Củ Sả hay Củ Xả ⚡️ Tại Sao Nhiều Người Hay Nhầm Là “Củ Xả”

Củ Sả hay Củ Xả ⚡️ Tại Sao Nhiều Người Hay Nhầm Là “Củ Xả”

Từ nào viết đúng chính tả? Củ sả hay củ xả? Phụ thuộc vào cách phát âm của từng vùng, từng miền mà có nhiều người thường nhầm lẫn giữa s và x, giữa dấu hỏi và dấu ngã. Vậy đâu trong 2 cách phát âm: Củ xả, củ sả hay mới là từ đúng chính tả?

Củ sả hay củ xả?

Củ sả

Thông thường thì rất nhiều người gọi là “củ xả”, bởi vì 2 từ này có phát âm gần giống như nhau, nhưng theo các giáo sư thì từ “củ sả” mới là từ đúng chính tả. Vì sả là một loài thực vật, còn xả là một động từ thể hiện một hành động ví dụ như xả nước, xả quần áo…

Củ sả là gì?

Chi sả (có tên danh pháp khoa học là: Cymbopogon) là một chi chứa khoảng 55 loại thuộc họ Poaceae, có nguồn gốc ở vùng có thời thời tiết nhiệt đới và ôn đới ấm của Cựu thế giới. Chúng là các loài cỏ sống lâu năm và cao, tên thông thường được gọi là sả.

Cây sả hay củ sả là loại cây sống lâu năm, mọc thành bụi và cao từ 0,8m đến 1m. Cây sả có lá hẹp và dài giống như lá lúa, hai mặt lá giáp nhám, khi bóc vỏ ra có mùi thơm như mùi của chanh. Cây sả có thân rễ trắng hoặc hơi tím,được trồng ở nhiều nơi. Theo Đông y, cây sả vị the, mùi thơm, và tính ấm.

Cây sả từ xưa tới nay được mọi người sử dụng một cách triệt để từ gốc cho tới ngọn, với nhiều các dùng khác nhau như, dùng tươi, phơi khô, ướp lạnh và chế biến thành nhiều dạng thành phẩm hoàn toàn khác nhau.

Củ sả
Củ sả

Cây sả có hương vị như chang và có thể sấy khô, cũng như tán bột, hoặc sử dụng sả ở dạng tươi sống. Phần thân cây là khá cứng mọi người thường dùng phần này để ăn, nêm nếm vào trong các món ăn, ngoại trừ phần thân non và phần mềm ở bên trong. Tuy nhiên, người ta có thể cắt nhỏ và làm gia vị trong các món ăn.

Chiết xuất của cây sả ra được nhiều tinh dầu. Trong tinh dầu của sả có thành phần chủ yếu là citral. Lá cây sả có chứa từ 0,4 – 0,8% tinh dầu ở dạng dễ bay hơi, còn thân cây sả có chứa từ 75 – 85% hương thơm có mùi chanh tự nhiên và các tinh chất đặc biệt khác. Củ sả có chứa 1 – 2% tinh dầu có màu vàng nhạt, hương thơm mùi chanh, có thành phần chủ yếu là citral (65 – 85%), và geraniol (40%).

Cách trồng củ sả

Cách trồng củ sả rất đơn giản, củ sả lại phát triển rất nhanh. Những chồi sả được sinh ra liên tục từ nách lá của sả và tạo thành bụi. Vì vậy, những cây sả già ở giữa bụi còn xung quanh là những cây sả non.

Cách trồng củ sả

Củ sả có khả năng chịu hạn tốt, nó có thể chịu được những tháng nắng hạn dài. Bên cạnh đó, để phát triển thành bụi sả to thì bạn cần trồng củ sả ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời và tránh trồng ở nơi thiếu ánh sáng.

Tham Khảo Thêm:  Cá măng và những món ngon từ loài cá "giang hồ" này

Các bước chuẩn bị trước khi trồng sả:

Chuẩn bị đất trồng

Củ sả là loại cây dễ tính nên nó có thể được trồng ở nhiều loại đất trồng khác nhau. Nhưng nếu bạn đã muốn trồng một cách bài bản thì bạn nên chọn loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng hơn và nhiều chất mùn để sả có thể phát triển mạnh hơn và đẻ nhánh nhanh hơn.

Chuẩn bị đất trồng sả
Chuẩn bị đất trồng sả

Bạn có thể dùng phân chuồng ủ hoai và bón lót cho đất để cung cấp các chất dinh dưỡng nuôi cây trước khi trồng sả.

Chuẩn bị dụng cụ trồng

Để trồng củ sả tại nhà, bạn có thể tận dụng các loại thùng chứa có sẵn tại nhà như thùng xốp hoặc các chậu cây cảnh. Các yêu cầu về chậu trồng: chậu phải rộng và sâu ít nhất 40cm để rễ cây có không gian để phát triển.

Chuẩn bị chậu trồng sả

Thùng hoặc chậu dùng để trồng sả nên được đục lỗ để thoát nước tránh việc rễ cây bị úng.

Nhân giống củ sả

Thông thường, người ta sẽ nhân giống củ sả bằng cách chiết lấy nhánh con bên ngoài bụi sả. Khi tách phải thật sự cẩn thận để giữ được gốc rễ của củ sả. Việc nhân giống này khá đơn giản mà tỷ lệ sống rất cao nên được đa số mọi người áp dụng.

Ngoài ra, nếu bạn không có bụi sả mẹ để tách nhánh thì bạn có thể tận dụng những nhánh sả không có rễ khi mua ở chợ. Bạn nên lựa chọn những nhánh sả mập mạp và khỏe mạnh, cắt cách gốc sả khoảng 15cm. Sau đó bạn ngâm sả vào nước và để sả ở nơi có ánh sáng mặt trời, 2 ngày sau bạn sẽ thấy rễ sả sẽ xuất hiện và khoảng 1 tuần là sả sẽ bắt đầu mọc lá. Cứ vài ngày bạn hãy thay nước 1 lần, đến khi lá và rễ của nó khỏe mạnh, sau đó bạn đem nó trồng xuống đất.

Cách trồng củ sả

Hãy cắt nhánh sả giống, sao cho chiều dài của nó khoảng từ 20cm – 30cm, sau đó bóc bỏ lớp bẹ già bên ngoài của nhánh sả bỏ đi.

Cho đất vào thùng đã chuẩn bị sẵn, moi lỗ khoảng từ 5cm – 6cm. Đặt từ 2 – 3 nhánh sả vào lỗ, sau đó lấp đất lại rồi dùng tay ém chặt cho đất giữ được gốc sả chắc chắn hơn. Lúc đặt nhánh sả bạn hãy đặt nghiêng nó 1 góc từ 15 – 200. Sau đó tưới nhiều nước mỗi ngày 2 lần bằng vòi sen.

Các kỹ thuật chăm sóc củ sả

Tưới nước, làm cỏ và tỉa

Nếu như bạn chỉ biết cách trồng củ sả mà không quan tâm gì đến việc chăm sóc nó thì cây sả cũng không thể phát triển tốt được. Củ sả có khả năng chịu hạn tốt nhưng không có nghĩa là bạn có thể bỏ bê chú, mặc cho chúng tự sinh trưởng. Bạn nên để ý tình trạng đất thường xuyên và bổ sung nước kịp thời nếu đất bị khô cằn.

Tưới nước thường xuyên
Tưới nước thường xuyên

Đồng thời, nếu bạn thấy cỏ dại xuất hiện, bạn hãy tiêu diệt chúng ngay lập tức, đừng để những cỏ dại hút hết các chất dinh dưỡng trong chậu sả. Trong lúc làm cỏ bạn nên kết hợp với việc tỉa bỏ những lá vàng, lá thối để giúp thông thoáng gốc giúp cho cây phát triển tốt hơn.

Tham Khảo Thêm:  Hấp cua bao lâu để cua chín vừa và thơm ngon?

Nếu củ sả đã sống lâu năm, sinh nhiều nhánh con, bạn hãy đem nó ra thêm 1 chậu mới để nó có không gian cho cây phát triển. Bạn hãy thực hiện việc này trong lúc trời có thời tiết mát mẻ, hãy thực hiện với thao tác nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến bộ rễ cây.

Bón phân và thực hiện phòng trừ sâu bệnh

Để củ sả sinh trưởng phát triển tốt bạn hãy bón thúc cho cây sau khi trồng sả được từ 20 – 25 ngày. Bạn dùng phân đạm để bón cho chúng. Khi bón phân bạn lưu ý vun xới cho gốc cây. Sau 1 tháng tiếp tục bón phân thúc đợt 2 cho cây để kích thích cây sinh thêm nhiều nhánh con.

Vì củ sả có mùi đặc trưng có thể xua đuổi muỗi một cách hiệu quả. Đây cũng là lý do khiến cho côn trùng phá hại ít bén mảng đến gần bụi sả nên bạn không cần lo lắng về vấn đề sâu bệnh.

Thu hoạch sả đúng cách

Nếu thực hiện đúng theo như hướng dẫn về cách trồng sả đã nêu ở trên thì chỉ sau khoảng 3 – 4 tháng là bạn có thể tỉa những củ sả to để sử dụng trước. Sau khi tỉa gốc sả, bạn hãy vun gốc lại để nhánh con có thể tiếp tục phát triển.

Nếu bạn trồng sả để làm dầu sả thì thời gian thu hoạch sẽ lâu hơn bình thường. Khoảng từ 10 – 12 tháng sau khi trồng thì cây sả mới đủ già, lượng tinh dầu trong mới đạt chuẩn để làm tinh dầu. Ở trường hợp này, bạn thu hoạch sả bằng cách cắt cách gốc sả từ 8 – 10cm, loại bỏ những lá vàng, héo, và rửa sạch chúng để làm tinh dầu. Phần còn lại bạn tiếp tục bón phân, tưới nước và chăm sóc kỹ lưỡng để tiếp tục thu hoạch cho những lần sau.

Thu hoạch sả

Cách trồng sả vô cùng đơn giản đúng không? Chỉ từ vài ba nhánh sả và những kỹ thuật trồng trọt đơn giản cùng chút thời gian rảnh là bạn có thể trồng được những bụi sả xum xuê lá để gia đình có thể thoải mái sử dụng. Nếu bạn trồng sả trong chậu nhỏ nhỏ xinh xinh để mang vào để trong nhà (nhớ vài ngày lại cho cây sả ra ngoài tắm nắng) thì chắc chắn một điều rằng nhà bạn sẽ không bao giờ bị muỗi hay các loại côn trùng quấy rối nữa.

Công dụng của củ sả

Củ sả có vị cay và tính ấm vào 2 kinh bao gồm: Phế và Vị. Có tác giả nói rằng sả vào cả kinh Bàng quang. Củ sả thường được trồng dọc bờ rào để trừ muỗi, các loại con trùng và kể cả rắn. Trồng nhiều sả để cất tinh dầu để sử dụng trong nước và xuất khẩu nước ngoài. Trên thế giới chỉ có một số nước là trồng được sả. Việt Nam có khí hậu thích hợp với sả nên sả mọc hoang, trồng đều tốt trên ở các loại đất trên khắp mọi miền đất nước. Ngoài ra, cây sả hay củ sả còn có những tác dụng tuyệt vời sau đây:

Dùng để làm thuốc

Giải cảm lạnh: Dùng sả nếu nồi xông để giải cảm lạnh và cúm, nấu cùng các loại lá thơm khác như :bưởi, lá chanh, lá tắc, tía tô, lá tre…

Gói bột giải cảm: Có các thành phần như như sau: sả phơi khô bỏ rễ 40g, bạc hà khô 40g, hoắc hương khô 40g, vỏ quýt lâu năm 20g, củ gấu (đã qua chế biến) 20g, cam thảo 20g. Tất cả đem đi sấy khô, tán bột và đóng gói 20g. Người lớn một ngày 2 gói chia ra 4 lần. Trẻ em uống liều 1/2. Nên uống với nước nóng và đi nằm cho ra mồ hôi. Nếu khó uống và bị nôn cho thì bỏ thêm 3 lát gừng vào để hãm lấy nước uống cùng.

Tham Khảo Thêm:  Dịch vụ suất ăn văn phòng của PSA

Chữa tiêu chảy do lạnh ( tính hàn thấp): Củ sả sao 12g, gừng tươi nướng 8g, riềng sao 12g, nụ sim 8g (hoặc búp ổi sao 12g). Nấu với 500ml nước sắc còn lại 1/2. Chia 2 lần để uống trong ngày.

Nấu nồi xông với sả
Nấu nồi xông với sả

Chữa ho do trời lạnh: Củ sả tươi 30g, gừng tươi 20g, và mật ong 30g. Giã sả với gừng sau đó lọc lấy 200ml nước, hòa với mật ong xong đun nhỏ lửa cho sôi là được. Chia 3 lần để uống trong ngày.

Giảm cân: Sả giúp có thể giúp giảm lượng calo tích tụ trong cơ thể, do đó, nó có thể giúp bạn giảm cân, ngoài tác dụng giúp làm tăng vị ngon trong lúc uống. Vị cay của sả có khả năng đốt cháy chất béo trong cơ thể, không cho mỡ thừa tích tụ trong cơ thể.

Điều trị rối loạn kinh nguyệt

Để điều hòa kinh nguyệt đều đặn hơn, bạn hãy dùng một vài giọt tinh dầu sả trộn với bột tiêu đen tạo nên một hỗn hợp lỏng và sử dụng nó hàng ngày. Ngoài ra, để giảm đau bụng trong lúc hành kinh, bạn có thể ép sả tươi sau đó sắc lấy nước và dùng để uống hàng ngày.

Sả tốt cho da

Củ sả cũng được chứng minh là có thể làm giảm các vết bầm thâm tím xuất hiện trên làn da, giúp cho làn da trở nên sáng đẹp hơn với các chất oxy hóa có trong sả, và sả có khả năng thúc đẩy quá trình làm lành da giống như công dụng của củ nghệ.

Bên cạnh đó, sả còn có tác dụng trong việc làm giảm mụn trứng cá, giúp các cơ săn chắc hơn. Bạn hãy dùng nước sả để xông mặt mỗi ngày để thu được hiệu quả cao nhất.

Chống trầm cảm

Nhiều nhà khoa học chứng minh rằng việc uống vài giọt tinh tinh dầu sả có thể giúp hạ sốt, chống trầm cảm, và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Tinh dầu sả

Ngoài ra, để có cảm giác thư thái và thoải mái nhất sau một ngày dài làm việc mệt mỏi bạn có thể dùng lá sả để tắm hoặc xông hơi sẽ làm cảm giác mệt mỏi và căng thẳng biến mất.

Làm mát không khí

Không khí sẽ trở nên trong lành và mát mẻ hơn vì mùi hương ngọt ngào và mạnh mẽ của sả, do đó, người ta thường dùng sả để chế biến một số loại nến thơm và dầu thơm. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng tinh dầu sả trong phòng tắm hoặc làm trong lành không khí vốn rất bí bách trong xe của bạn.

Cùng với đó, một số loại muỗi, côn trùng có hại cũng sẽ tránh xa nếu bạn dùng sả để xông trong nhà vì các loại tinh dầu như geranoil, borneol và citronellol có trong sả giúp đuổi côn trùng có hại.

Hy vọng rằng những thông tin về Củ sả hay củ xả? Và cũng như các chia sẻ ở trên về việc trồng, chăm sóc, thu hoạch cũng như các tác dụng của củ sả sẽ đem đến cho mọi người có những thông tin hữu ích.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP