Tin tức mới

Tin tức mới

Ai cũng nói nghề bếp là “nhiều áp lực – vắng niềm vui”. Thế nên hầu như bạn trẻ nào mới ra trường cũng đều có chung thắc mắc: Nghề bếp có tương lai không? Lương của nghề nấu ăn bao nhiêu? Nghề bếp có cần bằng cấp không? Nghề bếp có khó không? Nỗi khổ của nghề đầu bếp là gì?… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và nhận định trong bài viết dưới đây!

Xem thêm: Tại sao đầu bếp thường nóng tính? Những nỗi khổ nào ai thấu của nghề bếp

1. Tương lai của nghề bếp – Nghề bếp có khó không?

Nghề bếp có khó không? Câu trả lời thô nhưng thật: Rất khó. Tất nhiên, ngành nghề nào cũng có những vất vả, thăng trầm riêng của nó. Thế nhưng nghề bếp lại khó và “kén người” hơn một chút. Để làm bếp lâu dài, bạn phải là người có tính kiên trì, chịu được nỗi khổ áp lực, sẵn sàng học hỏi và chăm chỉ sáng tạo. Môi trường bếp núc yêu cầu bạn làm việc từ sáng sớm đến tối muộn, thậm chí là tận đêm khuya để phục vụ khách hàng. Bởi vậy mới nói, khi không có niềm đam mê thì bạn khó lòng theo đuổi nghề bếp đến khi “khổ tận cam lai”.

Nghề bếp có tương lai không? Mức lương có bù lại nỗi khổ nghề đầu bếp?
Nghề bếp là một nghề nhiều khó khăn và vất vả

2. Tương lai của nghề bếp – Nghề bếp có cần bằng cấp không?

Tại Việt Nam, nghề bếp chưa cần bằng cấp bậc đại học mà chỉ yêu cầu đào tạo tại các trường cao đẳng, trung cấp và đơn vị chuyên nghiệp. Thực tế cũng cho thấy, hầu hết các nhà hàng và khách sạn từ 5 sao đến bình dân cũng không yêu cầu quá nhiều loại bằng cấp, chứng chỉ hành nghề với vị trí này. Các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp thường yêu cầu một đầu bếp có tay nghề thực sự chứ không phải kinh nghiệm làm việc trên giấy. Một người làm bếp càng nhiều kinh nghiệm thực tế ở vị trí tương đương thì chức vụ và mức lương được nhà tuyển dụng thương lượng lại càng cao hơn.

Tham Khảo Thêm:  KHỐI XÃ HỘI GỒM NHỮNG NGÀNH NÀO? KHÁM PHÁ NHỮNG NGÀNH “HOT” NHẤT KHỐI XÃ HỘI
Nghề bếp có tương lai không? Mức lương có bù lại nỗi khổ nghề đầu bếp?
Nghề bếp cần kinh nghiệm và năng lực thực tế

Vậy nếu bạn hoàn toàn chưa có kinh nghiệm thực tế nhưng vẫn muốn theo đuổi nghề bếp thì có thể học đầu bếp ở đâu và học đầu bếp mất bao lâu? Nhìn chung, bạn không cần 4 năm dài đằng đẵng trên ghế nhà trường để nhồi nhét lý thuyết về bếp núc. Thay vào đó, bạn nên dành thời gian đầu để tham gia một vài khóa học nấu ăn cơ bản tại các cơ sở đào tạo uy tín để trực tiếp thực hành và tiếp xúc thực tế. Quá trình học đầu bếp từ lúc đào tạo nghề đến lúc thành thạo thường sẽ mất từ 6 tháng đến 1 năm. Sau đó, bạn có thể xin vào nhà hàng và quán ăn với vị trí phụ bếp để trau dồi và rèn luyện các kỹ năng đã được học. Những người bếp trưởng, bếp chính sẽ là những “người thầy” lão luyện nhất giúp bạn “cầm tay chỉ việc” và học nghề bếp thực tế nhất.

Xem thêm: Phân biệt đầu bếp chuyên nghiệp và nhân viên nấu ăn trong nhà hàng

3. Tương lai của nghề bếp – Nỗi khổ của nghề đầu bếp ai thấu?

Chúng ta thường nhầm tưởng nghề bếp mỹ miều, thần thái và nghệ thuật giống như hình ảnh các MasterChef trên màn ảnh. Thế nhưng, đời không như là mơ! Đa số đầu bếp tại các nhà hàng, quán ăn hiện nay phải phải nếm trải những nỗi khổ ít ai thấu và hàng ngày phải chịu 7749 áp lực vô hình đến từ nhiều phía khác nhau. Những mặt trái của nghề bếp điển hình là:

Tham Khảo Thêm:  Học phí trường quốc tế ở Hà Nội cao nhất hơn 700 triệu đồng/năm

3.1. Nỗi khổ nghề bếp – Sức khỏe ảnh hưởng

Cùng một người nhưng hàng ngày, đầu bếp phải kiêm nhiệm việc nấu ăn sáng, trưa, chiều, tối cho khách hàng. Trong nhiều nhà hàng và quán ăn nhỏ, đầu bếp còn phải trực tiếp đi mua nguyên liệu chế biến. Vào những dịp cuối tuần hay giờ cao điểm, đầu bếp có khi phải làm đến 20 tiếng/ngày, gây ra các vấn đề về sức khỏe như: đau bao tử, đau cổ/vai/gáy, thừa cân béo phì, phù chân, thay đổi vị giác,…

Nghề bếp có tương lai không? Mức lương có bù lại nỗi khổ nghề đầu bếp?
Nỗi thống khổ của người đầu bếp là sức khỏe ảnh hưởng trầm trọng

3.2. Nỗi khổ nghề bếp – Chung sống với cái nóng

Một nỗi khổ của nghề bếp nào ai thấu cho là phải “sống chung” với cái nóng. Không gian trong bếp nóng và bí bách cực kỳ. Chưa kể, người đầu bếp phải nếm trải hàng tá tạp âm và mùi vị khiến đầu óc và thể trạng họ trở nên “nóng hơn”. Họ phải liên tục xào, chiên, nấu, nướng,… đến nỗi chẳng có thời gian uống nước. Chỉ cần đi vệ sinh độ 5 phút thôi là khi quay lại, người làm bếp sẽ phải đương đầu với một tá order mới, luôn chân luôn tay làm cũng chẳng xuể.

Nghề bếp có tương lai không? Mức lương có bù lại nỗi khổ nghề đầu bếp?
Làm nghề bếp là sống chung với cái nóng

3.3. Nỗi khổ nghề bếp – Nhiều xung đột nội bộ

Chính bởi không gian làm việc bí bách, cường độ làm việc cao mà đầu bếp thường nóng nảy, khó kiểm soát cảm xúc và thường xảy ra xung đột với bộ phận bàn. Ví dụ, phục vụ nghe nhầm nghe thiếu order, phục vụ order lẻ tẻ,… cũng sẽ khiến không khí trong bếp trở nên “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”.

3.4. Nỗi khổ nghề bếp – Không có thời gian cho riêng mình

Đã làm trong ngành dịch vụ ăn uống F&B thì việc không có thời gian cho bản thân là điều phổ biến. Từ đầu bếp, phục vụ cho đến cả chủ quán đều hiếm có lúc nào ngơi tay. Những điều rất đỗi bình thường như bữa cơm gia đình, du lịch, nhâm nhi cà phê, tán gẫu cùng bạn bè,… dường như quá xa xỉ với người làm nghề dịch vụ. Và dù tâm trạng có buồn tủi đến mấy thì nghề bếp vẫn luôn phải tập trung cao độ để phục vụ khách hàng. Chỉ một vài giây phút lơ là không đáng, bạn sẽ phải đối mặt với những lời phàn nàn từ khách, ánh mắt không hài lòng từ bếp trường hoặc thậm chí sơ sẩy làm bản thân bị thương.

Tham Khảo Thêm:  Mọi điều cần biết về chứng minh tài chính du học
Nghề bếp có tương lai không? Mức lương có bù lại nỗi khổ nghề đầu bếp?
Làm nghề bếp sẽ không có thời gian cho riêng mình

4. Tương lai của nghề bếp – Làm đầu bếp có giàu không?

Làm đầu bếp có giàu không? Thực ra không cần làm chủ, một người đầu bếp có thể lương cao gấp hai, ba lần người quản lý nhà hàng phụ thuộc vào trình độ và đẳng cấp của bạn. Thông thường mức lương phổ biến của nghề đầu bếp là:

  • Lương đầu bếp: 8 – 10 triệu/tháng (với các nhà hàng nhỏ) và 15 – 20 triệu/tháng (với các nhà hàng lớn).
  • Lương bếp trưởng: 20-30 triệu/tháng (với nhà hàng thường) và 30-50 triệu/tháng (với nhà hàng, khách sạn cao cấp)

Có thể nhận thấy, mức lương của nghề đầu bếp có sự phân bậc khá rõ ràng với người có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm. Vì vậy, các đầu bếp muốn làm giàu phải luôn luôn trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng và sáng tạo món ăn mới.

Nghề bếp có tương lai không? Mức lương có bù lại nỗi khổ nghề đầu bếp?
Nghề bếp có mức lương khá cao so với mặt bằng chung

5. Kết luận: Vậy nghề bếp có tương lai không?

Vậy cuối cùng, nghề bếp có tương lai không? Câu trả lời là: nghề bếp là nghề rất có tương lai và thuộc top những nghề có mức lương cao nhất hiện nay.

Một người làm bếp có thể thăng tiến theo chiều dọc (từ bếp phụ => bếp chính => bếp trưởng) hoặc có thể phát triển theo chiều ngang (học thêm kỹ năng quản lý tài chính, nhân sự,… để tự mở nhà hàng). Không ít các đầu bếp giỏi sau này đã tự gây dựng được một thương hiệu riêng gắn với tên tuổi của họ. Và rồi mức lương mà một đầu bếp lành nghề kiếm được có thể bù đắp lại toàn bộ những nỗi khổ mà họ phải trải qua.

jun88.com SHBET 68 game bài 123win Shbet key 789win key 8kbet key 79king bong da truc tuyen Xoilac TV hôm nay

sv388

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

Kênh Cakhia TV tructiepbongda hôm nay

TDTC Sky88 SV368 bj88 shbet88 69VN 2up sv368 cwin01 Ket qua bong da 2up sv388 xem đá gà trực tiếp 123win s666 k8cc xoilac tv xem bóng đá trực tuyến

Ty so truc tuyen bongdalu 2 Bongdainfo