Thận yếu nên uống gì tốt? Có nên uống nhiều nước không?

Thận yếu nên uống gì để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh? Câu hỏi này chính là mối quan tâm hàng đầu của những người mắc bệnh thận bởi việc chọn lựa đồ uống phù hợp cũng là một phần quan trọng trong chiến lược quản lý bệnh khoa học. Vậy, người bệnh thận yếu uống gì tốt cho sức khỏe? Trong lúc điều trị yếu thận uống gì chứa nhiều rau củ quả có được không? Người bệnh thận yếu uống nước gì chứa nhiều đường có phù hợp với lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng không? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau.

Thận yếu có nên uống nhiều nước không?

Người bệnh thận yếu KHÔNG NÊN UỐNG NHIỀU NƯỚC mà chỉ nên tiêu thụ nước ở một liều lượng vừa đủ. Bởi lẽ, theo nghiên cứu, tiêu thụ nước, dù quá nhiều hay quá ít, đều có thể làm trầm trọng thêm tiến triển của tình trạng thận yếu.

Chi tiết hơn, kết quả nghiên cứu này cho thấy, mối quan hệ giữa lượng nước tiêu thụ và sự suy giảm chức năng thận là một đồ thị có hình chữ U. Theo đó, tiêu thụ quá nhiều hoặc quá ít nước, đều có thể làm suy giảm tỷ lệ lọc cầu thận (eGFR) và dẫn đến suy thận. Đặc biệt, hiện tượng này thường xảy ra ở những người bệnh suy thận mạn tính giai đoạn vừa và nặng.

Người thận yếu nên uống bao nhiêu nước là đủ?

Theo nghiên cứu, người bệnh thận yếu chỉ cần uống từ 1 – 2 lít nước mỗi ngày là đủ. Bởi lẽ, việc uống ít hơn 1 lít nước hoặc nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày đều có thể thúc đẩy chức năng thận suy yếu nhanh hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, tùy thuộc vào mức độ suy giảm chức năng thận mà người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định một liều lượng bổ sung nước cụ thể:

Tiêu chí lựa chọn đồ uống tốt cho người thận yếu

Khi lựa chọn đồ uống cho người thận yếu, bạn cần chú ý những nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng sau:

  • Giới hạn muối khoáng: Người bệnh thận yếu giai đoạn III, IV, V cần giới hạn nghiêm ngặt hàm lượng natri, kali, phốt pho và protein tiêu thụ trong ngày như được quy định trong “Bảng khuyến nghị về giới hạn dinh dưỡng an toàn dành cho người thận yếu” được trình bày bên dưới.
  • Không chứa đường: Tránh các loại đồ uống chứa nhiều đường để kiểm soát tốt các yếu tố có thể thúc đẩy chức năng thận suy giảm nhanh, bao gồm: thừa cân, tiểu đường, tăng huyết áp, v.vv…
  • Không chứa caffeine và rượu: Cà phê, rượu bia và các loại nước giải khát chứa caffeine có thể gây tăng huyết áp, khiến thận bị tổn thương nên cần được loại bỏ trong chế độ dinh dưỡng;
  • Chú ý lượng nước: Trong việc lựa chọn đồ uống, bạn cần kiểm soát chặt chẽ hàm lượng nước tiêu thụ trong ngày để tránh dung nạp quá nhiều (hơn 2 lít / ngày) hoặc quá ít nước (dưới 1 lít / ngày);

Cuối cùng, trên hành trình tìm ra một loại thức uống tốt dành cho người thận yếu, bạn đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng đó là một loại thức uống an toàn, có thể được đưa vào phác đồ điều trị bệnh và không gây tương tác thuốc với liệu trình dược phẩm bạn đang dùng.

Bảng khuyến nghị về giới hạn dinh dưỡng an toàn dành cho người thận yếu

Thận yếu nên uống gì tốt?

Người bệnh thận yếu nên ưu tiên uống những loại nước giải khát chứa ít natri, kali, phốt pho; hỗ trợ thận kháng viêm, lợi tiểu; đồng thời giúp cơ thể kiểm soát tốt huyết áp, nhịp tim và chỉ số đường huyết sau khi tiêu thụ. Cụ thể:

1. Thận yếu nên uống nước lọc

Nước lọc là câu trả lời đầu tiên mà nhiều nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị khi được hỏi thận yếu nên uống gì. Theo nghiên cứu, hàm lượng nước tối ưu mà người bệnh thận yếu nên uống ít nhất mỗi ngày là từ 1 – 2 lít nước. Uống đủ nước giúp cơ thể ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ thận khỏi bệnh thận đa nang và các tổn thương thận cấp tính.

Tham Khảo Thêm:  Cách chăm sóc da mụn ngày đèn đỏ không để lại thâm mụn

2. Nước khoáng có ga

Nước khoáng có ga, loại không có đường và chất tạo ngọt nhân tạo, có thể hữu ích cho người thận yếu nhờ vào hàm lượng khoáng chất tự nhiên cao, giúp cân bằng các chất điện giải trong cơ thể, một quá trình mà thận yếu có thể gặp khó khăn để kiểm soát. Thêm vào đó, nước khoáng có ga có thể kích thích cảm giác thèm nước, giúp người bệnh duy trì việc uống đủ lượng nước suốt cả ngày.

Bạn nên thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng nước khoáng có ga vì một số trường hợp mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn IIIA, IIIB, IV và V (suy thận) cần hạn chế hấp thụ kali.

3. Trà thảo mộc

Hầu hết các loại trà thảo mộc đều có đặc tính lợi tiểu, kích thích cơ thể bài tiết nước để làm sạch thận và niệu đạo. Bên cạnh đó, mỗi loại trà đều có những đặc tính riêng, tốt cho thận theo một cơ chế khác nhau:

  • Trà xanh: Nghiên cứu cho thấy, trà xanh có tác dụng ức chế sự bài tiết oxalate trong nước tiểu, hỗ trợ ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả;
  • Trà gừng: Được chứng minh có thể làm giảm lượng đường trong máu và kiểm soát huyết áp, hai trong số những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh thận mãn tính.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ loại trà nào cũng tốt cho người thận yếu bởi chúng tiềm ẩn nguy cơ chứa nhiều phốt pho. Trong số đó, các loại trà thảo mộc đóng chai được báo cáo là chứa một lượng lớn tồn dư của loại khoáng chất này, không an toàn để người thận yếu tiêu thụ.

4. Thận yếu nên uống nước nước chanh

Chanh chứa nhiều axit citric. Vào cơ thể, axit citric trong chanh sẽ được chuyển hóa thành citrate – một phức hợp có tính kiềm (pH>7), góp phần kiểm soát tình trạng tăng axit máu, một vấn đề thường gặp ở người thận yếu. Tuy nhiên, người bệnh nên thảo luận với bác sĩ về giới hạn uống nước chanh an toàn, bởi quá nhiều axit citric từ chanh cũng có thể gây ra sự mất cân bằng điện giải.

5. Nước ép củ cải đỏ

Củ cải đỏ chứa nhiều betanin, một chất chống oxy hóa giúp làm giảm mức độ tổn thương và viêm nhiễm ở thận do sự tích tụ độc tố quá mức. Ngoài ra, củ cải đỏ cung cấp nhiều chất xơ không hòa tan, giúp cơ thể ưu tiên loại bỏ chất thải và độc tố qua phân thay vì qua đường nước tiểu, góp phần làm giảm gánh nặng lên thận.

6. Nước ép cà rốt

Nước ép cà rốt chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa thuộc nhóm carotenoids, hỗ trợ thận đào thải axit uric hiệu quả mà không “ép” thận phải làm việc “vất vả” để lọc máu. Bên cạnh đó, nước ép cà rốt còn chứa nhiều beta-carotene (tiền chất của vitamin A), thúc đẩy chữa lành các tế bào thận đang bị tổn thương và hỗ trợ khôi phục chức năng thận hiệu quả.

7. Nước ép táo tốt cho người thận yếu

Nước ép táo chứa nhiều chất xơ hòa tan (pectin), giúp điều hòa đường huyết và kiểm soát mức độ cholesterol trong máu, hai tác nhân quan trọng giúp làm chậm quá trình tiến triển của tình trạng thận yếu. Không những thế, nước ép táo còn chứa ít kali. Trung bình 118ml nước ép táo chỉ chứa 125mg kali, rất an toàn đối với người thận yếu, thậm chí đối với cả những người đang chạy thận nhân tạo, cần phải kiêng cữ kali trong khẩu phần ăn của mình.

8. Nước ép dứa tốt cho người suy thận

Tương tự như nước ép táo, nước ép dứa cũng chứa rất ít kali (160mg kali / 118ml) nên chúng rất an toàn đối với những người thận yếu, vốn không thể lọc và đào thải loại khoáng chất này một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, nước ép dứa còn chứa nhiều enzyme bromelain và vitamin C. Cả hai đều là những chất kháng viêm mạnh mẽ có thể tan được trong nước, nên dễ dàng “len lỏi” vào từng “ngõ ngách” của thận để chống oxy hóa và làm chậm quá trình diễn tiến của bệnh.

9. Nước ép dâu tây

Người bệnh thận yếu nên uống gì khi đang chạy thận hoặc chuẩn bị cấy ghép thận? Câu trả lời chính là nước ép dâu tây bởi chúng không những chứa ít kali (130 mg kali / 118ml nước ép), mà còn chứa ít phốt pho (13 mg phốt pho / 118ml nước ép) nên rất an toàn với người mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối. Đặc biệt, trong dâu tây còn chứa anthocyanin – một hợp chất chống oxy hóa mạnh được chứng minh có đặc tính kháng viêm, giúp cải thiện chức năng thận hiệu quả.

10. Nước ép nho tốt cho người thận suy

Nho có hàm lượng chất chống oxy hóa flavonoids cao, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm. Bổ sung nho vào khẩu phần ăn cũng đã được chứng minh có khả năng làm chậm sự tiến triển của bệnh thận mạn tính. Không những thế, nước ép nho cũng chứa ít kali và phốt pho (100g nho chứa 192mg kali và 20mg phốt kho), khiến chúng trở thành thức uống giải khát lý tưởng cho những ai đang quan tâm thận yếu nên uống gì.

11. Thận yếu uống nước ép nam việt quất

Theo nghiên cứu, nước ép nam việt quất có thể giúp bạn ngăn ngừa sự phát triển của các vết loét do viêm nhiễm đường tiết niệu, đồng thời hỗ trợ kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn trong thành thận. Chúng làm điều này bằng cách khiến cho nước tiểu của bạn có tính axit hơn, ngăn không cho vi khuẩn bám vào bên trong thận và bàng quang. Lợi ích sức khỏe này đặc biệt thiết thực đối với nữ giới, đối tượng dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu khi đang điều trị bệnh thận.

Tham Khảo Thêm:  [Review] Kem dưỡng Bioderma tím có tốt không? Mua ở đâu giá tốt?

12. Thận suy, thận yếu nên uống nước ép lê

Thận là cơ quan lọc máu duy nhất của cơ thể. Vì thế, nồng độ cholesterol trong máu và chỉ số huyết áp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thận. Trong khi đó, nước ép lê lại chứa ít natri và nhiều chất xơ, giúp kiểm soát huyết áp, điều hòa đường huyết và cải thiện mỡ máu hiệu quả. Nhờ ưu điểm này, nước ép lê đã trở thành là một thức uống dinh dưỡng không thể thiếu đối với những ai thực sự quan tâm thận yếu nên uống gì.

13. Sinh tố hoa quả ít kali, phốt pho

Thận yếu khiến cơ thể khó đào thải kali và phốt pho, làm gia tăng quá mức nồng độ của hai loại khoáng chất này trong máu, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như co giật, chuột rút, rối loạn nhịp tim,… và thúc đẩy tình trạng suy thận diễn tiến nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh thận yếu nên uống gì chứa ít kali và phốt pho để bảo vệ sức khỏe của thận tối ưu.

Dưới đây là danh sách một số loại hoa quả an toàn cho người thận yếu, vừa chứa ít kali vừa chứa ít phốt pho. Lưu ý, trong quá trình ép lấy nước hoặc xay sinh tố, bạn không nên cho thêm đường tinh luyện vào quá trình chế biến để tránh làm tăng đường huyết quá mức sau khi tiêu thụ, gây hại đến sức khỏe thận.

14. Nước ép dưa chuột

Nước ép dưa chuột chứa nhiều phytosterols, một nhóm các hợp chất được chứng minh có thể làm giảm mức cholesterol trong máu. Đây cũng chính là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh suy thận mạn tính vì biến chứng tim mạch do rối loạn mỡ máu chính là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhóm đối tượng này. Do đó, nếu bạn vẫn còn thắc mắc, thận yếu nên uống gì thì dưa leo chính là sự lựa chọn lý tưởng mà bạn đang tìm kiếm.

15. Nước giấm táo

Nghiên cứu cho thấy, giấm táo có hiệu quả mạnh mẽ trong việc ức chế tình trạng rối loạn mô học dẫn đến bệnh suy thận cấp tính ở người. Một số thử nghiệm khác cũng chỉ ra rằng giấm táo cũng có thể hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của sỏi thận nhờ hàm lượng axit axetic và citric cao, giúp kiềm hóa nước tiểu và ức chế sự hình thành sỏi canxi oxalate.

Với những lợi ích thiết thực nêu trên, bổ sung giấm táo vào khẩu phần ăn là điều mà người bệnh thận nên tiến hành càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, người bạn cần ưu tiên lựa chọn các loại giấm táo công nghiệp có bảng thành phần dinh dưỡng minh bạch để quản lý chính xác hàm lượng kali dung nạp vào cơ thể, tránh gia tăng áp lực lên thận.

Thận yếu kiêng uống gì?

Người bệnh thận yếu nên kiêng uống bất kỳ thứ gì chứa nhiều natri, kali, phốt pho hoặc có nguy cơ làm gia tăng huyết áp, nhịp tim và chỉ số đường huyết sau khi tiêu thụ. Cụ thể:

1. Nước dừa

Nước dừa tuy cung cấp nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, sắt, magiê, kẽm,… nhưng chúng lại chứa nhiều natri, kali và phốt pho, ba loại khoáng chất có thể làm tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim và khiến chức năng thận suy giảm nhanh hơn. Do đó, người bệnh thận yếu nên kiêng uống nước dừa hoàn toàn để bảo vệ sức khỏe thận.

2. Nước ngọt có ga

Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ nước ngọt, dù là loại có đường hay chỉ sử dụng chất làm ngọt nhân tạo, đều làm tăng nguy cơ gây sỏi thận lên lần lượt là 23% và 33%. Do đó, người bệnh thận yếu tuyệt đối không nên tiêu thụ bất kỳ loại thức uống giải khát nào có chứa đường để tránh hình thành sỏi, khiến chức năng thận suy giảm trầm trọng hơn.

3. Trà sữa

Trà sữa chứa hàm lượng natri, calo và chất béo cao, làm tăng nguy cơ thừa cân – béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của thận. Không những thế, hầu hết nguồn nước dùng để pha trà sữa đều đến từ nguồn nước máy sinh hoạt nên chúng dễ chứa nhiều kali và phốt pho, khiến cơ thể mất cân bằng điện giải và khởi phát nhiều biến chứng nguy hiểm như: chuột rút, co giật, rối loạn nhịp tim,…

4. Rượu bia

Quá trình khử cồn từ rượu bia khiến các phân tử nước trong cơ thể dịch chuyển nhanh ra khỏi tế bào để thâm nhập vào máu, gây mất cân bằng chất lỏng nội mô; khiến thận bị mất nước nghiêm trọng trong khi vẫn phải hoạt động “vất vả” để loại bỏ phần nước dư thừa ra khỏi máu. Do đó, tiêu thụ rượu bia càng nhiều thì thận suy giảm chức năng càng nhanh.

5. Cà phê

Cà phê chứa nhiều caffeine. Trung bình 100ml cà phê có chứa đến 40mg caffeine. Hợp chất này có thể ra sự gia tăng huyết áp trong thời gian ngắn, ngay cả khi bạn không có tiền sử mắc bệnh huyết áp cao. Đối với người thận yếu, bất kỳ sự rối loạn huyết áp nào cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lưu lượng máu chảy qua thận; từ đó, thúc đẩy chức năng thận suy giảm nghiêm trọng hơn.

Tham Khảo Thêm:  1 gói bim bim bao nhiêu calo? Ăn bim bim có béo không?

6. Trà đặc

Trà, khi được pha quá đặc, sẽ làm tăng nồng độ oxalate trong loại thức uống này. Do đó, tiêu thụ trà đặc làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận (canxi oxalate) và đe dọa trực tiếp đến chức năng thận. Không những thế, trà đặc còn chứa hàm lượng cafein cao hơn trà được pha loãng theo cách thông thường, có thể làm tăng huyết áp, kích thích viêm và đẩy nhanh quá trình suy thận.

7. Nước trái cây đóng chai

Trái cây tươi tuy tốt cho thận nhưng nước ép trái cây đóng chai lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nguy hiểm, có thể đe dọa đến chức năng thận, chủ yếu là vì:

  • Chứa nhiều đường fructose: Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng đường fructose do các nhà sản xuất bổ sung thêm vào nước trái cây đóng chai có thể làm tăng tốc độ tổn thương ống thận, viêm kẽ thận và xơ hóa thận ở những đối tượng đang mắc bệnh thận mạn tính.
  • Chứa nhiều phốt pho: Nước trái cây đóng chai có thể chứa nhiều chất phụ gia (tạo màu, điều vị, bảo quản,…) đến từ phốt pho, làm gia tăng áp lực đào thải phốt pho lên thận và khiến thận suy yếu nhanh hơn.

Tóm lại, nước trái cây đóng chai không phải là một sự lựa chọn lý tưởng cho những ai đang băn khoăn chưa biết thận yếu nên uống gì.

8. Một số loại nước ép hoa quả nhiều kali, phốt pho

Tiêu thụ các loại nước ép hoa quả nhiều kali, phốt pho khiến người bệnh thận dễ đối mặt với nguy cơ co giật, khó thở, rối loạn nhịp tim hay thậm chí đột quỵ do tình trạng tăng kali huyết và tăng phốt pho huyết gây nên. Do đó, để hạn chế các biến chứng sức khỏe nguy hiểm, người bệnh thận cần kiêng tiêu thụ các loại hoa quả chứa nhiều hai khoáng chất kể trên, chẳng hạn như: cam, bơ, nước ép cà chua, nước ép mận, nước ép lựu và tất cả các loại trái cây sấy khô.

9. Hầu hết các loại nước ép và sinh tố rau xanh

Người bệnh suy thận cần hạn chế tiêu thụ hầu hết các loại nước ép và sinh tố từ rau xanh do chúng thường chứa hàm lượng kali và natri cao. Hai khoáng chất này có thể gây ra tăng huyết áp và tăng gánh nặng lên thận suy yếu, làm rối loạn cân bằng khoáng chất trong cơ thể và đẩy nhanh quá trình suy giảm chức năng thận.

10. Số lượng lớn bất kỳ loại nước trái cây nào

Người bệnh suy thận cần hạn chế tiêu thụ số lượng lớn bất kỳ loại nước ép trái cây nào vì hoa quả chỉ thực sự bổ dưỡng khi được tiêu thụ trong định mức an toàn. Ngược lại, lạm dụng nước ép trái cây có thể làm tăng nồng độ glucose, natri, kali và phốt pho trong máu; gây tăng huyết áp, rối loạn cân bằng điện giải, làm tăng gánh nặng lên thận và đẩy nhanh tốc độ suy giảm chức năng.

Lưu ý cho người thận yếu, thận suy khi sử dụng nước

Khi bổ sung nước cho cơ thể, người thận yếu, thận suy cần lưu ý những điều sau:

  • Uống vừa đủ nước: Bạn cần đảm bảo bổ sung vừa đủ 1 – 2 lít nước mỗi ngày. Bởi lẽ, bổ sung quá nhiều hoặc quá ít nước đều gây hại đến cơ thể. Cụ thể:
    • Uống thiếu nước: Làm giảm lưu lượng chất lỏng chảy qua thận, khiến độc tố tích tụ, lâu dần sẽ khiến thận bị viêm, tổn thương và dẫn đến bệnh thận mạn tính (chronic kidney disease – CKD).
    • Uống thừa nước: Làm loãng máu, hạ điện giải và khởi phát các triệu chứng bất thường như co giật, ngất xỉu, đau đầu, chóng mặt,…
  • Bổ sung nước điều độ: Người bệnh thận yếu không nên đợi khi cơ thể cảm thấy khát mới tiến hành bổ sung nước. Bạn nên đặt lịch hẹn uống nước cụ thể mỗi 30 phút / lần để điều hòa nhịp sinh học của thận.
  • Bổ sung nước đúng cách: Mỗi lần uống nước, người bệnh chỉ nên bổ sung từ 50 – 150ml nước, tương đương với 1 – 3 ngụm nước mỗi 30 phút để tránh làm gia tăng áp lực lên thận.

Trên đây là những thông tin quan trọng giúp bạn giải đáp cho thắc mắc thận yếu nên ăn uống gì. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã biết được người bệnh yếu thận nên uống gì vừa đảm bảo an toàn sức khỏe, vừa hỗ trợ làm chậm tốc độ tiến triển của tình trạng bệnh.

Tóm lại, việc hiểu rõ thận yếu nên uống gì để kịp thời bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết là điều vô cùng quan trong việc quản lý sức khỏe thận. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề thận yếu uống gì tốt cho sức khỏe, bạn hãy nhanh chóng liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599 để được tư vấn kịp thời. Chúc bạn sớm tìm được một chế độ tiêu thụ chất lỏng khoa học, phù hợp với tình trạng thận và mau chóng khỏi bệnh!

jun88.com SHBET 68 game bài 123win Shbet https://hi88.gs Okvip 777vin key 789win key 8kbet key 79king key i9bet KUBET bong da truc tuyen Xoilac TV hôm nay

sv388

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

Kênh Cakhia TV tructiepbongda hôm nay

TDTC Sky88 SV368 bj88 shbet88 69VN 2up sv368 cwin01 Ket qua bong da 2up sv388 xem đá gà trực tiếp 123win s666 k8cc