NGÀY NGƯU LANG CHỨC NỮ GẶP NHAU LÀ NGÀY NÀO? LỄ THẤT TỊCH 2022

NGÀY NGƯU LANG CHỨC NỮ GẶP NHAU LÀ NGÀY NÀO? LỄ THẤT TỊCH 2022

Ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau được xem là ngày lễ tình nhân riêng của phương Đông. Ngày lễ này mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và cảm động về một câu chuyện tình. Cũng từ đó mở ra nguồn cảm hứng và tin vào tình yêu đích thực. Vậy Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ngày nào? Bài viết này Kim Ngọc Thủy sẽ giúp bạn tìm hiểu về ngày này nhé!

Ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau là ngày nào?

Theo truyền thuyết, ngày Ngưu Lang Chức Nữ là ngày mùng 7 tháng 7 Âm lịch. Đó là câu chuyện tình yêu vĩnh cửu nhưng bị ngăn cản. Theo đó, mỗi năm Ngưu Lang Chức Nữ chỉ gặp nhau 1 lần vào ngày này.

Đây được xem như là ngày lễ tình nhân của một số quốc gia phương Đông. Hằng năm, một số quốc gia phương Đông sẽ tổ chức ngày lễ ngày theo cách riêng. Tuy nhiên đều mang ý nghĩa về tình yêu.

Ngưu Lang Chức Nữ là câu chuyện cổ tích lâu đời bắt nguồn từ Trung Quốc. Sau đó được lan truyền ra qua Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản,…

Ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ

Câu chuyện này liên quan tới sao Ngưu Lang (Altair) và sao Chức Nữ (Vega) và là truyện kể dân gian để giải thích hiện tượng mưa ngâu diễn ra vào đầu Tháng bảy âm lịch ở Việt Nam. Tuy câu chuyện bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng sau này cũng được kể lại với nhiều dị bản khác nhau.

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ phiên bản Việt Nam

Theo phiên bản ở Việt Nam: Truyền thuyết kể rằng: Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng ở trên Trời, ngoài chăn trâu giỏi chàng còn thổi sáo rất hay. Nàng Chức Nữ là tiên nữ phụ trách việc dệt vải. Trong một lần tình cờ hai người gặp và đem lòng yêu thương nhau.

Tham Khảo Thêm:  Cách kiểm tra dung lượng data 4G trên My Viettel siêu đơn giản

Ngưu Lang vì say mê Chức Nữ nên đã bỏ bê việc chăn trâu của mình, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Còn phần nàng cũng vì mê tiếng sáo của chàng mà lơ là việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận dữ nên ngăn cản họ gặp nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông.

Sau đó, vì thường tình cho đôi trai gái trẻ dù xa mặt nhưng vẫn chung thủy yêu thương nhau, Ngọc Hoàng ban lệnh cho hai người gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày Thất tịch – ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm. Cầu Ô Thước chính là hình ảnh đàn quạ họp lại làm thành cây cầu bắc qua sông Ngân Hà để giúp Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau.

Vào ngày tiễn biệt, Ngưu Lang và Chức Nữ nhớ nhung khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần gian hóa thành cơn mưa và được gọi là mưa ngâu. Vì vậy mà hai người cũng được người dân gọi là Ông Ngâu Bà Ngâu.

Ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ phiên bản Trung Quốc

Theo phiên bản Trung Quốc: Truyện kể về chàng trai trẻ tuổi tên Ngưu Lang đang chăn bò nhìn thấy bảy cô tiên xinh đẹp đang tắm trong hồ và đùa giỡn vui vẻ với nhau. Bởi vì sự xúi giục của người bạn đồng hành là con bò đực, chàng đã trộm váy áo của họ để trêu trọc. Các nàng tiên đã cử cô em út xinh đẹp là Chức Nữ ra để lấy lại váy áo. Nàng đành phải làm theo, nhưng do Ngưu Lang đã thấy thân thể trần tục của Chức Nữ nên nàng đành chấp thuận lời cầu hôn của chàng theo lễ giáo phong kiến.

Hai người một vợ một chồng sống hạnh phúc bên nhau. Nhưng Thiên Hậu – mẹ Chức Nữ tức giận khi thấy nàng xinh đẹp lại phải cưới một kẻ tầm thường như Ngưu Lang bèn bắt nàng quay lại làm công việc dệt mây ngũ sắc trên bầu trời. Bà rút kẹp tóc của nàng ra và vạch một con sông rộng trên bầu trời nhằm chia cắt đôi vợ chồng mãi mãi.

Chức Nữ phải ngồi dệt vải trên bờ sông ngày ngày buồn bã nhớ thương chồng, còn Ngưu Lang nhìn vợ từ xa và chăm sóc hai con (hai ngôi sao bên cạnh là Aquila -β và -γ). Ngày qua ngày, những con quạ thấy cảm thương cho họ nên chúng bay lên trời và kết thành cầu để đôi vợ chồng có thể gặp nhau trong đêm thứ bảy của tháng Bảy âm lịch. Tuy nhiên, vì thương tiếc cho đôi vợ chồng chung thủy mà Ngọc Hoàng đã cho Ngưu Lang và Chức Nữ mỗi năm được gặp nhau một lần vào ngày này.

Tham Khảo Thêm:  Beauty Tips: Chia sẻ với bạn một số mẹo đánh bay vết son lì dính trên áo chỉ trong vài phút

Ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau có phải ngày Thất Tịch không?

Thất Tịch là ngày lễ tình yêu được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch theo văn hóa phương Đông. Lịch sử ra đời của ngày này gắn liền với câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ. Nói cách khác, ngày Ngưu Lang Chức Nữ chính là ngày Thất Tịch.

Ý nghĩa ngày Ngưu Lang Chức Nữ

Ngày 7/7 âm lịch hàng năm tại các nước Châu Á được chọn làm ngày Tình Yêu.

Tại Trung Quốc, ngày này được gọi là Lễ hội Qixi, Nhật Bản có Tanabata, Lễ hội Chilseok ở Hàn Quốc thì khi du nhập vào Việt Nam nó thành Ngày Thất tịch.

Cũng giống như ngày lễ Valentine của Phương Tây, Ngày thất tịch cũng là ngày dành cho những người yêu nhau. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là nhiều lễ hội mang ý nghĩa tâm linh nhiều hơn. Ngày này tại Việt Nam được gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”.

Vào ngày này những cặp đôi yêu nhau thường đến chùa và làm lễ, cầu mong cho tình duyên được son sắt.Vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm nếu trời không mưa, những cặp đôi thường ngắm sao Ngưu Lang-Chức Nữ và thề hẹn.

Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng và người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang-Chức Nữ trong đêm 7/7 âm lịch thì sẽ mãi ở bên nhau.

Ngày Thất Tịch không nên làm gì?

Ngày Thất Tịch được cho là một ngày mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và theo quan niệm dân gian thì ngày lễ này có một số điều cần tránh như:

Không nên làm đám cưới

Bắt nguồn từ câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ, đây là ngày họ được đoàn tụ sau 1 năm xa cách. Thế nhưng chưa được đoàn tụ bao lâu thì lại phải xa cách và mang theo nhiều nỗi buồn, thương nhớ. Chính vì thế, nhiều người quan niệm ngày này không may mắn và không nên tổ chức đám cưới.

Tham Khảo Thêm:  Bật mí cách cài đặt sim trên iPhone chỉ trong tích tắt

Không nên xây nhà dựng cửa

Có nhiều câu chuyện để lý giải cho vấn đề này, theo thời tiết Việt Nam thì vào ngày 7 tháng 7 thường sẽ có mưa và sẽ gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc thi công nhà cửa.

Cùng với đó, tháng 7 thường được gọi với tên “tháng cô hồn” – thời điểm ma quỷ thường quấy phá nên sẽ kiêng kỵ cho những việc trọng đại trong đó có xây dựng nhà cửa.

Tránh làm những điều ác

Làm việc thiện lành và tránh làm những điều ác là việc mà ai cũng nên làm, không chỉ riêng vào ngày Thất Tịch. Tuy nhiên, vào ngày này việc tránh làm điều ác là đặc biệt cần thiết để cầu bình an cho bản thân và gia đình, thêm vào đó sẽ tạo ấn tượng tốt đẹp với người mình thương yêu.

Dân gian cũng cho rằng tránh xa những điều ác trong ngày này sẽ giúp bạn may mắn hơn trên con đường tình duyên của mình.

>> 18 điều cấm kỵ trong tháng cô hồn

Những điều nên làm trong ngày Thất Tịch

Đi chùa cầu duyên

Đây được xem là cách mà nhiều người vẫn làm để cầu bình an và hạnh phúc cho gia đình mình. Sau những ngày làm việc mệt mỏi thì bạn cần thời gian tĩnh tâm để mang lại cảm giác thoải mái và thư giãn.

Ngoài ra, với những bạn chưa gặp được “nửa kia” thì đây cũng là dịp để thể hiện mong muốn cũng như cầu cho con đường tình duyên gặp nhiều thuận lợi, may mắn.

Ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau

Ăn chè đậu đỏ

Không biết từ bao giờ, việc ăn chè đậu đỏ đã được lan truyền mạ00nh mẽ. Nhiều người cho rằng nếu ăn chè đậu đỏ vào ngày Lễ Thất Tịch thì các cặp đôi đang yêu sẽ thêm gắn bó, bền chặt. Còn những bạn chưa có người yêu thì sẽ may mắn hơn trong việc tìm một nửa phù hợp với mình.

Ngoài ra, chè đậu đỏ cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể nên vào ngày này bạn cũng nên thử thưởng thức nhé!

Trên đây là những thông tin Kim Ngọc Thủy giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về ngày 7/7 hằng năm. Hy vọng với những chia sẻ này bạn sẽ trải qua một ngày Lễ Thất Tình đặc biệt, ý nghĩa.

jun88.com SHBET 68 game bài 123win Shbet https://hi88.gs Okvip 777vin key 789win key 8kbet key 79king key i9bet KUBET bong da truc tuyen Xoilac TV hôm nay

sv388

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

Kênh Cakhia TV tructiepbongda hôm nay

TDTC Sky88 SV368 bj88 shbet88 69VN 2up sv368 cwin01 Ket qua bong da 2up sv388 xem đá gà trực tiếp 123win