Tắm đêm đột quỵ: Vì sao, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Tắm đêm đột quỵ: Vì sao, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Tắm đêm đột quỵ hay tắm khuya đột quỵ (là cách nói ngắn gọn của người dân, đúng chuyên môn là tắm đêm làm tăng nguy cơ đột quỵ) là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Bất cứ ai cũng có thể có nguy cơ đột quỵ vì tắm đêm, do đó không thể chủ quan.

tắm đêm đột quỵ

Thỉnh thoảng bạn lại nghe ai đó bị đột quỵ vì tắm đêm? Có vẻ tình trạng này đang ngày càng xảy ra nhiều hơn, thậm chí đối với những người còn rất trẻ. Nhịp sống bận rộn khiến mọi người bị cuốn vào guồng quay công việc và nhiều người trong số đó có thói quen tắm khuya. Điều này có thể gây ra các vấn đề tiêu cực cho sức khỏe, trong đó có nguy cơ đột quỵ.

Vì sao đột quỵ do tắm đêm dễ xảy ra?

Đột quỵ có hai hình thức:

  • Xuất huyết trong não
  • Tắc mạch máu trong não

Bạn thắc mắc tắm đêm có bị đột quỵ không? Thật ra, tắm đêm không hẳn sẽ khiến tất cả mọi người bị đột quỵ, nhưng là yếu tố tác động làm tăng nguy cơ này. Nguy cơ sẽ cao hơn khi bạn tắm đêm trong thời tiết lạnh, tắm với nước quá lạnh, tắm vào đêm khuya muộn, tắm lâu… Tùy vào từng thể trạng mà việc tắm đêm thường xuyên có thể sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Cụ thể, thường xuyên tắm đêm là yếu tố thuận lợi để khởi phát đột quỵ trên những người có sẵn các bệnh lý như: bệnh về tim, bệnh mạch vành, tiểu đường…. Ngoài ra, tắm đêm với nhiệt độ nước không phù hợp với nhiệt độ của cơ thể, khiến cơ thể phải điều chỉnh bằng cách co hoặc giãn mạch máu để giữ hoặc thoát nhiệt. Hậu quả là dễ gây ra tình trạng mạch máu co thắt đột ngột dẫn đến đột quỵ cấp hoặc nhồi máu cơ tim cấp. (1)

Ngoài ra, khi cơ thể đang nóng bức, lỗ chân lông giãn nở để thoát bớt nhiệt nhưng bạn đi tắm đêm khiến nước ngấm qua lỗ chân lông dễ gây nhiễm lạnh, gây suy giảm miễn dịch. Điều này không gây nguy hiểm đến người hoàn toàn khỏe mạnh có sức đề kháng tốt nhưng với các đối tượng như: người già, phụ nữ mang thai, người đang điều trị ung thư, mắc bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch…. sẽ dễ dẫn đến các bệnh lý khác nhau như cảm cúm, nhiễm siêu vi, viêm phổi và cả đột quỵ.

Thói quen tắm đêm cũng không có lợi cho sức khỏe tổng thể. Bộ Y tế khuyến cáo, mọi người không nên tắm trong khoảng thời gian 2 giờ trước khi đi ngủ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, trong đó có giảm nguy cơ đột quỵ vì tắm đêm.

Tham Khảo Thêm:  [GIẢI ĐÁP] Bà bầu mấy tháng được đi, không được đi máy bay?
nguyên nhân tắm đêm đột quỵ
Tắm muộn đột quỵ là kết quả của việc duy trì thói quen xấu kết hợp với bệnh nền trong cơ thể

Nguyên nhân tắm đêm đột quỵ

Đột quỵ vì tắm đêm do các bệnh lý nền trong cơ thể

Cơ thể của người bệnh đã có sẵn các bệnh nền như thiếu máu, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch,… thì rất nhạy cảm với sự thay đổi tuần hoàn máu khi tắm. Những đối tượng này nếu thường xuyên tắm vào đêm khuya sẽ dễ bị đột quỵ hơn người bình thường. Ngoài ra, người bệnh huyết áp, tim mạch cũng cần hạn chế tắm vào lúc sáng sớm vì đây cũng là lúc nhiệt độ môi trường xuống thấp trong khi huyết áp cơ thể lại tăng cao.

Tắm đêm đột quỵ do thói quen chưa phù hợp khi tắm

Đi vệ sinh (đại/tiểu tiện) trước khi tắm cũng có thể gây ra tình trạng tăng áp lực lên ổ bụng, gây kích thích các dây thần kinh phế vị cũng như làm tăng áp lực động mạch. Chính những tác động này có thể khiến cho hệ tuần hoàn của cơ thể bị căng thẳng.

Ngoài ra, thói quen dội nước lạnh bắt đầu từ đỉnh đầu khi tắm sẽ làm thay đổi nhiệt độ nhanh và có thể gây ra áp lực làm vỡ động mạch, mao mạch ở phần đầu. Thế nên, khi tắm mọi người không nên bắt đầu đội nước từ đầu xuống, thay vào đó hãy làm ướt tay, chân để cơ thể làm quen với sự thay đổi nhiệt độ.

tắm khuya đột quỵ
Dội nước từ đỉnh đầu sẽ dẫn đến nguy cơ đột quỵ tắm đêm

Đột quỵ tắm đêm do nhiệt độ

Nhiều nghiên cứu cho thấy các nước có khí hậu ôn đới như tại Châu Âu, Hàn Quốc vào mùa đông thường có tỉ lệ người đột quỵ do tắm đêm cao hơn mùa hạ. Việc một người tắm (dù sử dụng nước ấm) ở thời tiết quá lạnh sẽ gây nên sự xáo trộn nhiệt độ khiến cơ thể tạo nên phản ứng mạnh và gây ra tình trạng đột quỵ.

Ngoài ra, vào mùa hè oi bức mọi người cần hạn chế tắm bằng nước có nhiệt độ quá lạnh, dù việc này sẽ tạo cảm giác sảng khoái. Bởi vì, tắm nước lạnh khi nhiệt độ môi trường quá cao sẽ khiến cho động mạch trong cơ thể co lại, cản trở quá trình lưu thông máu đến tim và não bộ, gây tác động rất lớn đến động mạch và gia tăng nguy cơ đột quỵ.

Cụ thể, khi nhiệt độ môi trường và nhiệt độ cơ thể chênh lệch trên 5 độ C sẽ xảy ra tình trạng sốc nhiệt. Các chuyên gia y khoa khuyến cáo rằng nhiệt độ nước dùng để tắm an toàn nhất nằm ở khoảng từ 24 độ đến 29 độ C.

Tắm khi trong người có cồn (sau khi uống bia rượu)

Sau khi uống rượu, nồng độ cồn trong máu cao, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao và hệ thống mạch máu sẽ giãn nở. Tắm sau khi uống bia rượu sẽ khiến các mạch máu đang giãn nở có nguy cơ bị vỡ và gây ra đột quỵ. Vì vậy, dù thời điểm tắm không phải vào ban đêm, nhưng khi cơ thể đang có nồng độ cồn cao thì nguy cơ đột quỵ vẫn có thể xảy ra.

Tham Khảo Thêm:  Nêu thí dụ về hai vật thể tự nhiên, hai vật thể nhân tạo

Nguy cơ đột quỵ do tắm đêm lâu

Nhiều người có thói quen ngâm cơ thể trong bồn tắm rất lâu, tuy nhiên điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến tắm đêm đột quỵ. Thời gian ngâm cơ thể trong nước quá lâu sẽ khiến cho da bị mất nước, thiếu nước làm hệ thống mạch máu co lại và nhịp tim không ổn định. Thế nên, mọi người cần hạn chế việc tắm hoặc ngâm bồn tắm quá lâu để tránh những ảnh hưởng xấu cho cơ thể trong đó có nguy cơ đột quỵ.

đột quỵ do tắm đêm
Thời gian tắm quá lâu làm tăng nguy cơ đột quỵ do tắm đêm

Các nguyên nhân khác gây nên đột quỵ vì tắm đêm

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp tắm muộn đột quỵ do khi tắm cơ thể đang quá no hoặc quá đói. Khi no, các cơ quan sẽ tiến hành hoạt động để tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, còn khi đói, lượng đường trong máu sẽ xuống thấp và cơ thể rất yếu ớt. Thế nên, tắm vào 2 thời điểm này cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác bao gồm bật điều hòa ở nhiệt độ thấp ngay sau khi tắm, tắm quá nhiều lần trong ngày, đi ngủ khi tóc chưa được sấy khô,… cũng có thể dẫn đến tắm đêm đột quỵ.

Dấu hiệu đột quỵ khi tắm đêm

Ở trường hợp đột quỵ nhẹ, người bệnh có thể sẽ cảm thấy những dấu hiệu bất thường trong cơ thể: đột nhiên cảm thấy choáng váng, chóng mặt, tê yếu chân tay trong vài giây, mất trí nhớ tạm thời, khó nói, méo miệng… Các triệu chứng ban đầu có thể chỉ thoáng qua nhưng bạn cần báo ngay cho người khác để kịp thời ổn định huyết áp và nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.

Dấu hiệu đột quỵ khi tắm đêm mà mọi người cần nắm rõ: (2)

  • Cơ thể đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, kiệt quệ, không còn sức lực, tê cứng nửa bên mặt, miệng lệch khi cười nói
  • Hoạt động tay chân trở nên khó khăn, một bên người bị tê bì, khó nâng cùng lúc 2 cánh tay qua khỏi đầu
  • Chóng mặt hoa mắt, bất ngờ mất thăng bằng, đi không vững
  • Mờ mắt hay nhìn đôi
  • Đau đầu dữ dội kèm theo buồn nôn ói mửa
đột quỵ khi tắm đêm
Nắm rõ những dấu hiệu đột quỵ khi tắm đêm để có thể ứng cứu kịp thời trong thời gian vàng

Nếu bạn cảm thấy cơ thể có các dấu hiệu đột quỵ khi tắm đêm nêu trên, hoặc muốn tìm hiểu thêm về vấn đề có nguy cơ bị đột quỵ không, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám. Để đặt lịch khám, kiểm tra bệnh lý thần kinh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Cách xử trí tắm khuya đột quỵ

Khi nhìn thấy một người có biểu hiện tắm đêm bị đột quỵ, người thân không nên tự ý sơ cứu bằng các biện pháp truyền miệng: cạo gió, cho ăn uống, bấm huyệt, cho người bệnh dùng thuốc huyết áp,… Nếu ăn hoặc uống thuốc vào lúc này, người bệnh sẽ rất dễ bị nôn, sặc thức ăn hay thuốc vào đường thở. Đồng thời, việc tự ý dùng thuốc để điều trị mà không có chỉ định từ bác sĩ có thể khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ, người bệnh có thể hôn mê sâu và tử vong nhanh hơn.

Tham Khảo Thêm:  Các dòng iPhone 12 series: Chi tiết chủng loại và thông số kỹ thuật

Thay vào đó, cần đặt người bệnh nằm tại nơi khô thoáng, ủ ấm và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu kịp thời trong khung giờ vàng.

Xem thêm: Hướng dẫn cách tắm vào mùa đông, lạnh phòng đột quỵ tim

Cách phòng tránh đột quỵ do tắm đêm

Những khuyến cáo giúp hạn chế tắm khuya gây đột quỵ

Để bảo vệ sức khỏe toàn diện nói chung và tránh được tình trạng đột quỵ vì tắm đêm, mọi người nên tuân thủ các khuyến cáo của chuyên gia y khoa dưới đây:

  • Tất cả mọi người dù ở độ tuổi nào cũng nên tập thói quen tắm sớm (đặc biệt không tắm sau 22 giờ đêm)
  • Luôn lau khô người, sấy khô tóc sau khi tắm, tuyệt đối không để tóc ướt đi ngủ
  • Không tắm khi cơ thể quá no hoặc quá đói, không tắm ngay sau khi vừa ăn bữa chính
  • Từ bỏ thói quen dội nước đột ngột từ phần đầu xuống khi tắm (nhất là nước có nhiệt độ lạnh). Thay vào đó hãy làm ướt 2 tay, 2 chân và phần người trước
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao, tắm nắng sáng sớm để quá trình trao đổi chất trong cơ thể được diễn ra tốt hơn
  • Chỉ tắm trong không gian kín gió
phòng ngừa nguy cơ tắm đêm đột quỵ
Duy trì cơ thể khỏe mạnh để ngăn chặn nguy cơ tắm đêm bị đột quỵ

Ngoài ra, mọi người cần chú ý hơn vào thời điểm tắm để hạn chế tình trạng thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột như: không tắm nước lạnh trong thời tiết nóng hoặc sau khi vừa trải qua quá trình vận động mạnh để hạn chế nguy cơ đột quỵ.

Chế độ ăn giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa tắm đêm đột quỵ

Mọi người cần chú ý vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, từ đó giúp phòng chống đột quỵ. (3)

  • Cần hạn chế nạp quá nhiều muối, tránh xa thực phẩm có hàm lượng muối cao, đặc biệt là thức ăn chế biến sẵn (thịt hộp, cá hộp,…). Để sở hữu một cơ thể khỏe mạnh chỉ nên nạp dưới 2300mg muối/ngày đối với người bình thường, 1500mg muối/ngày đối với người tăng huyết áp, suy thận, tiểu đường (từ 51 tuổi trở lên).
  • Cần bổ sung trái cây, rau củ quả chứa nhiều kali có lợi cho cơ thể vào chế độ ăn hàng ngày. Các thức ăn giàu kali như: chuối, các loại đậu, khoai tây, khoai lang,…
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu Omega 3 từ cá ngừ, cá hồi, cá thu, các loại hạt,…
  • Buổi tối cần ăn nhẹ, không ăn quá nhiều, quá no, không ăn các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ khó tiêu, không nên uống nhiều rượu bia vào ban đêm

Thói quen tắm đêm không chỉ gây ra nguy cơ đột quỵ mà còn khiến cho cơ thể dần trở nên yếu ớt, mất ngủ, ngủ không sâu giấc,…Để hạn chế tình trạng tắm đêm bị đột quỵ, mọi người cần bỏ hoặc hạn chế thói quen này, đồng thời quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Nếu bạn thường xuyên tắm sau 22 giờ vì lý do nào đó, thì hãy cẩn thận tắm với nước ấm, tắm nhanh… Nếu có các biểu hiệu của tình trạng tắm đêm đột quỵ thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám sớm nhất.

jun88.com SHBET 68 game bài 123win Shbet key 789win key 8kbet key 79king bong da truc tuyen Xoilac TV hôm nay

sv388

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

Kênh Cakhia TV tructiepbongda hôm nay

TDTC Sky88 SV368 bj88 shbet88 69VN 2up sv368 cwin01 Ket qua bong da 2up sv388 xem đá gà trực tiếp 123win s666 k8cc xoilac tv xem bóng đá trực tuyến

Ty so truc tuyen bongdalu 2 Bongdainfo