương pháp làm đẹp không dùng kim tiêm nhưng vẫn cung cấp dưỡng chất vào da sâu. Sử dụng dòng điện để đưa thuốc trị mụn, chống nhăn và làm giảm sắc tố vào da nhanh chóng. Đầu điện di điều chỉnh nhiệt độ và giúp dưỡng chất thẩm thấu sâu vào da. Có nhiều loại máy điện di như nóng, lạnh, 2 đầu nóng lạnh và kết hợp với RF.
điều trị mụn ẩn trên trán
Điều trị mụn ẩn trên trán hiệu quả bằng các biện pháp chuẩn y khoa

Biện pháp ngăn ngừa nổi mụn ẩn ở trán

Bạn không thể ngăn chặn hoàn toàn việc mụn ẩn xuất hiện ở trán hoặc toàn bộ các vùng trên cơ thể, giảm thiểu được khả năng xuất hiện mụn ẩn bằng các biện pháp sau:

  • Giữ cho da sạch sẽ: Rửa mặt vào buổi tối, buổi sáng và sau khi đổ mồ hôi.
  • Không cố nặn mụn ẩn: Chọc hoặc nặn mụn ẩn có thể khiến chúng trở nên tồi tệ hơn.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp: Hạn chế trang điểm, lựa chọn kem dưỡng da và kem không gây mụn, nghĩa là chúng không làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biến, chẩn đoán và phòng ngừa mụn ẩn trên trán đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP