Tin tức mới

Tin tức mới
Video cách làm nước sốt ăn với cơm

Cuối năm là mùa của các dịp lễ hội và Tết, cũng là khoảng thời gian mà các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, ăn những bữa cơm đoàn viên sau một năm làm việc bận rộn. Trong dịp đặc biệt này, iPOS.vn sẽ “mách nhỏ” cho bạn 10 công thức làm nước sốt ngon bất bại để cùng vào bếp trổ tài chiêu đãi nhà nhé!

1. Sốt chua ngọt

Sốt chua ngọt là một loại sốt dễ làm, vị ngọt trong nước sốt được cân bằng cùng chút chua nhẹ nên ăn nhiều cũng không bị ngấy mà còn rất “đưa cơm”. Thông thường, sốt chua ngọt thường được các gia đình dùng nhiều trong các món như: đậu nhồi thịt sốt chua ngọt, sườn xào chua ngọt, tôm rim chua ngọt,… Tẩm ướp sốt chua ngọt sẽ giúp món ăn thấm đều gia vị và đậm đà hơn thay vì nêm nếm từng loại gia vị riêng biệt.

Nguyên liệu:

  • 2 tép tỏi băm, 1 nhánh gừng nhỏ dài khoảng 2,5cm đã băm nhỏ, 1 nhánh hành lá thái nhỏ
  • 30ml dầu ăn
  • Phần nước sốt: 60g nước sốt cà chua (ketchup) + 140ml nước lọc + 5ml giấm gạo/nước cốt chanh + 10g đường + 2,5g muối (tùy theo khẩu vị chua ngọt của mỗi người mà có thể thay đổi tỷ lệ sao cho phù hợp)
  • Phần tinh bột: 15g bột bắp/bột năng + 14ml nước lọc
nuoc-sot-ngon-1
Sườn xào chua ngọt là món ăn quen thuộc trong các gia đình Việt

Cách làm:

  • Đầu tiên, chúng ta cần cho phần nước sốt đã chuẩn bị vào một bát lớn rồi khuấy đều để tất cả các nguyên liệu hòa tan hoàn toàn. Đối với phần tinh bột, chúng ta cũng cho vào một cái bát sạch khác rồi hòa tan đến khi bột không còn lợn cợn trên mặt nước.
  • Tiếp theo cần đun dầu ăn trong chảo đến khi nóng già, sau đó cho tỏi, hành lá và gừng vào phi thơm đến khi vàng giòn. Đổ bát đựng hỗn hợp nước sốt vào đun với lửa vừa, khuấy đều tay đến khi sôi mạnh thì đổ tiếp bát đựng phần tinh bột vào tiếp, khuấy đều cho hai hỗn hợp hòa quyện lại.
  • Cuối cùng, chúng ta hạ nhỏ lửa và đun sôi đến khi hỗn hợp rút nước bớt và bắt đầu sệt lại. Thành phẩm thu được sẽ là một bát nước sốt hơi sệt, không quá lỏng cũng không quá đặc, có màu đỏ tươi của cà chua, vị chua thanh thanh và hơi ngọt cân bằng với nhau cùng mùi thơm đặc trưng của tỏi, hành và gừng phi thơm.

2. Sốt me

Sốt me cũng là một loại sốt rất dễ làm và quá quen thuộc trong bữa ăn của các gia đình Việt Nam. Vị chua thanh thanh không hề gắt, có tác dụng giải ngấy của sốt me đặc biệt phù hợp nhất vào mùa hè nóng nực khi mọi người đều uể oải không muốn ăn cơm.

Nguyên liệu:

  • 500g me
  • 800g đường trắng
  • 50ml nước mắm
  • 20g ớt xay
  • 30g tương cà hoặc tương xí muội (nếu có)
  • Một muỗng nước lọc ấm

Cách làm:

  • Đầu tiên, chúng ta ngâm me vào nước ấm trong một bát nhỏ, sau đó dùng tay bóp nhẹ rồi ngâm khoảng 15-20 phút, bóp lại lần nữa để thịt rời khỏi hạt và ra hết chất me thì chắt lấy nước và thịt, đổ bỏ phần hạt me.
  • Tiếp theo chỉ cần cho đường, nước mắm, ớt xay cùng nước me vào nồi rồi đun sôi trên bếp, đợi đến khi hỗn hợp keo lại và có độ sánh nhẹ thì bắc xuống.
  • Với thành phẩm nước sốt me thu được, chúng ta có thể chế biến được rất nhiều món ngon như ghẹ rang me, cánh gà rang me, sườn sốt me hoặc cút lộn xào me,…

Xem thêm: 6 cách khen thưởng nhân viên F&B vừa tiết kiệm vừa hiệu quả

3. Sốt muối ớt chanh

Sốt muối ớt chanh là loại sốt thường được dùng để chấm hải sản hoặc thịt gà luộc, hấp, nướng,… Sốt muối ớt tiêu chanh có sự hòa quyện giữa vị mặn của muối, vị cay nồng của ớt và chút chua nhẹ của cốt chanh, khi chấm với thịt sẽ giúp món ăn thêm đậm đà, hấp dẫn hơn.

Tham Khảo Thêm:  Tương chấm thịt nướng Hàn Quốc 450gr
nuoc-sot-ngon-2
Thịt gà luộc, hải sản hấp,… là những món hợp chấm với sốt muối ớt chanh

Nguyên liệu:

  • 1 quả chanh
  • 50g ớt (tầm 2-3 quả)
  • 1g muối
  • 5 muỗng canh muối
  • 2 muỗng canh đường trắng
  • 3 muỗng canh sữa đặc

Cách làm:

  • Đầu tiên, chúng ta cần rửa sạch các nguyên liệu ớt và lá chanh, sau đó tách bỏ hạt và thái nhỏ ớt. Lá chanh cũng cần được thái sợi chỉ.
  • Đối với quả chanh, chúng ta nên gọt vỏ, tách lấy múi thay vì vắt nước cốt. Trong trường hợp vắt quá tay, tinh dầu vỏ tiết ra sẽ khiến nước cốt chanh bị đắng ảnh hưởng tới món sốt; đồng thời khi xay chanh còn nguyên múi thì sốt chấm sẽ sánh đặc hơn và ngon hơn.
  • Tiếp theo, cho lần lượt các nguyên liệu ớt thái nhỏ, lá chanh thái nhỏ cùng 2 muỗng canh đường và 5 muỗng canh muối vào máy xay để xay thật nhuyễn. Lưu ý, chúng ta không nên xay liên tục một lần mà xay một ít rồi dừng vài giây, sau đó mới tiếp tục xay để các nguyên liệu dễ nhuyễn hơn.
  • Khi lá chanh và ớt đã nhuyễn, cho tiếp 3 muỗng canh sữa đặc và các múi chanh vào xay nguyễn, đến lúc sốt sánh lại và các nguyên liệu hòa quyện thì tắt máy. Thành phẩm thu được sẽ là một hỗn hợp sốt muối tiêu chanh sánh đặc, thơm dậy mùi lá chanh và có thể dùng ngay được. Nếu không ăn hết, chúng ta cần cho vào hũ kín bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để dùng lâu dài..

4. Sốt chao

Được làm từ đậu hũ lên men, chao thường có vị béo ngậy xen lẫn chút muối mằn mặn và vị cay nồng của ớt, vì thế mà chao còn được mệnh danh là “phô mai của phương Đông”. Sốt chao là loại nước sốt có thể dùng rưới lên ăn cùng cơm, để chấm rau củ quả luộc, nấu thịt vịt hoặc để chấm, ướp cho các món nướng.

Nguyên liệu:

  • 3 viên chao
  • 1 muỗng canh bơ đậu phộng
  • 1 muỗng canh nước tương
  • 1 muỗng nước cốt chanh
  • 1 quả ớt bỏ hạt, thái nhỏ
  • 1 muỗng canh đường
  • 2 lá chanh thái sợi chỉ

Cách làm:

  • Trước hết, chúng ta cho 3 viên chao vào trong bát và đánh nhuyễn. Sau đó cho đường, nước tương, bơ đậu phộng, nước cốt chanh, ớt thái nhỏ và lá chanh thái chỉ vào cùng chén chao, dùng đũa hoặc thìa khuấy đều để các gia vị hoàn toàn hòa tan vào nhau.
  • Nước sốt chao thu được sẽ có một chút béo ngậy, có độ ngọt vừa phải và một chút chua nhẹ nhờ nước cốt chanh. Ngoài dùng chấm rau củ quả luộc hoặc thịt nướng, nhiều gia đình còn sử dụng nước sốt chao cho các món gỏi hoặc để làm nước chấm bánh xèo.

5. Sốt sa tế

Trong bữa ăn gia đình cuối năm thì không thể thiếu sự xuất hiện của một món ăn ngon miệng, hấp dẫn lại chinh phục được khẩu vị của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ: thịt nướng. Đặc biệt, nếu được ướp với sốt sa tế thì món thịt nướng sẽ càng đậm đà hơn, có thêm chút cay nồng thơm ngon hơn. Không chỉ dùng cho thịt lợn hoặc thịt bò nướng, sốt sa tế còn có thể dùng cho các món nướng hải sản như mực, bạch tuộc,…

Nguyên liệu:

  • 10g bơ lạt
  • 5g tỏi
  • 5g hành tím
  • 2g gừng
  • 15g đường trắng
  • 25g nước mắm
  • 60g ớt sa tế

Cách làm:

  • Trước hết, chúng ta đun chảy 10g bơ lạt, sau đó cho lần lượt tỏi, hành tím và gừng vào phi đến khi vàng đều và có mùi thơm. Tiếp tục cho thêm các gia vị gồm đường trắng, nước mắm và ớt sa tế vào, dùng muỗng khuấy đều để các nguyên liệu hòa quyện với nhau.
  • Sau đó chúng ta đun đến khi sốt sa tế sôi lên thì tắt bếp và bắc xuống. Thành quả thu được là sốt sa tế thơm mùi ớt, có vị cay nồng, ngậy ngậy nhờ bơ và ngọt nhẹ do pha thêm đường. Sốt sa tế có thể dùng để ướp hoặc chấm thịt, hải sản nướng; nếu dùng không hết nên cất kín để trong ngăn mát tủ lạnh để dùng lâu dài.
Tham Khảo Thêm:  Ăn chuối có tác dụng gì: 10 lợi ích to lớn trong loại trái cây giá rẻ

6. Sốt xí muội

Sốt xí muội hay còn gọi là sốt ô mai là một loại nước chấm có cách làm đơn giản và hương vị mới lạ rất kích thích vị giác. Nước sốt có màu đỏ đẹp mắt, hương vị mằn mặn ngòn ngọt hòa quyện rất đưa miệng, thích hợp để ướp thịt nướng, hải sản nướng hoặc dùng làm nước chấm cũng ngon không kém.

Sốt xí muội có thể dùng để chấm với chả lá lốt hoặc nem

Nguyên liệu:

  • 2 muỗng súp thịt xí muội
  • 200g đường cát trắng
  • 30ml nước lọc
  • 100g nước cốt xí muội
  • 1 muỗng súp gừng băm nhuyễn, rây qua nước sôi cho gừng chín sơ và hết bột
  • 1 muỗng cà phê tỏi băm nhỏ
  • 1 muỗng cà phê ớt thái nhỏ

Cách làm:

  • Đầu tiên, chúng ta cho đường, nước xí muội, nước lọc vào nồi sạch rồi đun với lửa nhỏ trên bếp cho đến khi sôi để hòa tan nguyên liệu. Trong khi đun hỗn hợp sẽ sinh ra những bọt nhỏ nổi trên mặt nước, cần vớt hết số bọt này để nước sốt sau này không bị đục.
  • Sau đó cho lần lượt gừng, thịt xí muội, tỏi, ớt vào hỗn hợp trên, đảo đều và tiếp tục để hỗn hợp sôi lăn tăn trên lửa nhỏ. Khi hỗn hợp bắt đầu keo lại tạo thành một loại nước sốt hơi đặc sánh thì tắt bếp, đổ nước sốt thu được ra bát hoặc hũ thủy tinh.

7. Sốt dầu hào

Sốt dầu hào là một loại gia vị thường được cho thêm vào trong các món xào như rau xào, mực xào,… để tăng độ béo ngậy hấp dẫn và độ bóng cho món ăn khi bày biện. Với một mâm cơm ngày Tết nhiều món xào thì sốt dầu hào chắc chắn sẽ là một gia vị cần thiết không thể thiếu trong bếp.

Nguyên liệu:

  • 3 muỗng cà phê dầu hào
  • 1 muỗng cà phê nước tương
  • 1 muỗng cà phê nước tương đen
  • 1 muỗng cà phê dầu ăn
  • 1 muỗng nước lọc
  • 3 tép tỏi băm nhỏ
  • 1 muỗng cà phê hỗn hợp muối trộn với đường

Cách làm:

  • Trước hết, chúng ta cần đun nóng dầu ăn đến khi nóng già rồi cho tỏi vào phi, đợi tỏi chín hơi ngả vàng và thật thơm thì vớt riêng ra bát sạch, để ráo mỡ.
  • Lần lượt cho tất cả nguyên liệu còn lại vào chảo theo thứ tự: nước tương, nước tương đen, dầu hào, nước lọc và khuấy nhẹ nhẹ để chúng hòa quyện với nhau.
  • Đợi khi hỗn hợp hơi đặc sánh lại, có độ kết dính thì bắc chảo xuống bếp và đổ nước sốt ra bát. Sau đó tùy theo khẩu vị mà có thể nêm nếm tỷ lệ muối, đường cho phù hợp với thói quen uống của các thành viên trong gia đình.

Xem thêm: Không khí Giáng Sinh ngập tràn với đồ uống và bộ sưu tập ly Starbucks 2022

8. Sốt cà chua

Sốt cà chua là một loại nước sốt ngon quá quen thuộc và dễ làm đối với hầu hết các gia đình Việt Nam. Những món ăn được chế biến cho thêm sốt cà chua có thể kể đến như: cá sốt cà chua, đậu sốt cà chua, thịt chua ngọt sốt cà chua,…

Nguyên liệu:

  • 3kg cà chua
  • 1 củ hành tây cắt hạt lựu
  • 2 muỗng canh dầu ô liu
  • 1 muỗng canh tỏi băm
  • 1 muỗng cà phê kinh giới khô
  • 8 lá húng quế cắt nhỏ
  • 2 muỗng cà phê muối và đường
nuoc-sot-ngon-4
Sốt cà chua được dùng trong nhiều món ăn như cá sốt cà chua, đậu sốt cà chua,…

Cách làm:

  • Đầu tiên, chúng ta cần sơ chế nguyên liệu chính là cà chua bằng cách cắt bỏ cuống, rửa sạch để ráo rồi dùng dao cứa hình chữ thập ở mặt dưới, sau đó bỏ vào nước sôi già trên bếp luộc khoảng 1 phút thì vớt ra cho vào tô nước lạnh để làm nguội. Tiếp đến tách nhẹ vỏ cà chua từ đường chữ thập đã cứa rồi khoét bỏ phần hạt để tránh hạt làm đắng nước sốt, phần thịt còn lại thái hạt lựu.
  • Đun nóng dầu ô liu trong chảo ở lửa vừa, sau đó giảm nhỏ lửa và cho hành tây vào xào đến khi chuyển thành màu vàng nâu thì cho tiếp tỏi băm vào đảo đều đến khi dậy mùi thơm.
  • Tiếp tục cho cà chua cắt nhỏ và những gia vị khác như muối, đường, kinh giới khô, húng quế vào và đảo đều liên tục trên lửa vừa, có thể dằm mềm thịt cà chua để cà chua nhanh nhuyễn, tan vào trong hỗn hợp. Đợi đến khi hỗn hợp có độ sánh đặc thì bắc xuống hoặc cho những nguyên liệu khác như thịt, cá, đậu vào đảo cùng để ngấm hơn.
Tham Khảo Thêm:  Cách sử dụng lá húng quế tốt cho sức khỏe

9. Sốt dầu điều

Vào dịp lễ Tết, khi cả gia đình đã quá ngán ngẩm với hàng loạt những món ăn nhiều calories, dễ ngấy như bánh chưng, thịt gà luộc, xôi nếp,… thì sao chúng ta lại không vào bếp và nấu cho mọi người một tô bánh canh, bún bò Huế hoặc bún riêu để đổi vị nhỉ? Những lúc như vậy, để tô bún được đậm đà và có màu đỏ bắt mắt hơn thì chắc chắn không thể thiếu sự có mặt của một nguyên liệu “nhỏ mà có võ” là sốt dầu điều tạo màu tự nhiên.

Nguyên liệu:

  • 50g hạt điều màu khô
  • 150ml dầu ăn
  • 3 tép tỏi đập dập, băm nhỏ
nuoc-sot-ngon-5
Sốt dầu điều dùng cho các món bún bò, bánh canh, bún riêu,…

Cách làm:

  • Trước hết, chúng ta cần đun nóng dầu ăn trong chảo tới khi đã nóng vừa rồi cho hạt điều màu vào, khuấy đều với lửa lớn đến sôi thì hạ nhỏ lửa dần và đun tiếp đến khi chuyển màu cam đỏ đẹp mắt.
  • Tiếp tục đun đến khi hỗn hợp chuyển thành màu cam đỏ đẹp mắt thì tắt bếp, cho tỏi đã đập dập vào và khuấy đều
  • Cuối cùng, chờ hỗn hợp nguội thì lọc qua rây để chắt lấy nước, bỏ phần hạt. Chỗ nước thu được chính là sốt dầu điều có thể dùng làm đậm màu cho bún bò Huế, bún riêu,…

10. Sốt tương ớt mật ong

Gà nướng mật ong là một món ngon được không chỉ các bạn nhỏ mà cả người lớn cũng ưa thích, tuy nhiên nhân dịp Tết này, hãy biến tấu món gà nướng mật ong để tạo một chút khác biệt cho bữa cơm gia đình cuối năm bằng cách ướp gà với sốt tương ớt mật ong nhé. Không chỉ giữ vị ngọt thanh, ngậy ngậy của mật ong mà món gà nướng giờ đây lại có thêm cả vị cay cay kích thích vị giác, rất phù hợp để cả ông bà, bố mẹ và con cháu cùng thưởng thức trong bữa tiệc đầu xuân.

nuoc-sot-ngon-6
Món gà nướng sốt tương ớt mật ong rất phù hợp làm món ngon dịp Tết cho cả nhà

Nguyên liệu:

  • 4 thìa mật ong
  • 4 thìa tương ớt
  • 1 thìa mù tạt
  • 2 thìa giấm
  • 20g bơ lạt
  • 4 thìa tương cà

Cách làm:

  • Đầu tiên, chúng ta đun chảy bơ lạt bằng lửa nhỏ hoặc vừa, tiếp đó cho các gia vị mật ong, tương ớt, mù tạt, giấm và tương cà vào chảo và nhẹ nhàng khuấy đều lên để chúng hòa quyện với nhau.
  • Tùy theo mức độ đặc sánh của hỗn hợp mà người nấu có thể cho thêm một chút nước để tránh hỗn hợp quá khô và bị đun cạn. Sau đó tiếp tục để chảo đun trên bếp bằng lửa nhỏ, đợi khoảng 15 phút cho hỗn hợp sôi lên là có thể bỏ xuống.
  • Món sốt tương ớt mật ong thu được có màu đỏ đậm của tương ớt và tương cà, nếm thử thấy có vị cay nồng và cả một chút ngòn ngọt. Sốt có thể dùng để ướp gà trước khi nướng (nên ướp trước khi nướng ít nhất 4 tiếng để sốt ngấm đều), hoặc phết lên cá, nhồi vào bụng mực để nướng cũng rất ngon.

11. Tổng kết

Trên đây là hướng dẫn cách để chúng ta có thể pha các loại nước sốt ngon cho những bữa ăn gia đình cuối năm. Tranh thủ Tết đang cận kề, hãy vào bếp và trổ tài nấu cho những người thân yêu nhất một bữa cơm thật ngon miệng, đầm ấm nhé!

jun88.com SHBET 68 game bài 123win Shbet key 789win key 8kbet key 79king bong da truc tuyen Xoilac TV hôm nay

sv388

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

Kênh Cakhia TV tructiepbongda hôm nay

TDTC Sky88 SV368 bj88 shbet88 69VN 2up sv368 cwin01 Ket qua bong da 2up sv388 xem đá gà trực tiếp 123win s666 k8cc xoilac tv xem bóng đá trực tuyến

Ty so truc tuyen bongdalu 2 Bongdainfo