Cách sơ cứu người bị điện giật sao cho đúng chuẩn và an toàn?

Cách sơ cứu người bị điện giật sao cho đúng chuẩn và an toàn?

Sơ cứu người bị điện giật đòi hỏi phải nhanh chóng, đúng cách và đảm bảo an toàn. Nếu sơ cứu khi bị điện giật sai, người bị nạn có thể không giữ được tính mạng hoặc phải đối mặt với những biến chứng nặng về sau. Tỷ lệ thương tật do điện giật còn phụ thuộc vào dòng điện áp cao hay áp thấp, vị trí cơ thể mà dòng điện đi qua.

cach so cuu nguoi bi dien giat

Khi luồng điện đi qua cơ thể, nạn nhân có thể bị bỏng, hoặc các tổn thương khác như ngưng tim, cụt tay chân,… Chưa kể, nếu nạn nhân té ngã do điện giật còn gây ra các chấn thương ở đầu, cột sống. Do đó, nếu nạn nhân không được sơ cứu kịp thời có thể để lại di chứng nặng nề hoặc tử vong ngay tại chỗ.

Biết cách sơ cứu người bị điện giật đúng chuẩn sẽ an toàn cho bản thân và còn cứu được nạn nhân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được cách sơ cứu người bị điện giật sao cho đúng và an toàn.

Lưu ý trước khi thực hiện các bước cấp cứu người bị điện giật

Khi thấy người bị điện giật, chúng ta thường có tâm lý hoang mang dễ xảy ra những sai sót ảnh hưởng đến tính mạng của nạn nhân thậm chí là khiến bản thân mình bị điện giật theo. Trước khi tiến hành các cách sơ cứu điện giật, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Việc đầu tiên phải làm là ngắt nguồn điện ngay lập tức bằng cách ngắt cầu dao điện, rút dây điện ra khỏi ổ cắm,… Nếu nạn nhân bị điện giật bởi nguồn điện cao thế thì tuyệt đối không được đến gần, nên đứng xa ít nhất 6m cho đến khi nguồn điện được tắt. Nếu nóng vội, lao vào cứu người thì bạn có thể bị luồng điện phóng vào cơ thể.
  • Cố gắng bình tĩnh khi thấy người bị điện giật, bất kỳ hành động sai nào cũng có thể đe dọa đến tính mạng nạn nhân và của bạn.
  • Để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, bạn không sử dụng vật truyền dẫn điện (kim loại, ẩm ướt, dính nước) vì những dụng cụ này dẫn điện khiến bạn có thể bị điện giật.
  • Trường hợp nạn nhân bị giật điện trên cao sẽ rất khó xử lý và nguy cơ chấn thương cao, cần có đầy đủ dụng cụ cần thiết để đưa nạn nhân xuống. Nếu không có đồ bảo hộ đầy đủ, bạn không nên tự ý leo lên cứu người. Việc gọi hỗ trợ cho công ty điện lực là việc rất cần thiết trong lúc này.
  • Khi tách được nạn nhân ra khỏi nguồn điện, nên đặt nằm xuống nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh vào những vật cứng. Bởi khi vội vã cứu người, tâm lý lo lắng sẽ khiến bạn gấp gáp, có thể lỡ tay đặt mạnh nạn nhân xuống, gây ra chấn thương nghiêm trọng. Hãy cẩn thận khi dìu hoặc bế nạn nhân, tìm một nơi khô ráo, sạch sẽ để đặt nạn nhân xuống.
  • Không nên tập trung đông người gây khó thở cho nạn nhân.

Sau khi tách ra khỏi nguồn điện, nếu nạn nhân có những biểu hiện sau hãy gọi cấp cứu gấp: bỏng nặng, khó thở, lú lẫn, loạn nhịp tim, đau cơ và co thắt, co giật, mất ý thức.

Khi phát hiện ra người bị điện giật, bạn nên gọi cấp cứu ngay mà không cần biết mức độ tổn thương nặng hay nhẹ. Bởi việc đảm bảo cấp cứu kịp thời và đúng cách là sự lựa chọn tốt nhất so với việc chúng ta tùy tiện sơ cứu. Nếu như chỉ có một mình, bạn có thể lựa chọn việc tắt nguồn điện trước khi gọi cấp cứu. Còn nếu có thêm người hỗ trợ thì chia nhau, người ngắt nguồn điện, sơ cứu nạn nhân, người gọi ngay cấp cứu 115,… Dưới đây là cách sơ cứu người bị điện giật đúng cách trong thời gian chờ xe cứu thương tới.

Tham Khảo Thêm:  Giá thịt heo ngoài chợ bắt đầu giảm sâu
phuong phap so cuu nguoi bi dien giat
Trường hợp nạn nhân bị nguồn điện cao thế, cần sự hỗ trợ của nhân viên điện lực để tắt nguồn điện, không tự ý tắt nguồn.

Cách sơ cứu người bị điện giật đúng phương pháp

Chúng ta thường gặp tai nạn điện giật do các nguyên nhân phổ biến như: Dùng dao kéo cắt dây điện khi chưa tắt nguồn, dùng vật bằng kim loại như kéo, vít,… chọc vào ổ cắm điện, trẻ em chọc tay vào ổ cắm điện, rút ổ cắm điện sai cách, giật điện do bình tắm nước nóng, chạm phải thiết bị điện bị rò rỉ điện, thậm chí dùng cây ẩm ướt chọc vào đường dây điện trước nhà,…

Sơ cứu người bị điện giật là việc rất quan trọng, đòi hỏi phải làm nhanh và an toàn. Nếu biết cách sơ cứu người bị điện giật đúng cách và nhanh chóng có thể giúp nạn nhân thoát khỏi tay tử thần trong gang tấc. Dưới đây là cách sơ cứu người bị điện giật an toàn và đúng phương pháp để giảm tỷ lệ tử vong hoặc di chứng nặng về sau.

Ngắt nguồn điện

Nhanh chóng xác định được nguồn điện ở đâu và tắt nguồn nhanh chóng. Nguồn điện được tắt càng sớm thì mức độ tổn thương cho nạn nhân càng thấp. Nhưng nếu không tìm được nguồn điện và tắt sớm, nạn nhân bị điện giật lâu dễ dẫn đến mức độ tổn thương càng nặng, thậm chí tử vong.

  • Nếu nạn nhân bị điện giật bởi nguồn điện từ ổ cắm, thiết bị điện rò rỉ, dây điện bị hở,… cách nhanh nhất là bạn tắt nguồn điện dẫn ở gần nhất bằng cách rút ổ cắm điện. Nếu có quá nhiều dây điện chằng chịt khiến bạn không thể xác định được đâu là nguồn dây đang tiếp xúc với nạn nhân, lúc này hãy nhanh trí đi tắt cầu giao tổng.
  • Trong trường hợp đó là nguồn điện cao thế không thể tắt nguồn, bạn cần gọi quản lý điện ở khu vực nhanh chóng tắt nguồn. Khi nguồn điện chưa được tắt bạn không nên cố tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Nếu cảm thấy tê ở thân dưới, hãy nhảy bằng một chân ra xa tới vị trí an toàn.
  • Nếu nạn nhân bị điện giật ở vũng nước, bạn tuyệt đối không được lại gần và vẫn ưu tiên việc đi tìm và tắt nguồn điện trước. Trong lúc đi tìm tắt nguồn, để đảm bảo an toàn cho bản thân bạn nên mang giày hoặc dép, không đi chân đất.
so cuu nguoi bi dien giat
Tách nguồn điện ra khỏi người nạn nhân đúng cách

Tách nguồn điện ra khỏi người nạn nhân

Khi đã tắt được nguồn điện, bạn có thể tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng những vật không truyền điện, đồng thời đẩy dây điện ra xa người nạn nhân. Các vật dụng không dẫn điện mà bạn có thể sử dụng như: chổi có cán bằng nhựa hoặc bằng gỗ, thanh gỗ dài, ghế nhựa, chai nhựa, các vật làm bằng cao su… Khi tắt được nguồn điện, bạn có thể sử dụng tay không để tách nạn nhân ra, tuy nhiên để an toàn hơn bạn vẫn nên sử dụng vật cách điện.

Nếu như không thể tắt được nguồn điện, bạn cần mang dép hoặc giày, sau đó sử dụng vật không truyền điện để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Bạn tuyệt đối không được sử dụng tay chân trần hay các vật dụng bằng kim loại để chạm vào người nạn nhân. Nên sử dụng thanh dài bằng gỗ hoặc bằng cao su, đẩy nguồn điện ra xa nạn nhân. Không nên tách nạn nhân ra bằng cách đẩy ngã hay kéo lê, việc này có thể sẽ khiến nạn nhân bị chấn thương.

Nếu như nguồn điện rơi vào ô tô, hãy hướng dẫn nạn nhân ngồi yên trong xe, sau đó tìm cách tắt nguồn điện nhanh chóng, có thể gọi người đến trợ giúp. Trong trường hợp điện áp quá cao và có tình trạng cháy nổ xe thì lúc đó cần đưa nạn nhân ra khỏi ô tô sớm.

Xem thêm video Hướng dẫn sơ cứu điện giật đúng cách an toàn tại đây:

Tham Khảo Thêm:  Quá khứ của “speak” là gì? Động từ quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết cách dùng ở dạng quá khứ!
so cap cuu nguoi bi dien giat
Sử dụng vật dài cách điện để tách nguồn điện ra khỏi người nạn nhân.

Tiến hành sơ cứu người bị điện giật

Sau khi tách ra khỏi nguồn điện và đưa tới vị trí an toàn, hãy lập tức sơ cứu nạn nhân bị điện giật bằng các bước sau:

  • Đặt nạn nhân ở tư thế nằm thoải mái, đầu thấp, thoáng khí.
  • Không để nạn nhân bị lạnh, lấy vải sạch phủ lên người.
  • Kiểm tra mức độ chấn thương và kiểm tra xem nạn nhân còn tỉnh táo không. Hãy gọi tên và chờ xem nạn nhân có trả lời hay không.
  • Nếu nạn nhân hôn mê hãy tiến hành mở đường thở bằng cách nâng cằm và ngửa đầu ra sau. Nếu không thể mở đường thở hãy cho nạn nhân nằm ngửa ra mà kiểm tra miệng xem có bất thường không.
  • Thực hiện hô hấp nhân tạo hoặc ép tim ngoài lồng ngực nếu nạn nhân không thở và sờ vào không có mạch, chỉ khi bạn có thể an toàn chạm vào người nạn nhân thì mới thực hiện hô hấp nhân tạo.
  • Nếu nạn nhân tỉnh táo và bỏng nhẹ, hãy rửa vết bỏng dưới vòi nước mát.
  • Nếu vết thương bị chảy máu, hãy sử dụng băng gạc đắp lên để cầm máu.
  • Nếu nạn nhân bị tổn thương nặng thì cần gọi cấp cứu và chuyển tới cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu kịp thời và tránh di chứng nặng về sau.

Xem thêm: Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp: Lưu ý vị trí ép tim.

cach so cuu khi bi dien giat
Nếu nạn nhân ngưng thở cần sơ cứu bằng cách ép lòng ngực hoặc hô hấp nhân tạo.

Khi sơ cứu nạn nhân, bạn phải quan sát xem mức độ tổn thương của nạn nhân để có cách sơ cứu phù hợp. Với những người bị giật điện cao thế hoặc giật điện trong thời gian lâu nên đưa đi cấp cứu ngay. Những người bị điện giật sau khi sơ cứu và tỉnh táo thì vẫn phải đưa đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Khi đó bệnh nhân sẽ được bác sĩ kiểm tra vết thương, mức độ bỏng, mức độ chảy máu,… Lúc này, người bệnh có thể được làm một số xét nghiệm quan trọng như xét nghiệm máu, đo điện tâm đồ,… thậm chí chụp chiếu phim, nhất là việc té từ trên cao xuống do điện giật. Từ những kết quả khám và xét nghiệm, bác sĩ sẽ nhanh chóng đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Một số lưu ý trong quá trình sơ cứu điện giật

Trong phương pháp sơ cứu người bị điện giật đã nêu ở trên, cần lưu ý trong quá trình sơ cứu người bị điện giật để tránh gây ra những sai sót ảnh hưởng đến tính mạng. Việc đánh giá tình trạng của nạn nhân rất quan trọng để quyết định cách sơ cấp cứu như thế nào cũng như cung cấp thông tin chính xác cho nhân viên cấp cứu.

Dưới đây là những lưu ý khi sơ cứu điện giật mà bạn nên biết.

  • Quan sát và ghé sát tai vào gần miệng và mũi của nạn nhân để lắng nghe hơi thở, chú ý xem những cử động của lồng ngực. Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngừng thở thì thực hiện hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt). Còn nếu nạn nhân ngưng tim ngưng thở thì kết hợp xen kẽ hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực, còn gọi là hồi sức tim phổi (CPR).
  • Cách thực hiện hô hấp nhân tạo: hô hấp nhân tạo thực hiện bằng cách thổi hơi vào mũi hoặc miệng, với tần suất 10 – 12 lần/phút. Riêng trẻ nhỏ, nếu trẻ không tự thở, hãy nhẹ nhàng áp miệng trùm lên cả miệng và mũi của trẻ. Hoặc dùng miệng trùm lên phần mũi của bé, tay giữ phần miệng của bé đóng chặt lại. Sau đó nâng cằm lên, cho đầu hơi ngả về phía sau. Thổi ngạt 2 hơi, mỗi hơi kéo lên dài trong vòng một giây và phải đảm bảo cho lồng ngực trẻ phồng lên.
  • Cách thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) cơ bản
  • Ép tim ngoài lồng ngực 100 – 120 lần/phút, với người lớn và trẻ em, riêng người trẻ có thể làm nhanh và nhiều lần hơn.
  • Với người lớn, xác định chính xác vị trí ép tim tại 1⁄2 dưới xương ức, đặt ngón trỏ cạnh ngón giữa để đảm bảo vị trí ép cách mũi ức 2 khoát ngón tay. Đặt gót bàn tay kia lên phía trên mu bàn tay đang đặt trên xương ức, các ngón tay đan vào nhau. Duỗi thẳng 2 khuỷu tay vuông góc với thành ngực người bệnh và giữ nguyên tư thế này trong suốt quá trình ép tim và bắt đầu ép tim đủ nhanh và mạnh với 1 chu kỳ gồm 30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt.
Tham Khảo Thêm:  Con Lắc Đơn Là Gì? Công Thức, Vận Tốc, Chu Kỳ Và Tần Số

Khi ép tim, cần dùng trọng lượng cơ thể ấn lồng ngực nạn nhân lún xuống ít nhất 5cm và phải đảm bảo ép thẳng xuống xương ức. Lúc sơ cứu, cần đếm to trong quá trình ép từ 1 đến 30 và không rời bàn tay khỏi xương ức trong quá trình ép tim.

Lưu ý: Sau mỗi lần ép tim, đảm bảo cho phép ngực nạn nhân nở hoàn toàn, hạn chế tối đa thời gian tạm dừng ép tim không quá 10 giây.

Với trẻ em, đặt 2 ngón tay của một bàn tay ở giữa nằm về phía dưới đường ngang nối 2 núm vú, không đặt tay quá sâu về phía dưới ngực, tay còn lại đặt lên trán trẻ, vẫn giữ đầu trẻ hơi nghiêng về phía sau. Ấn xuống và tạo một áp lực sâu khoảng 1/3 – ½ ngực trẻ. Ấn khoảng 30 lần. Sau mỗi lần ấn, để cho ngực trẻ trả lại trạng thái bình thường rồi mới thực hiện lần ấn tiếp theo.

  • Hà hơi thổi ngạt cho bé 2 lần nữa, phải đảm bảo lồng ngực trẻ phồng lên. Tiếp tục thực hiện CPR. Ép tim ngoài lồng ngực (ấn 30 lần) và hà hơi thổi ngạt (2 hơi) sau đó lặp lại trong vòng 2 phút.

Lưu ý: Nếu trẻ có dấu hiệu tự thở bình thường, ho hoặc cử động thì không tiếp tục thực hiện phương pháp ép tim ngoài lồng ngực vì có thể làm tổn thương trẻ. Khi trẻ bắt đầu tự thở được, hãy đặt trẻ nằm ở tư thế hồi sức và nhớ thường xuyên quan sát kiểm tra hơi thở của trẻ cho đến khi bàn giao cho nhân viên y tế.

  • Không được cạo gió, thoa dầu hay đổ nước vào người nạn nhân.
  • Giữ ấm người nạn nhân, nên sử dụng vải sạch hoặc băng gạc phủ lên vết thương bị bỏng.
  • Việc sơ cứu nhanh chóng và kịp thời rất quan trọng, tuy nhiên bạn nên ưu tiên gọi cấp cứu ngay khi vừa tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Hoặc ngay khi thấy nạn nhân bị giật điện hãy nhờ những người xung quanh gọi cấp cứu. Chúng ta không đủ chuyên môn để sơ cứu tốt và hiệu quả hơn nhân viên y tế, do đó, việc gọi cấp cứu đến càng sớm sẽ tăng tỷ lệ cứu sống nạn nhân.

Có thể bạn cần quan tâm: Cách sơ cứu khi bị rắn cắn (rắn độc): Điều NÊN và KHÔNG nên làm.

Cách phòng ngừa điện giật

phong ngua dien giat
Không sử dụng tay ướt chạm vào ổ cắm và dây điện.

Xã hội ngày càng hiện đại, chúng ta sử dụng điện như một nguồn năng lượng thiết yếu phục vụ cho cuộc sống. Nhưng sử dụng thế nào cho an toàn mới được đề cao.

    • Không dùng dây nối điện bị hư hỏng.
    • Không dùng thiết bị điện bị lỗi.
    • Rút phích cắm đúng cách theo hướng dẫn an toàn của hãng.
    • Không dùng nhiều thiết bị cho một ổ cắm.
    • Không dùng thiết bị điện ở nơi ẩm ướt.
    • Không để tay ướt chạm vào thiết bị điện.
    • Tắt nguồn điện trước khi thay đèn hoặc thay các thiết bị điện khác.
    • Nếu thiết bị điện bị cháy không dùng nước để dập tắt.
    • Không sử dụng thiết bị điện kém chất lượng không rõ nguồn gốc.

Trong tình huống khẩn cấp, bạn có thể liên hệ khoa Cấp cứu, BVĐK Tâm Anh thông tin chi tiết:

Những lần bị điện giật đa số là do thiết bị điện bị rò rỉ, mạch điện bị hở hay do sử dụng điện không đúng cách. Việc biết cách phòng ngừa điện giật sẽ giúp bạn và gia đình cảm thấy an toàn hơn. Tuy nhiên bạn vẫn nên biết cách sơ cứu người bị điện giật đúng và an toàn để đề phòng khi gặp trường hợp bất trắc.

jun88.com SHBET 68 game bài 123win Shbet key 789win key 8kbet key 79king bong da truc tuyen Xoilac TV hôm nay

sv388

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

Kênh Cakhia TV tructiepbongda hôm nay

TDTC Sky88 SV368 bj88 shbet88 69VN 2up sv368 cwin01 Ket qua bong da 2up sv388 xem đá gà trực tiếp 123win s666 k8cc xoilac tv xem bóng đá trực tuyến

Ty so truc tuyen bongdalu 2 Bongdainfo