Cách làm dầu dừa hand made

Theo tiêu chuẩn, dầu dừa 100% nguyên chất (organic) phải được lấy trực tiếp từ quả dừa già nguyên trái (tức không phải từ cơm dừa khô mà người ta đã cho dầm mưa dãi nắng hoặc mốc meo có khi 3-4 tháng trời), không qua bất kì xử lý hóa chất nào. Cứ 2-3 trái dừa già cho 1kg cơm dừa. 1 kg cơm dừa lại cho khoảng 100-150 ml dầu dừa. Để có 1 lit dầu dừa xịn cần từ 13-15 trái dừa già tươi. Giá dừa già mua trực tiếp tại vườn trung bình là 110-130.000 đồng/chục (lúc cao điểm giá tới 180.000đ/chục).

Như vậy mỗi lit dầu dừa nguyên chất thứ thiệt tính theo giá gốc ít nhất cũng đã là 150.000 đồng (chưa kể tiền công nạo, ép, củi lửa, chế biến v.v), và đến tay người tiêu dùng ít nhất phải là 500k-600k/lit mới bù được chi phí (trong sản xuất, giá trị gốc của mặt hàng thường chỉ từ 10-20% giá bán, vì còn rất nhiều chi phí khác nữa). Vậy mà các thương hiệu dầu dừa chỉ bán với giá rất “dễ thương” 110-120.000/lit (thấp hơn cả giá vốn).

Quả là một nghịch lý khi tại một đất nước quê hương của dừa vậy mà tìm mua dầu dừa nguyên chất lại khó như thế. Có lẽ vì người Việt ít dùng dầu dừa để làm đẹp. Một nghịch lý nữa là những nghiên cứu ngọn ngành về công dụng của dầu dừa với sức khỏe và sắc đẹp, hoặc tiêu chuẩn dầu dừa tốt thật sự ở Việt Nam hình như chưa có. Gần như toàn bộ tài liệu được dịch từ nước ngoài, nhiều khi không phù hợp hoặc người dịch cố tình làm sai lạc đi.

Ad tham khảo nhiều nguồn, cũng gian truân để tìm được một nguồn cung cấp dầu dừa tin tưởng 😦 haiza. Chốt lại sẽ có 3 cách để có dầu dừa đảm bảo & đạt tiêu chuẩn:

Tham Khảo Thêm:  Bánh ướt thịt nướng, món ngon khó cưỡng nhất định phải thử khi đến Huế

Sự trợ giúp của người thân Tức nhờ những người quen, quê ở xứ dừa thì càng tốt, sản xuất “hộ” dầu dừa… keke do nguồn cung nguyên liệu giá rẻ chi phí thấp + người quen nên không lo về việc pha tạp chất & hóa chất 😀

Mua từ người quen Việc này chỉ đảm bảo được mỗi chuyện chất lượng thôi, chứ giá cả thì còn tùy vào mối quan hệ 😀 và bạn nào chưa tìm được nguồn ổn định thì có thể liên hệ ad, ad sẽ share cho một ít (chứ ad ko có nhiều để bán buôn đâu)

Tự làm dầu dừa

Khi chọn dừa, phải chọn được loại dừa rám (dừa khô không già quá, không “non” quá), và biết canh lửa thật chuẩn thì dầu mới cho chất lượng tốt nhất. Dầu tốt nhất là nước dầu đầu tiên, màu vàng nhạt, thật trong và mùi thơm lừng. Nếu màu sậm như màu dầu ăn thì dầu đã bị quá lửa (có mùi hơi cháy khét). Chị nào đã có kinh nghiệm làm dầu dừa sẽ hiểu được việc thắng được mẻ dầu màu vàng nhạt, vừa trong vừa thơm là không dễ dàng. Hầu hết dầu dừa “hand made” tự làm trên thị trường đều có màu vàng rất sậm, nước dầu đục, nguyên nhân chính là vì nấu quá lửa. Nguyên nhân nữa là bị tận dụng đến nước dầu thứ 2, thứ 3 để tiết kiệm chi phí.

Quá trình làm dầu dừa từ khâu vắt nước cốt đến khi thu được dầu dừa mất khoảng 90-120 phút tùy vào độ “mát tay” của các chị. Một số chị do chưa quen nên có thể mất 3-4 tiếng mới xong!

1. Chuẩn bị

– 1kg dừa khô nạo sẵn, mua ở chợ (giống như mua dừa để làm nước cốt dừa ăn chè). Chị nào “siêng” hơn thì mua trái dừa khô về tự nạo, nhưng sẽ khá mất công đấy ạ.

Tham Khảo Thêm:  Cách làm bột chiên thơm ngon tại nhà

– Cái ray (cái vợt, dùng để lọc nước cốt dừa)

– 2 ly nước (đựng khoảng 400ml nước)

– Chảo, thau, bếp (ga, điện đều được)

2. Thực hiện

– Cho 1kg dừa nạo vào thau, đổ thêm 400ml nước rồi nhào trộn cho đều khoảng 3 phút. Nếu các chị không có thời gian thì cứ để ngâm khoảng 15 phút (không cần nhào trộn gì cả). Tốt nhất nên dùng nước nóng (xem lưu ý ở dưới).

– Vắt nước cốt dừa vào chảo hoặc nồi. Nhớ dùng cái ray để bã dừa không bị lọt vào trong nước cốt dừa nhé. Nếu nhà có máy xay sinh tố thì càng tiện, cho dừa vào xay nhuyễn rồi vắt lấy nước, bỏ xác.

– Bắc chảo chứa nước cốt dừa lên bếp đun lửa lớn cho sôi.

– Khi chảo sôi, giảm nhỏ lửa một chút nhưng vẫn để sôi. Thỉnh thoảng các chị nên dùng xẻng hoặc đũa đảo đều để tránh bị cháy ở đáy.

– Khi thấy nước trong chảo bắt đầu sền sệt thì giảm nhỏ lửa (vẫn để chảo sôi).

– Chảo sẽ cạn dần, nước cũng trong dần, ở đáy có một lớp lợn cợn sền sệt, dân gian gọi là lớp bồng con.Lớp bồng con ban đầu màu trắng ngà, sau chuyển sang vàng.

– Lúc này nước đã bay hơi hết. Các chị sẽ thấy lớp dầu nổi lên trên, còn lớp bồng con (đã chuyển sang màu vàng nhạt) thì đọng ở dưới đáy chảo.

Tham Khảo Thêm:  Bật mí 35 cách trang trí ĐĨA TRÁI CÂY đơn giản, đẹp mắt người xem

– Tắt bếp. Múc dầu dừa ra tô để nguội rồi đổ vào lọ thủy tinh để dùng.

Dầu dừa hơi sền sệt như dầu ăn, mùi rất thơm (giống kẹo dừa), màu trong hoặc ngà tùy vào loại dừa và độ lửa khi đun.

Hướng dẫn cách mua dừa:

– Nên chọn trái dừa già, sẽ cho nhiều dầu.

– Ở một số chợ không bán dừa nạo dạng sợi mảnh mà bán dạng miếng to cỡ 1/2 bàn tay, sau khi mua về các chị nên cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi vắt.

3. Một số lưu ý:

– Các chị nên dùng nước nóng trộn vào phần dừa nạo trước khi vắt sẽ cho hiệu quả cao hơn.

– Dầu dừa thu được hơi sền sệt như dầu ăn, mùi rất thơm (giống kẹo dừa), màu trong hoặc hơi ngà vàng tùy vào loại dừa và độ lửa khi đun.

– Dầu dừa làm chuẩn thì không cần bảo quản lạnh mà vẫn dùng được rất lâu (1-2 năm). Nhiều chị cho Hà biết dầu dừa làm ra để khoảng 1 tuần là bị mốc đen, như vậy là do các chị làm chưa “chuẩn” đấy ạ.

– Nếu để tủ lạnh hoặc nhiệt độ dưới 23 độ C dầu sẽ đông đặc lại. Tuy nhiên chất lượng dầu không bị ảnh hưởng mà còn giữ được mùi thơm lâu hơn. Mỗi lần dùng chỉ cần dùng muỗng xúc một ít xoa lên tay, dầu sẽ tự tan ra.

– Đựng dầu dừa trong lọ bằng thủy tinh hoặc chai nhựa, để nơi ít ánh sáng (ánh sáng mạnh trong thời gian dài có thể làm mất dưỡng chất trong dầu).

Tổng hợp từ trang lamdepcungha

Vui lòng ghi rõ nguồn Tối nay đi đâu khi phát hành lại thông tin này

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP