Cà ghém còn có tên là gì?

Từ xưa, cà pháo vẫn là món ăn truyền thống trong mỗi mâm cơm gia đình Việt Nam. Không những ăn ngon miệng, nếu biết sử dụng, cà pháo còn trở thành những vị thuốc giúp nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao….

Theo Đông y, cà pháo vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao.

Mô tả

Đông y gọi quả cà là di tử hay giả tử, ải qua.

Dân gian còn gọi là cà ghém, cà pháo, cà muối.

Cà pháo còn gọi là cà gai hoa trắng, tên khoa học là Solanum torum. Nó là cây nhỏ, lá xẻ thùy nông, có gai. Hoa màu trắng, quả màu trắng đổi màu vàng khi chín. Toàn cây đều có thể dùng làm thuốc.

Cà pháo là muối là món ăn truyền thống trong mâm cơm gia đình Việt Nam

Cà pháo thường được dùng trị đau cả vùng thắt lưng, té ngã tổn thương; đau dạ dày, đau răng; bế kinh; ho mãn tính. Dùng 10 – 15g rễ, dạng thuốc sắc.

100g cà pháo cung cấp 1,5g protein (có đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể), 12mg canxi, 0,7mg sắt, 18mg magiê, 16mg phospho, 22,1g mg kali, 0,3mg kẽm. Ngoài ra nó còn chứa cả đồng và selen là các vi khoáng quý. Nhiều loại vitamin như tiền vitamin A, vitamin C (3mg/100g), vitamin B1, B2, PP cũng có trong cà pháo. Riêng phần hạt cà đúng là có nhiều sợi lông nhỏ nên có thể là nguyên nhân gây ho. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào công bố về tác hại này. Lượng sitosterol không đáng lưu tâm nhưng lại có solanin độc. Quả cà chưa chín có nhiều solanin hơn quả chín.

Tham Khảo Thêm:  Nguyên liệu làm bánh

Quả cà xanh có thể luộc ăn, làm nộm, ăn xào. Quả già dùng muối xổi để ăn dần; nếu muối mặn để được hằng năm, ăn giòn như nổ trong miệng.

Quả cà cắt miếng ăn sống như rau, chấm mắm tôm hay mắm ruốc: quả cà giòn tan, nhai sồn sột kèm với mắm mặn rất khoái khẩu nhưng cần cẩn thận, ăn nhiều có thể bị nhức mỏi do solanin độc. Trong “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh” có ghi rằng: không nên ăn nhiều cà sống.

Cà pháo muối được ưa chuộng hơn món cà sống. Ngâm quả cà vào vại nước muối phải nén vỉ thật chặt, không để quả cà nổi lên, cho nên gọi là cà nén và có câu “trẻ muối cà, già muối dưa”. Cà muối xổi chỉ vài ngày là ăn được, ăn cà muối không bị nhức mỏi, có lẽ muối chua làm giảm độc tính.

Nhiều người cho rằng, cà ăn nhiều sẽ gây ra thấp nhiệt, vì thế người nào có “gốc” trường vị bị “thấp nhiệt” không dám ăn cà nhiều. Tuy nhiên, ăn cà gây ra thấp nhiệt có thể do những món gia vị như: đậu xị, ớt, củ hành… Những món gia vị này, bất luận nấu với cà hoặc là nấu với những loại thịt khác, nếu dùng quá nhiều đều có thể gây ra thấp nhiệt.

Một số dân ở thôn quê khi ăn cà thường đem cắt thành miếng, đựng trong dĩa, lúc nấu cơm để vào hấp, khi chín rồi nêm thêm chút gia vị, cách làm này không những có thể giữ được mùi vị nguyên chất của cà mà khi ăn còn ngon hơn các cách nấu khác, cho dù ăn nhiều cũng không ảnh hưởng đến trường vị thấp nhiệt.

Tham Khảo Thêm:  Cách Làm Gia Vị Ướp Cá Nướng Ngon

Người Nhật ăn cà, thường ăn sống, đem xắt thành miếng ướp với muối độ ba tiếng đồng hồ, rồi thêm gia vị dùng làm món ăn. Họ cho rằng ăn như vậy sẽ có ích cho trường vị, chất nước của cà, ăn sống lại càng có công hiệu giải độc.

Trong Trung dược học bản thảo có ghi: “Cà có thể chống sưng, cầm đau, làm tan máu bầm, trừ hàn nhiệt và ngũ tạng lao”.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP