Đại lý bún tươi, bánh phở ngon, chất lượng – Bún Thủ Đức 0984 050 679

Do giá thành bún đạt chuẩn quá cao, bán không cso lời nhiều, không ít tiểu thương đang dùng chiêu trò photo giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của các cơ sở bún đạt chuẩn để tiếp thị, đánh lừa người tiêu dùng

Do giá thành bún đạt chuẩn quá cao, bán không cso lời nhiều, không ít tiểu thương đang dùng chiêu trò photo giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của các cơ sở bún đạt chuẩn để tiếp thị, đánh lừa người tiêu dùng. Khó phân biệt bún đạt chuẩn. Trước thông tin kiểm tra phát hiện một số cơ sở sản xuất bún tươi đã sử dụng hóa chất Tinopal dùng trong công nghệ tẩy trắng và một số hóa chất công nghiệp khác không được phép sử dụng chế biến thực phẩm vì ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, nhiều khách hàng đã ý thức chỉ mua bún của những cơ sở sản xuất được công nhận đạt chuẩn. Tuy nhiên, theo thống kê của sở Công thương TPHCM, trong số gần 300 cơ sở sản xuất bún, bánh canh, bánh phở trên địa bàn, có chưa đến 10 cơ sở đạt chuẩn, được cấp giấy chứng nhận VSATTP. Do vậy, có tiểu thương dùng thông tin của cơ sở sản xuất bún tươi đạt chuẩn để dễ tiêu thụ bún chưa đạt chuẩn. Dạo quanh các chợ Hoàng Hoa Thám, Phạm Văn hai (quận Tân Bình), Tân Phú (quận Tân Phú)… đều dễ thấy có những sạp bán bún nhập nhằng giữa hàng bún đạt chuẩn và không đạt chuẩn. Còn tại các chợ tự phát trên đường Nhất Chi Mai, Phạm Văn Bạch, Nguyễn Sơn, Phan Anh, Nguyễn Xí,… hầu như khó kiếm ra mặt hàng bún thật sự đạt chuẩn. Do bún Thủ Đức – Nguyễn Bính là thương hiệu nổi tiếng, tại các sạp bán bún tươi ở chợ tự phát trên đường Phạm Vấn( quận Tân Phú) đều treo biển bán Thủ Đức – Nguyễn Bính. Ghé vào một sạp có để giấy chứng nhận VSATTP trước sọt bún, chúng tôi hỏi mua 1kg bún Thủ Đức – Nguyễn Bính. Thấy người bán bóc bún từ trong rổ ra bán , chúng tôi thắc mắc rằng bún thương hiệu này phải có bao bì đóng gói, người bán nhanh nhẩu lấp liếm: “Bún Thủ Đức – Nguyễn Bính có bao bì chỉ bán trong các siêu thị. Còn ngoài chợ, chủ cơ sở không đóng gói để giảm giá thành cho dể bán!”. Tại chợ tự phát trên đường Đất Mới, trước công ty Pou Yuen (quận Bình Tân), người bán cũng treo biển bún Thủ Đức – Nguyễn Bính, nhưng lại không có giấy chứng nhận. Người bán khẳng định: “Bún lấy từ lò Nguyễn Bính- ở quận Thủ Đức, loại này có tiếng trên thị trường”. Nhưng thật ra không khó để biết đây chỉ là mạo danh, bởi bún bán với chỉ giá 10.000 đồng/kg, trong khi bún Thủ Đức – Nguyễn Bính chinhd hiệu đang được bán ngoài thị trường với giá 12.000 đến 15.000 đòng/kg. Ngoài ra, trên biển rao cũng ghi lại sai địa chỉ cơ sở sản xuất. Chúng tôi lại ghé vào một sạp bán bún Phong Định trong chợ Nghĩa Hòa (quận Tân Bình), hỏi mua 1kg bún. Người bán không lấy bún đang bày bán mà vào bên trong lấy bún từ trong sọt khác bỏ vào bịch mang ra. Thấy bún trong bịch khác với bún bày bán bên ngoài, chúng tôi tỏ ý nghi ngờ không phải là bún Phong Định. Người bán liền càu nhàu, ra vẻ khó chịu, cho rằng bún nào cũng từ một lò mà ra. Một tiểu thương bán bún tươi trên đường Độc Lập (quận Tân Phú) chỉ vào tờ giấy chứng nhận VSATTP của cơ sở sản xuất bún Phương Dung, khẳng định: “Đây là bún đạt chuẩn, được lấy từ cơ sở Phương Dung nằm trên đường Phan Anh (quận Bình Tân)”. Tuy nhiên, cơ sở Phương Dung nằm ở quận Gò Vấp. Có sự nhập nhằng đó là do các cơ sở sản xuất bún không đạt chuẩn đã photo thành nhiều bản giấy chứng nhận VSATTP của cơ sở bún đạt chuẩn. Các tiểu thương chỉ lấy mối hàng nên cũng không biết địa chỉ các cơ sở bún đạt chuẩn nằm ở đâu và không trực tiếp liên hệ lấy hàng nên cũng dể bị qua mặt. Người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình. Chịu thua với đủ chiêu trò nhái thương hiệu bún đạt chuẩn, bà Nguyễn Thị Bính, chủ cơ sở sản xuất bún Thủ Đức- Nguyễn Bính, nói: “Dù danh sách các cơ sở sản xuất bún đạt chuẩn đã được công bố nhưng thực tế người tiêu dùng không thể phân biệt có đúng là bún đạt chuẩn hay không. Thực tế, nhiều tiểu thương chỉ lấy rất ít bún đạt chuẩn để lấy tờ giấy chứng nhận VSATTP của cơ sở bún đạt chuẩn, rồi độn thêm bún không có thương hiệu, mạo nhận là bún đạt chuẩn. Bún Thủ Đức- Nguyễn Bính đưa ra thị trường có bao bì loại 0,5kg và 1kg, có nhãn mác. Do vậy, khi thấy bán không có bao bì là không phải bún thương hiệu của chúng tôi”. Ông Đỗ Công Điều, chủ cơ sở sản xuất bún Tú Linh (quận Gò Vấp), bức xúc: “Hiện nay, các sạp bán bún Tú Linh chỉ bỏ mối cho các chợ Thái Bình, Dân Sinh, Cô Bắc (quận 1) và thêm một địa điểm ở quận 8. Các tiểu thương đều không lấy bún đã đóng gói và có dán sẳn bao bì mà yêu cầu để bao bì và bún riêng. Vì vậy dể nhập nhằng bún đạt chuẩn hay không đạt chuẩn”. Cũng do vậy mà ban quản lý của các chợ cũng không thể nhận biết được các sạp bán bún đạt chuẩn hay không. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, người tiêu dùng nên lựa chọn những nơi bán tin cậy.

Tham Khảo Thêm:  Trà hoa cúc giá bao nhiêu

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP